Wednesday, November 20, 2019

Di Huấn Mao Trạch Đông-Đường 9 Đoạn và Đường 251 Đoạn - NGUYỄN CAO QUYỀN


Di Huấn Mao Trạch Đông-Đường 9 Đoạn và Đường 251 Đoạn
NGUYN CAO QUYN
Tháng 10 năm 2019

Sau khi lên ngôi “chúa tể”, Mao Trạch Đông nhận định là các nước phương Tây Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga và Nhật Bản đã chiếm của Trung Quốc hàng trăm ngàn dặm vuông lãnh thổ và hàng tá nhượng địa. Mao thề phục hận và lấy lại tất cả những gì đã mất.

Trong chương trình thu hồi lãnh thổ và lãnh hải, Mao chú trọng đầu tiên đến Biển Đông và nói với các tướng lãnh dưới quyền : “Bắt đầu từ lúc này, Thái Bình Dương không còn an bình nữa và chỉ trở lại an bình khi nào chúng ta làm chủ vùng biển này”. Năm 1952 trong một buổi họp các lãnh đạo tỉnh, Mao nói :
“Chúng ta phải kiểm soát toàn thế giới, phải lập một Ủy Ban Kiểm Soát Toàn Cầu và thảo một kế hoạch để thi hành nhiệm vụ này”.
Mao cũng ra lệnh phải quần tụ lại với các chư hầu cũ và gom góp lai các tiểu nhược quốc đàn em dưới quyền lãnh đạo của Bắc Kinh. Với một ý chí sắt đá Mao quyết định là tất cà những việc này sẽ được tiến hành và hoàn tất bằng binh lực.
Đề lời nói đi đôi với việc làm, Mao đã can thiệp vào chiến tranh Cao Ly để giúp Bắc Triểu Tiên, xâm chiếm Tây Tạng, bắn phá các đảo Kim Môn Mã Tổ để đe dọa Đài Loan, gây chiến với Ấn Độ ở vùng biên giới Tây Tạng, xích mích với Liên Xô trong vùng biên giới phía Bắc và ồ ạt viện trợ cho Việt Nam.
Bản đồ Trung Quốc cũng được Mao vẽ lại với sự nới rộng tùy tiện sang tứ phiá. Bản đồ này bao gồm tất cả vùng Đông Nam Á : Việt Nam, Lào. Cao Mên. Miến Điên, Thái Lan là những nước có biên giới tiếp giáp với Trung Quốc; những nước có căn cứ quân sự Hoa Kỳ hoặc do Hoa Kỳ chiếm giữ sau Chiến Tranh Lạnh như Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Hong Kong, Macao, Mã Lai Á, Nam Dương và các phần đất Nội Mông, Mãn Châu, Tân Cương trong tay Liên Xô. Tất cả đều là những mục tiêu phải giành lại dưới con mắt của Mao.
Mao chết năm 1976. Chương trình phục hận của Mao được thế hệ tiếp nối tiến hành. Sự phát triển kinh tế lẫy lừng trong 30 năm qua cho phép họ xây dựng một “trật tự Trung Hoa” với tiềm năng khuynh đảo vùng trời Đông Á.

Ngày nay những người lãnh đạo Trung Hoa đã tỏ ra thực tiễn hơn
Họ chỉ đòi lại những cái gì có thể đòi được. Họ đã kiên nhẫn chờ đợi sự trở về của Hong Kong và Macao, không tranh chấp với Nhật Bản, ̣Đại Hàn, Ấn Độ về vấn đề biên giới và rất tỉnh táo với Đài Loan khi ban hành chính sách “Một quốc gia hai chế độ”.
Tuy nhiên đối với những vùng có ít khả năng tự vệ họ vẫn tham lam và quyết liệt. Họ đang mở cửa ngõ tiến xuống phía nam để thực hiện kế hoạch “tàm thực” trên bộ và “vết dầu loang” trên biển.
Họ đã chiếm Hoàng Sa và một số đảo khác trong quần ̣đảo Trường Sa của Việt Nam. Để biến Biển Đông thành ao nhà sau khi biết vùng biến này đầy dầu hỏa chưa ai khai thác, họ đã bất chấp luật pháp quốc tế nghĩ ra hai con đường chiến lược với thái độ nước lớn ăn hiếp nước nhỏ để chia chác nguồn lợi dầu hỏa với các nước nhỏ trong vùng và hất chân các nước lớn bên ngoái. Hai con đường chiến lược đó là : Con Đường 9 Đoạn trên Biển Đông và Con Đương 251 Đoạn tại vùng ngoài phía Nam Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Con đường 9 đoạn trên Biển Đông
Đường 9 đoạn trên Biển Đông còn gọi là Đường Lưỡi Bò, Đường Chữ U, hay Đường 9 Khúc. Thoạt tiên đây là Đường 11 đoạn, xuất hiện công khai vào tháng 2 năm 1948 trong phụ lục “Bản đồ vi trí các đảo Nam Hải” do Cục Phương Vực Bộ Nội Chính Trung Hoa Dăn Quốc phát hành.
Vào thời điểm đó Trung Hoa Dân Quốc không có khả năng đo lường các hòn đảo để xác định địa hình nên họ phả in mỗi lúc một khác. Có lúc lại in con đường này với 11 đoạn.
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sau khi thành lập năm 1949 vẫn xác định cương vực trên Biển Đông theo Đường 11 doạn của Trung Hoa Dân Quốc, đến năm 1953 thì bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ, trở thành Đường 9 đoạn.
Đường 9 đoạn bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield, với khoảng 75% diện tích mặt nước của Biển Đông, chì còn lại 25% cho tất cả các nước còn lại như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, tức mỗi nước được trung bình 5%.
Trong suốt một thời gian dài, mặc dù cho xuất bản bản đồ có thể hiện Đường Lưỡi Bò như trên, nhưng cả chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lẫn chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chưa bao giở đưa ra lời tuyên bố hoặc gỉải thích chính thức gì về Đường Lưỡi Bò đó.
Vì có sự thiếu sót nói trên nên công hàm Trung Quốc gửi lên Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc vào tháng 5 năm 2009 làm cho tranh chấp căng thẳng thêm. Trong nửa năm đầu 2014 sau một thời gian kéo giàn khoan Hải Dương ̣981 vào vùng biển Việt Nam, ngày 25/6/2014 báo chí Trung Quốc đã công bố bản đồ dọc có Đường Lưỡi Bò nhưng lần này bổ sung thêm một đoạn thành Đường 10 đoạn.
Ngày 12/7/2016 Toà Trọng Tài Quốc Tế The Hague tuyên bố Philippines thắng kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông vì yêu sách Đường Lưỡi Bò của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý cũng như Trung Quốc không có “quyền lịch sử” với các vùng biển ở Biển Đông.

Tranh cãi về Biển Đông : lập trường của mỗi bên
Trung Quốc :
Tại diễn đàn an ninh đối thoại Shangri La ở Singapore năm 2014 , phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung cho biết bản đồ với Đường Lưỡi Bò phản ánh 2000 năm lịch sử Trung Quốc, và do đó nó có trước Công Ước LHQ về Luật Biển. Từ đó ông Vương cho rằng khu vực này không phù hợp để áp dụng Công Ước LHQ về Luật Biển trong khi công ước này ra đời để áp dụng chung cho việc giải quyết mọi tranh chấp mà không hề nêu ra ngoại lệ.
Hoa Kỳ :
Theo phân tích của Bộ Ngoạ giao Hoa Kỳ số ra ngày 5/12/2014 thì Đường 9 đoạn của Hoa Lục có nhiều vấn đề không hợp lệ theo công pháp quốc tế nên không có cơ sở pháp lỳ. Nếu thiết lập ranh giới quốc tế thì phải có đồng thuận song phương. Vì vùng Biển Đông còn ở trong tình trạng tranh chấp nên không đạt chuẩn mực biên giới quốc tế.
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ kết luận rằng những đòi hỏi của Bắc Kinh hoàn toàn không hội đủ điều kiện pháp lý mà mọi người momg đợi.
Việt Nam :
Việt Nam tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử về chủ quyền của vùng biển và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đối với các tranh chấp trên Biển Đông , chủ trương nhất quán của Việt Nam là các bên tôn trọng nguyên trạng, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hoà bình nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của mỗi bên, tiến tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển.
Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc tế The Hague PCA trong vụ kiện chủ quyền của Philippines đã chính thức tuyên bố bác bỏ Đường 9 đoạn của Trung Quốc.
https://tiengquehuong.files.wordpress.com/2019/10/maptq.jpg?w=470&h=325
Con Đường 251 đoạn
Bộ giáo dục Trung Quốc đã phát hành một bản đồ thế giới mới trong đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên những khu vực rất lớn của Thái bình Dương bao gồm Hawaii và hầu hết vùng nước của liên bang Micronesia.
Khi dò xét phản ứng của Mỹ và của một số nước khác người ta thấy rằng họ chỉ coi Trung Quốc như một kẻ điên khùng, mất trí. Mỹ thì coi Trung Quốc như một kẻ ăn vạ kinh niên, không thèm đưa ra một lời bình luận nào.
Theo bản đồ mới 251 đoạn thì lãnh thổ Trung Quốc bao gồm cả đảo Clarion của Mexico và đảo Clipperton cua Pháp. Lãnh địa của Mỹ, ám chỉ liên bang Micronesia, sẽ kết hợp để hình thành một tỉnh mới của Trung Quốc.
Bộ giáo dục Trung Quốc kiên quyết bảo vệ “bản đồ 251 đoạn” bằng cách đưa ra một số tài liệu của nhà Thanh trước đây cho thấy Caroline, Bắc Mariana, quần đảo Marshall nằm dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc.
Trung Quốc cũng cho thấy bằng chứng rằng đế chế nhà Minh đã từng kiểm soát một khu vực lớn ở Nam Cực. Thật là nực cười khi thấy Trung Quốc đang cưỡng ép lịch sử và ức hiếp bản đồ.
Không chỉ có như vậy, hiện tại Trung Quốc đang thực hiện nhiều hoạt động bành trướng tại Biền Đông và một trong những hành động đó mà mọi người cần lưu ý là cố gắng thành lập “ quân đội nhân dân biển”/.


No comments:

Post a Comment