Vì sao phải cấp thiết bảo tồn ngôn ngữ của người Việt Nam?
(Phần I)
RFA
2019-07-25
2019-07-25
Nghe:
Đọc:
Bài 1: Tiếng Việt được
vinh danh trước mối họa bị “hỗn loạn”
Một
dự án có tên “Không gian Tôn vinh Việt ngữ” vừa được phổ biến trên truyền thông
mạng xã hội trong những ngày trung tuần tháng 7 với lời kêu gọi cộng đồng người
Việt trong và ngoài nước cùng chung tay bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của
người Việt Nam.
Đài
RFA ghi nhận thông tin vừa nêu, đồng thời tìm hiểu vì sao lời kêu gọi như thế
được gióng lên, kể cả phía Chính phủ Việt Nam qua phát biểu của Phó Thủ tướng
Vũ Đức Đam với giới truyền thông quốc nội hồi năm 2016 khi ông tham dự Hội thảo
“Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại
chúng”, rằng tất cả mọi người có trách nhiệm giữ gìn tiếng Việt.
Dự án Tôn vinh tiếng
Việt
Chủ
nhiệm Ban Cổ động Xây dựng không gian tôn vinh chữ quốc ngữ và tiếng Việt, Giáo
sư Nguyễn Đăng Hưng, từng giảng dạy tại Đại học Liège ở Bỉ và hiện là Viện
trưởng Viện vinh danh chữ Quốc ngữ & Bảo tồn tiếng Việt-Đại học Duy Tân ở
Đà Nẵng, chia sẻ với RFA rằng: Dự án “Không gian Tôn vinh Việt ngữ” được thành
hình trong khoảng thời gian cuối năm 2017, khi có một sự kiện xảy ra ở Việt Nam
là Phó Giáo sư Bùi Hiền đưa ra đề nghị đổi cách viết chữ quốc ngữ và theo cách
viết do Phó Giáo sư Bùi Hiền soạn thảo làm cho tiếng Việt giống tiếng Trung
Quốc được phiên âm.
Giáo
sư Nguyễn Đăng Hưng cho biết Dự án “Tôn vinh Không gian Việt ngữ” còn ra đời
trong bối cảnh mà ngôn ngữ tiếng Việt gặp phải nhiều điều đáng lo ngại và mục
đích tôn vinh chữ quốc ngữ và tiếng Việt, nhằm nhắc nhở mỗi người Việt có bổn
phận gìn giữ và bảo tồn tiếng nói của dân tộc Việt Nam. Giáo sư Nguyễn Đăng
Hưng nhấn mạnh:
“Chữ
Quốc ngữ rất là đẹp, rất là hay, rất là cao quý của sự giao lưu văn hóa Âu-Á.
Và phải nói rằng là sau khi sử dụng chữ Quốc ngữ thì nước Việt Nam trở thành
‘đồng văn’ với các nước Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ, Anh, Nga…tất cả những nước dùng
ký tự Latin. Đối với Việt Nam như vậy là ‘đồng văn’. Qua việc dùng chữ Quốc
ngữ, Việt Nam đã ‘thoát Trung’ và đi vào thế giới văn minh.”
Ngược
dòng lịch sử, chữ Việt được ghi nhận xuất hiện từ năm 1625 và là công trình
sáng tạo của nhiều người nhằm mục đích ban đầu chỉ để truyền đạo Ki-tô giáo và
bắt đầu phổ biến vào thế kỷ thứ 17. Một trong những người được vinh danh nhiều
nhất là Giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes. Tuy nhiên, các giáo sĩ Bồ
Đào Nha được cho là có công lớn trong việc sáng tạo ra chữ Việt, viết theo ký
tự Latin. Trong đó, giáo sĩ Francesco de Pina được cho là “thầy tiếng Việt” vào
thời điểm đó. Hai giáo sĩ Bồ Đào Nha Gaspar d’ Amaral và Antonio Barbosa là hai
người đầu tiên viết từ điển Việt-Bồ-Latin. Những quyển từ điển Việt-Bồ-Latin
này được Giáo sĩ Alexandre de Rhodes mang về Châu Âu, sau khi hai giáo sĩ tác
giả qua đời và đến năm 1651, cuốn từ điển Việt-Bồ-Latin lần đầu tiên xuất hiện
trên thế giới (theo tài liệu “Đi tìm nguồn gốc chữ quốc ngữ, của tác giả
Phạm Văn Hường).
Chữ Quốc ngữ rất là đẹp, rất là hay, rất là cao quý của sự giao
lưu văn hóa Âu-Á. Và phải nói rằng là sau khi sử dụng chữ Quốc ngữ thì nước
Việt Nam trở thành ‘đồng văn’ với các nước Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ, Anh, Nga…tất
cả những nước dùng ký tự Latin. Đối với Việt Nam như vậy là ‘đồng văn’. Qua
việc dùng chữ Quốc ngữ, Việt Nam đã ‘thoát Trung’ và đi vào thế giới văn minh
-Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng
-Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng
Sau
một thế kỷ ra đời và phát triển của chữ Việt, một nghị định được ban hành “về
việc dùng tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin”, do Thống đốc Nam kỳ Lafont ký
vào ngày 06/04/1878. Sau đó, vào ngày 01/01/1882, Chính quyền thực dân Pháp đã
buộc người Việt ở Nam kỳ phải dùng chữ quốc ngữ vì là thứ chữ dễ học và nhiều
tiện lợi hơn so với chữ Nho. Và theo một số tài liệu lịch sử ghi chép lại thì
mốc thời gian ngày 01/01/1882, người Việt chính thức sử dụng chữ viết từng được
gọi là “chữ quốc ngữ” hay “tiếng An Nam dùng chữ Langsa” sau hàng thế kỷ sử
dụng chữ Nho và chữ Nôm.
Trở
lại dự án “Tôn vinh Không gian Việt ngữ”, giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho biết, dự
án có hai phần: thứ nhất là đặt bia tưởng niệm Giáo sĩ Alexandre de Rhodes tại
một nghĩa trang ở Iran nơi ông yên nghỉ và thứ hai là xây dựng một không gian
tri ân và tưởng niệm các giáo sĩ người nước ngoài và những trí sĩ người Việt
Nam, đã có công trong việc sáng tạo và phổ biến chữ quốc ngữ, trong khuôn viên
rộng 1,85 héc-ta ở Thanh Chiêm, Quảng Nam cách phố cổ Hội An 10 km. Chủ nhiệm
Ban Cổ động dự án, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nói về kế hoạch xây dựng của dự án:
“Chúng
tôi muốn làm làm một không gian tôn vinh chữ quốc ngữ và tiếng Việt. Có nghĩa
là sẽ có những không gian tạc tượng, những con đường đi, những cây bóng mát,
những vườn hoa và trong đó ẩn hiện những tượng của những người đã tác tạo ra
Chữ Quốc ngữ, của những người đã phổ biến Chữ Quốc ngữ cho người Việt hay những
người đã dùng Chữ Quốc ngữ để phổ biến những quan điểm dân chủ, yêu nước thời
Duy Tân. Ngoài ra, chúng tôi cũng vinh danh tiếng Việt bằng cách tạc tượng
những nhà thơ như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…là những người đã giúp cho Tiếng
Việt càng ngày càng phong phú như ngày nay, ngay cả những nhà văn trong nhóm Tự
Lực Văn Đoàn…Tất cả tụ tập lại trong một không gian có vẻ hao hao giống với
Vườn Luxembourg bên Pháp.”
Tiếng Việt cần được bảo
tồn
Giáo
sư Nguyễn Đăng Hưng cho biết dự án có sự tham dự của nhiều trí sĩ người Việt
trong và ngoài nước với mong muốn dự án sẽ được hoàn thành nhanh chóng. Tùy vào
khả năng tài chính huy động được từ cộng đồng mà Ban cổ động sẽ sớm đưa dự án
vào thực tế, để biến không gian tại Thanh Chiêm, Quảng Nam không chỉ là nơi để
tưởng niệm mà còn là nơi sẽ diễn ra nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và góp phần
phát triển tiếng Việt trong bối cảnh ngôn ngữ tinh hoa và nền văn hóa của người
Việt Nam đang dần bị rơi vào tình trạng đáng báo động. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng
nêu lên ghi nhận của ông về ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay:
“Tình
trạng sử dụng Tiếng Việt hiện nay có nhiều điều đáng lo ngại. Báo, đài dùng
tiếng Việt pha lẫn với tiếng nước ngoài một cách rất lộn xộn, ngay cả những từ
ngữ được sử dụng trong thể thao hoặc đặc biệt trong tin học chưa được ổn định
gì cả.”
Từ
Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Ngọc Yến, người từng giảng dạy tiếng Việt tại Bộ Ngoại
giao Mỹ cũng lên tiếng về tình trạng tiếng Việt “trong thời hiện đại” ở Việt
Nam:
“Tiếng
Việt trước năm 1975 thì tôi công nhận rằng lúc đó rất vững và rất chính xác,
hơn nữa đời sống ngôn ngữ lúc đó có vẻ rất là văn học và khoa học. Còn sau này
ở Việt Nam thì tiếng Việt đặt ra bừa bãi lắm.”
Quy luật phát triển của ngôn ngữ là nó liên tục thay đổi, liên
tục chuyển động mà nó không được kiểm soát thì sẽ đi vô tình trạng rất là xấu.
Nó sẽ tiếp tục phát triển, phát triển rất dữ dội như là bản chất của ngôn ngữ
nói chung, nhưng với tiếng Việt thì nó sẽ phát triển theo kiểu ‘hoang dã’. Nguy
hiểm ở chỗ là những từ sai được dùng quá quen rồi thành ra quán tính cứ bật ra
là nói, cho nên càng ngày đi tới mức hỗn loạn thêm chứ không thể nào dừng lại
-Nhà báo Mạnh Kim
-Nhà báo Mạnh Kim
Hồi
đầu tháng 7 năm 2019, Nhà báo Mạnh Kim đăng tải một bài viết có tựa đề “Hãy
khóc cho tiếng Việt!” (Xem:
trên tài khoản Facebook cá nhân của ông và được rất nhiều
người quan tâm. Nhà báo Mạnh Kim đã viết và RFA trích lại nguyên văn “Cái gọi
là ‘rất phản cảm, thiếu văn hóa và thiếu thẩm mỹ’ đang hiện diện tràn lan trong
việc sử dụng tiếng Việt và không chỉ với một từ mà với vô số từ và vô số câu”.
Trong bài viết, Nhà báo Mạnh Kim nêu lên tình trạng ngôn ngữ tiếng Việt đang bị
ghép từ vô tội vạ, như từ “cặp đôi” hay “fan hâm mộ” và nhiều “khái niệm” được
đặt ra khiến ngữ nghĩa bị méo mó, đơn cử như “trạm thu phí” đổi thành “trạm thu
giá” và “không chỉ sai lệch chữ và nghĩa mà tiếng Việt ngày nay còn méo mó cấu
trúc, ví dụ người Việt Nam không thấy lạ khi nói “Đội mũ bảo hiểm đối với người
đi xe máy”, mà thay vì phải nói một cách bình thường là “Người đi xe máy phải
đội mũ bảo hiểm”…Nhà báo Mạnh Kim giải thích thêm với RFA:
“Quy
luật phát triển của ngôn ngữ là nó liên tục thay đổi, liên tục chuyển động mà
nó không được kiểm soát thì sẽ đi vô tình trạng rất là xấu. Nó sẽ tiếp tục phát
triển, phát triển rất dữ dội như là bản chất của ngôn ngữ nói chung, nhưng với
tiếng Việt thì nó sẽ phát triển theo kiểu ‘hoang dã’. Nguy hiểm ở chỗ là những
từ sai được dùng quá quen rồi thành ra quán tính cứ bật ra là nói, cho nên càng
ngày đi tới mức hỗn loạn thêm chứ không thể nào dừng lại.”
Một
số nhân sĩ trí thức mà Đài RFA tiếp xúc như Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư
Nguyễn Ngọc Yến và Nhà báo Mạnh Kim cùng bày tỏ rằng rất cần thiết và cấp bách
để có những hành động cụ thể và thiết thực nhằm bảo tồn ngôn ngữ của dân tộc
Việt Nam trước khi quá muộn.
Tham khảo
Bài 2: Tình trạng tiếng Việt bị "hỗn loạn" và những giải pháp bảo tồn
Bài 2: Tình trạng tiếng Việt bị "hỗn loạn" và những giải pháp bảo tồn
No comments:
Post a Comment