Tin Vắn Trong Tuần
Aug.3 – Vũ Linh
Vũ Linh
Tranh Luận Bên Đảng Dân Chủ
Tuần qua, đài CNN đã tổ
chức buổi tranh luận lần thứ hai giữa hai chục ứng cử viên tổng thống của đảng
DC tại Detroit.
Đêm đầu, đã có sự hiện
diện của hai vị thiên tả nhất, cụ ông xã nghĩa Bernie Sanders và cụ bà xã nghiã
Elizabeth Warren, cùng với 8 ngôi
sao lờ mờ khác.
Đêm sau, đã có sự tham gia của hai ‘bạn già’ trở thành tử
thù, cụ Biden và bà Harris, cùng với 8 ngôi sao lờ mờ khác.
ĐÊM ĐẦU
Thiên hạ mong đợi một khẩu chiến lớn giữa hai cụ xã
nghiã, nhưng cuộc diện đã khác xa. Hai cụ xã nghiã có vẻ ‘nhất trí’ với nhau,
chống đỡ cho nhau trước sự tấn công của những vị còn lại. Trong cuộc tranh luận
đầu tiên, cuối tháng Sáu, tất cả các ứng cử viên hùng hục chạy đua xem ai chạy
xuống hố xã nghĩa nhanh nhất. Sau đó tất cả thăm dò cho thấy họ đã đi quá xa,
xa hơn mức dân Mỹ có thể chấp nhận được, nên hầu hết vội vã điều chỉnh, kéo
thắng tay. Chỉ có hai cụ xã nghĩa kiên trì ‘tiến nhanh, tiến mạnh xuống hố’,
còn các vị khác thay phiên nhau tấn công hai cụ. Họ cho rằng đảng DC theo hai
cụ này thì sẽ là thảm họa, bị TT Trump chôn vùi dưới 9 thước
đất.
Phần lớn cuộc tranh luận đã được dành cho vấn đề bảo hiểm
y tế. Trong khi trước đây, tất cả có vẻ nhất trí quốc hữu hóa toàn diện hệ
thống y tế, bây giờ chỉ còn hai cụ xã nghĩa, tất cả các vị khác de lui, rào
đón, chỉ chủ trương cái mà họ gọi là ‘public option’, tức là sẽ có một hệ thống
y tế quốc doanh, song song với hệ thống tư nhân, và dân chúng có quyền lựa
chọn.
Một chuyện thật đáng ghi nhớ: trước khi bắt đầu, đã có
màn chào quốc kỳ quốc ca. Tất cả đứng nghiêm chỉnh, để tay lên ngực. Ngoại trừ
anh dân biểu Tim Ryan của Cali (dĩ nhiên), chắp hai tay bụm... . Không chào
quốc kỳ có lẽ vì muốn lấy phiếu của anh cầu thủ football da đen Colin
Kaepernick? Nếu anh Ryan này đắc cử tổng thống, có lẽ sẽ xé quốc kỳ, bỏ quốc
ca, khỏi chào cờ gì hết. Hay là chào quốc kỳ Mễ?
Đêm đầu được ước tính có hơn 8 triệu người coi,
bằng 1/3 số
người coi cuộc tranh luận của đảng CH năm 2016
(24 triệu người). Đài TV tổ
chức tranh luận, CNN đã khnôg còn bao nhiêu uy tín.
ĐÊM SAU
Đêm thứ nhì được nhiều người mong đợi hơn vì có sự hiện
diện của cụ Biden đứng giữa hai ‘kẻ thù’ là hai thượng nghị sĩ da đen Kamala
Harris và Cory Booker.
Nhưng cuộc chiến không chỉ giới hạn trong bộ ba này, mà
trái lại, người ta đã thấy tất cả 9 ứng cừ viên xúm lại xa luân chiến cụ Biden,
về tất cả mọi đề tài. Trông cụ bơ phờ hốc hác rõ rệt, tuy cố gắng nói năng mạnh
bạo. Có lần, cụ nói lộn, gọi ông Booker là ‘next president’, khiến ông này hớn
hở cười tươi như hoa.
Lần tranh luận trước, cụ thú nhận đã không ngờ bị bà ‘bạn
gia đình Harris’ đánh dập mặt. Lần này, cụ cũng than phiền không ngờ bị tất cả
xúm lại đánh hội đồng. Xin lỗi cụ, chứ kẻ lờ mờ này cũng đã biết trước cụ sẽ
được các đồng chí của cụ ‘âu yếm’ cụ nhất từ lâu rồi. Sao cụ lại có thể bất ngờ
được? Thế nếu như cụ là tổng thống, cụ sẽ ‘bất ngờ’ khi bị Putin hay Tập hay cậu
Ấm Ủn đánh không?
Cụ Biden bị hai cái tội lớn: tội đứng đầu sổ, và tội
có 40 năm hành trang chính trị. Thời thế đổi thay, những giá
trị luân lý, tôn giáo, chính trị, văn hóa đã thay đổi mạnh trong những năm gần
đây, khiến cụ Biden muốn thích hợp thời thế, phải thay áo đổi quần, uốn lưỡi
lại. Chỉ giúp cho các đối thủ của ông xúm vào vạch tội chao đảo lập trường, Mỹ
gọi là ‘flip-flop’.
Vài ví dụ được khui ra:
- Dưới thời TT Clinton, cụ Biden tích cực tiếp
tay ra bộ luật chống tội phạm thật khắt khe, tống cả vạn thanh niên da đen vào
tù, bây giờ ông lại lớn tiếng hứa sẽ giảm số tù nhân xuống một nửa.
- Dưới thời TT Bush con, cụ Biden biểu quyết
đánh Iraq, bây giờ hơn cả chục năm sau, vẫn bị hỏi giấy chuyện này.
- Dưới thời TT Obama, cụ Biden hãnh diện đứng
bên cạnh Obama khoe đã trục xuất nhiều di dân lậu nhất, bây giờ bị kẹt trong
thế phải ủng hộ chính sách mở cửa cho di dân, cho di dân lậu y tế miễn phí,
giáo dục miễn phí,...
Tiếc là không ai hỏi cụ trước đây cụ chống việc nhận dân
tỵ nạn Việt, bây giờ cụ có cần phiếu của họ không? Để xem cụ giải thích như thế
nào. Các cụ tỵ nạn bị bệnh DƯT muốn bỏ phiếu cho cụ đang cần nghe ‘chỉ đạo’ của
cụ lắm đó, cụ Biden ơi!
Chuyện khá bất ngờ là ngôi sao Kamala Harris cũng bị các
đồng chí đánh khá mạnh, nhất là bà dân biểu Hawaii, Tulsi Gabbard. Bà Gabbard
phạng bà Harris về tội thẳng tay tống cả ngàn thanh niên da đen và da nâu vào
tù vì hút sách trong khi chính bà Harris cũng đã hút, mà lại còn phì cười khi
có người nhắc nhở chuyện này, coi như việc tống cả ngàn người vào tù là chuyện
...vui!
Bà Harris không còn sáng chói như lần trước nữa. Có lúc
bà quờ quạng, gọi cụ cựu phó tông tông Biden là ‘thượng nghị sĩ’.
Nhưng tin động trời hơn vì khó tin mà có thật, là tin sau
cuộc tranh luận, bà Harris mới tìm ra đồng lõa mới của Putin! Sau
khi bà Harris bị bà Gabbard đánh dập mũi, đàn em phát ngôn viên Ian Sams của bà
Harris đã tuýt, công khai tố cáo bà Gabbard đang thông đồng với Nga. Bài ca con
cá vàng ‘Thông Đồng Với Nga’ đã được hát lại, nhưng không còn là Trump nữa mà
là đồng chí DC của ta đấy:
Một chuyện khác cũng thật đáng ghi nhớ. Anh Cory Booker
tấn công cụ Biden khi cụ này tuyên bố hoan nghênh những anh di dân có bằng cao.
Anh Booker nói đó là rơi vào lập luận của tụi CH, tạo chia rẽ trong khối di
dân, trong đám đó, có những người đến từ các xứ ... “shithole”, cũng có người đến từ các xứ xứng đáng” (nguyên văn: “some are from shithole countries
and some from worthy countries”). Kẻ này vừa coi tranh
cãi vừa ngủ gật, nghe tới đây, bật ngồi dậy, cười té xuống ghế luôn.
Cái ‘mỹ từ’ shithole
countries trước đây đã được TT Trump sử dụng, bị cả nửa thế giới sỉ vả là thô
lỗ, là kỳ thị, … bây giờ thượng nghị sĩ da đen công khai nói trước TV cho vài
triệu người nghe. Nhưng phe ta nín thinh, không ai có ý kiến phê bình gì. Không
một tờ báo hay một đài TV nào nhắc lại! Ngoại trừ Fox News.
Có phải đó là một hình
thức kỳ thị, đánh giá tổng thống da trắng rất cao, không được nói thô lỗ, trong
khi coi nghị sĩ da đen thô lỗ là chuyện bình thường, không có gì đáng bàn
chăng?
Nói chung, kẻ đại thắng trong cả hai cuộc tranh luận
không ai khác hơn là... TT Trump! Các ông bà DC đánh nhau, tố nhau, TT
Trump chỉ cần ngồi ghi chép lại, mai này ông/bà nào đắc cử đại diện cho đảng DC
thì TT Trump chỉ cần lập lại những tấn công, đấm đá lẫn nhau của họ là xong.
Một sự thật cực tai hại cho đảng DC đã hiện lên rõ ràng
qua vài cuộc tranh luận đầu: các ứng cử viên DC chỉ ‘nhất trí’ với nhau về
‘kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghiã’ (học
lóm từ cụ Võ Văn Kiệt?), ngoài ra chẳng có chuyện gì đồng ý với nhau
hết. Hai chục người, hai chục ý, về đủ đề tài. Một số chính khách tên tuổi nhất
của đảng DC như TNS Dianne Feinstein và Chuck Schumer đã tỏ ý lo ngại các ứng
cử viên đánh nhau quá nặng nề sẽ hại cả đảng. Chuyện này chẳng có gì lạ, và
trong những ngày tới, sẽ không có ai chịu thua ai hết đâu. Cuộc chiến tiếp tục.
Quá vui! Chắc DĐTC này phải có bài ba lần một tuần quá!
Trong khi đó, kẻ đại bại lại là... TT Obama! Khi tất cả
các ứng cử viên xúm lại đánh cụ Biden thì một cách gián tiếp, họ đã công kích
chính sách của Obama, từ Obamacare đến chuyện trục xuất di dân, từ TPP tới
chuyện thỏa ước Paris về hâm nóng địa cầu,...
Một câu hỏi thật ý nghiã
của báo phe ta Washington Post: “Tại sao các ứng cử viên đảng DC ra tranh cử
với những chương trình vô tưởng, không thể nào thực hiện được?”
Một câu kết về phe DC:
“Các ứng cử viên của đảng DC đang tự cài mình vào thế phải thua Trump”. Xin
phép nói cho rõ, đây không phải là kết luận của Vũ Linh đâu, mà mà của Paul
Begala, cựu cố vấn chính trị của TT Clinton và đương kim bình loạn gia của CNN
đấy.
Đây là tranh luận do đài CNN tổ chức, là đài cực thiên
vị, và cả ba điều hợp viên đều là những tay chống Trump cực hung bạo, nhất là
anh da đen Don Lemon. Chẳng hạn anh ta đặt câu hỏi “quý vị nghĩ sao về câu
tuýt kỳ thị của TT Trump về chuyện Baltimore?”. Ngay trong câu
hỏi đó, anh Lemon đã chụp cái mũ ‘kỳ thị’ lên đầu TT Trump rồi còn gì nữa?
Nhiều câu hỏi họ nêu ra đều mang tính cách giúp các ứng
cử viên có dịp công kích Trump, cũng như bào chữa cho chủ trương thiên tả của
đảng DC.
Cuộc tranh luận tuần rồi hết sức quan trọng vì cuộc tranh
luận tới, tổ chức tháng Chín, sẽ có những tiêu chuẩn tham gia khó khăn hơn
nhiều, như phải có hậu thuẫn trung bình tối thiểu 2% thay vì 1%, và số người yểm trợ tiền tối thiểu phải là 130.000 người thay
vì 60.000 như bây giờ. Rất có thể số ứng cử viên tham gia tranh luận lần tới sẽ
tuột xuống còn một tá là nhiều. Những người bị loại coi như bị loại khỏi cuộc
chạy đua
luôn.
TRUMP KỲ THỊ?
Trong phong trào tố TT
Trump kỳ thị, bất ngờ đã có vài ‘ca sĩ hát trật nhịp’ khiến ‘phe ta’ buồn 5 phút.
Tuần qua, TT Trump đã tiếp một phái đoàn 20 lãnh
đạo tôn giáo da đen, trong đó có bà Alveda King, cháu (niece) của mục sư Martin
Luther King, bàn về chính sách của TT Trump đối với dân da đen. Sau buổi họp,
phái đoàn đã họp báo ngắn gọn trước Tòa Bạch Ốc, để khẳng định họ không thấy TT
Trump đã nói, hay làm, hay có ý định kỳ thị chống da đen gì hết.
Bà King cho biết bà còn giữ tấm hình ông Trump năm xưa
chụp chung với các mục sư da đen Jesse Jackson và Al Sharpton khi ông Trump
được trao giải thưởng của PUSH Coalition, là tổ chức tranh
đấu cho dân da đen nghèo của mục sư Jesse Jackson.
Nói về vụ TT Trump công kích dân biểu Cummings về chuyện
Baltimore, bà King cho biết TT Trump chỉ nói lên một sự thật là dân da đen tại
Baltimore đang có cuộc sống thật tệ hại cần phải được cải thiện, và ông
Cummings, dân biểu của đơn vị, cần phải có hành động.
Tin khôi hài: chỉ có Fox News đăng tin này, tất cả các cơ
quan của TTDC im re. Cũng chẳng có cụ tỵ nạn nào gửi email thông báo ‘tin buồn’
Trump không kỳ thị này cho ai hết.
TIN TÒA ÁN
Lại vài chiến thắng cho
TT Trump! Phát chán luôn!
Một thẩm phán liên bang
Vùng Nam New York do TT Clinton bổ nhiệm, đã bác bỏ đơn của Ủy Ban Quốc Gia
Đảng Dân Chủ, kiện TT Trump đã thông đồng với Nga và Wikileak để khuyến khích
Wikileak ăn cắp và phổ biến emails của Ủy Ban trong mùa bầu cử tổng thống
năm 2016.
Ông tòa phán việc công
bố các emails nằm trong khuôn khổ tự do thông tin –freedom of information- và
đã không có bằng chứng ban vận động của ông Trump thông đồng gì với ai trong
chuyện này. Cho dù ban vận động của ông Trump khuyến khích việc công khai hóa
đó thì họ cũng đã không làm gì phạm pháp hết. Ông tòa cũng bác bỏ luận cứ của
đảng DC là việc công bố những emails đó tiết lộ những bí mật về gây quỹ của
đảng DC vì ông cho là các đảng chính trị có bổn phận phải công bố tin tức về
gây quỹ của họ theo đúng luật tranh cử, không có quyền giữ bí mật gì hết.
Một ông tòa khác do TT
Trump bổ nhiệm cũng đã bác bỏ đơn kiện của Hạ Viện đòi TT Trump phải giao nộp
giấy khai thuế liên bang trong 6 năm cho Ủy Ban Ngân Sách của Hạ Viện, vì ông cho rằng các
bên can dự đã chưa nghiên cứu và trình bày đầy đủ những cơ sở và hậu quả pháp
lý của đòi hỏi của Hạ Viện, dưới khiá cạnh luật hình sự hay Hiến Pháp. Ông tòa
ra lệnh các bên phải thảo luận lại với nhau và tìm giải pháp hòa giải trước khi
bắt tòa phải làm trung gian cho các tranh cãi chính trị của họ.
Ông tòa này cũng không cho phép tiểu bang New York công khai
hóa giấy khai thuế tiểu bang của doanh gia Trump như công tố New York đòi hỏi
sau khi thống đốc New York ký luật bắt tiểu bang New York phải nộp giấy thuế
tiểu bang của bất cứ công dân nào của tiểu bang nếu chính quyền tiểu bang đòi
hỏi.
Phe ta ra rả công kích TT Trump coi thường, ngồi xổm trên
luật pháp, nhưng thực tế ai cũng thấy là bất cứ chuyện gì ông làm cũng bị thưa,
để rồi trong 10 trường hợp thì cuối
cùng ông thắng tới 8 là ít. Thế thì TT Trump hay phe đối lập DC, ai đang ngồi
xổm trên luật pháp vậy?
Người ta có cảm tưởng
các quan tòa cấp tiến cấp dưới biết rõ pháp luật cuối cùng đứng về phiá TT
Trump, nhưng vẫn cố tình cản để tiếp tay đảng DC làm khó dễ tổng thống, hay câu
giờ, nhất là những sắc lệnh về di dân, câu giờ càng lâu càng giúp nhiều di dân
vào lậu nhiều và ở lại lâu.
TNS DÂN CHỦ ỦNG HỘ TRUMP
TT Trump ra thủ tục mới,
cho phép Sở Di Trú trục xuất ngay (trong vòng 15 ngày) những di dân lậu ở
trong nước Mỹ dưới hai năm, mà không cần qua thủ tục ra tòa gì hết. Phe DC dĩ
nhiên nhao nhao tố TT Trump vi phạm đủ thứ luật và kỳ thị.
Tuy nhiên, bà thượng
nghị sĩ DC của Arizona, Kyrsten Sinema đã tuyên bố ủng hộ chính sách này.
Arizona là tiểu bang nằm sát biên giới Mễ, đang gặp khủng hoảng di dân trầm
trọng.
Ngoài bà Sinema, cũng đã
có ít nhất hai nghị sĩ DC khác ủng hộ TT Trump, là các ông Doug Jones của
Alabama và Joe Manchin của West Virginia.
Một tin liên quan đến di
dân: thăm dò của chuyên gia Lee Carter về chuyện di dân cho thấy đa số cử tri
độc lập không đảng nào thiên về quan điểm của TT Trump hơn là quan điểm của các
ứng cử viên DC.
CALI RA LUẬT BÁ LÁP
Thống đốc Cali Gavin Newsom ký luật mới của Cali bắt buộc
ứng cử viên tổng thống phải nộp giấy khai thuế trong 5 năm,
ba tháng trước khi ghi danh tranh cử, mới được tham gia bầu cử tổng thống vòng
sơ bộ, tức là vòng nội bộ trong một đảng.
Luật này hiển nhiên nhắm vào việc bắt buộc TT Trump phải
nộp, tức là công khai hóa giấy khai thuế của ông. Nhưng thực tế đây là luật bá
láp, một màn xiếc chính trị ngớ ngẩn và rẻ tiền nhất, chỉ thoả mãn một phần các
cử tri Cali cuồng chống Trump mà chẳng có một ly ích lợi thực tế nào.
Thứ nhất, các luật sư của TT Trump cho biết sẽ kiện ra
tòa vì điều kiện tranh cử tổng thống liên bang là những quy định của Hiến Pháp
liên bang, hoàn toàn ngoài thẩm quyền của tiểu bang.
Thứ nhì, luật mới này chỉ áp dụng cho cuộc bầu sơ bộ
-primaries- thôi, không áp dụng cho việc bầu tổng thống cuối cùng. Nghĩa là
chẳng ảnh hưởng một ly gì đến TT Trump hết. Bên đảng CH, ngoài TT Trump còn có
một cụ cựu thống đốc Massachusetts cũng đã tuyên bố ra tranh cử nhưng chẳng ai
thấy ông ta ghi danh ở đâu hay làm gì hết. Tức là bên đảng CH sẽ không có bầu
sơ bộ gì hết, và TT Trump sẽ đương nhiên là ứng cử viên độc diễn của đảng CH
trong cuộc bầu tổng thống đầu tháng 11 năm 2020, tên ông vẫn có trong danh sách tranh cử
cuối cùng, và luật mới của ông Newsom ký chẳng có tác dụng gì hết.
Thống đốc Newsom cũng mới ra một tuyên bố quái lạ. Sau
khi có một tên khùng mang súng bắn loạn đả vào dân tại tỉnh Gilroy, gần San
Jose, ông Newsom đã than phiền vì không có ‘biên giới’ giữa các tiểu bang nên
súng ống đã được tự do di chuyển, du nhập vào tiểu bang Cali của ông, từ các
tiểu bang khác. Ông thống đốc này chủ trương mở toang cửa biên giới Mỹ với Mễ
cho di dân Nam Mỹ và ma tuý tràn vào, nhưng lại muốn có biên giới khoá chặt
Cali, không cho súng và dân Mỹ từ các tiểu bang khác vào. Ông Newsom cũng thiếu
lương thiện khi đổ thừa súng được du nhập từ ngoài Cali vào. Cái link dưới đây
cho thấy ngay tại Cali, đã có không ít công ty sản xuất súng cho cả nước:
MỸ - TRUNG CỘNG NÓI
CHUYỆN LẠI.
Sau mấy tháng gián đoạn,
hai phái đoàn Mỹ và Trung Cộng đã họp lại để tiếp tục thương thảo về chuyện mậu
dịch giữ hai nước. Buổi họp mới này kéo dài cả ngày trời, nhưng dường cũng
chẳng đi đến đâu hết, tuy cả hai bên đều công khai tuyên bố “khá lạc quan”.
Các quan sát viên cho
rằng TC đang cố tình câu giờ, kéo dài cuộc thương thảo để nghiên cứu tình hình
chính trị Mỹ, xem thế của TT Trump trong cuộc bầu cử cuối năm tới. TC hy vọng
phe DC thắng sẽ ‘dễ nói chuyện’ hơn. Vấn đề là TT Trump không ngây thơ và ông
sẽ không chấp nhận để TC xỏ mũi dễ dàng như vậy.
Hai ngày sau khi mở lại
cuộc thương thảo, TT Trump đã cho biết ông sẽ đánh thuế quan 10% lên hàng hoá
nhập cảng từ TC trị giá hơn 300 tỷ bắt đầu từ tháng Chín tới, nghĩa là tất cả
5-600 tỷ hàng nhập cảng từ TC sẽ bị tăng thuế quan hết. Trong đó có khá nhiều hàng của các công ty Mỹ làm
tại TC rồi nhập cảng về Mỹ lại, như iPhone và các máy điện toán, hay giầy
Nike,...
Trước đây, TT Trump đã
hăm dọa chuyện này, nhưng đồng ý hoãn lại để nói chuyện. Bây giờ thì làm thật.
Nhưng cũng chẳng có gì chắc chắn khi ông vẫn có thể hoãn nữa, tùy phản ứng của
TC. Cái đó gọi là ‘thương thảo’, trả giá qua lại. Ta phải chờ kết quả cuối cùng
mới biết rõ.
Hôm thứ Năm vừa qua, chỉ
số Dow Jones đang ở mức +300 điểm, tuột ngay xuống mức -280, tức là rớt gần 600
điểm sau tin tăng thuế quan. Qua hôm sau, thứ Sáu, lại rớt thêm gần 100
điểm nữa. Ấy vậy chứ cũng có vài cụ học kinh tế Đại Học Cầu Kho luôn luôn khẳng
định TT Trump chỉ lấy quyết định với mục đích cho Dow Jones tăng thôi, mà không
chịu thấy quyết tâm của TT Trump chống chủ nghiã bành trướng gian manh của Tàu
cộng bằng mọi giá.
Tin thương chiến với TC
đã lấn át tin hiện đang có hơn 157 triệu người Mỹ có việc làm, tăng 5 triệu kể từ ngày TT
Trump tuyên bố nhậm chức. Trong 8 năm Obama, tổng số người có việc gia tăng 10
triệu người, từ 142 triệu tới 152 triệu người. Tính trung bình mỗi tháng, dưới
TT Trump, số người có việc tăng nhanh gấp 3 lần dưới TT Obama.
Số người có việc làm tại
Mỹ
No comments:
Post a Comment