Trích: "Lỡ có được vài ba y sĩ ngoại quốc tới thăm hay dậy, thì những người này biết đâu mà ra vào, phát thuốc, giải phẫu cho các bệnh nhân ?" Ngưng trích.
Đâu có sao đâu. Chuyện nhỏ.
"Ta" lại dùng giao liên dẫn khách ngoại quốc đi như ngày xưa khi còn ở rừng thôi. Như vậy lại hóa hay, vì khách sẽ không dám đi lung tung, “ta”
sẽ giữ được tin tức “nhậy cảm”
khỏi lọt ra ngoài, bảo đảm được bí mật quốc phòng không bị ‘thế lực thù địch” lợi
dụng để kích động dân chúng! Đỉnh cao cao thật!!! Bái phục!
Bái phục!!!
Ăng Lê Ăng Liếc
Bùi Bảo Trúc
Nguyễn Xuân Phúc, sau này và mãi mãi, sẽ được nhớ đến, chắc
không phải vì chức vụ Thủ Tướng của hắn, mà là mấy chữ tiếng Anh
hắn cao hứng xí xố trong một buổi nói chuyện nào đó ở Hà Nội. Nghe đi nghe lại,
càng nghe người ta càng thấy hắn phát âm một cách vô học và dốt nát chữ " MADE ", một chữ chẳng khó khăn, hiếm gặp gì, ngay cả với những
người không biết tiếng Anh, thành "MA ZÊ". Phải như những chữ dài và
khó, hay ít khi gặp thì cũng có thể hiểu được. Thí dụ thay vì " Made in Vietnam ", mà là "Manufactured in
Vietnam ", hay " Fabricated in Vietnam ", hay " Bottled in... ", " Boxed in... ", " Packed in... " thì phát âm sai hay không rõ
thì cũng... người ta thường tình. Nhưng phát âm có chữ " MADE " mà cứ như đồ vô học thì không được. Bộ cả đời chưa bao
giờ thấy cái chữ đó trên những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày trong đời sống hay
sao ?
Hồi sau tháng 4 năm 1975, từ rừng vào thành phố thì có gọi xe
" Hông đa za me " ( Honda Dame kiểu phụ nữ ) hay lấy tiền ở ngân hàng bằng
" chè que " ( chèque chi phiếu bằng tiếng Pháp ) thì cũng tạm tha cho lũ... vượn.
Nhưng bây giờ đã hơn 40 năm, lại là người đang giữ những chức nọ, chức kia,
từng mua hai ba căn nhà ở Mỹ mà có chữ " MADE " nói cũng không
được thì ngu dốt quá. Trong khi tiểu sử thì ghi là biết hai ngoại ngữ là tiếng
Anh và tiếng Nga ở trình độ B tức là ở mức thông thạo, trôi chảy.
Đã học tiếng Anh thì ngay trong những bài học đầu tiên cũng phải
biết nó. Nó là quá khứ phân từ của động từ " to make ", một động từ
bất qui tắc mà ai mới học Anh ngữ cũng phải biết.
Nhưng thôi, nhắc một chút văn phạm ra đây làm gì với cái ngữ đó.
Trong khi đó, thỉnh thoảng lại có vài ba nhận xét khoe nhắng lên rằng trình độ
tiếng Anh của học sinh, sinh viên Việt Nam là cao nhất Đông Nam Á! Chắc Đông
Nam Á không có Philippines, Hương Cảng, Singapore, Malaysia... chăng.
Mới đây, xem cái bằng tốt nghiệp của Đại Học Yersin cấp cho một sinh viên học
môn Kiến Trúc thì thấy ngay cái trình độ tiếng
Anh đó.
Môn học kiến trúc tiếng Anh là "Architecture ".
Kiến Trúc Sư, người học và tốt nghiệp môn kiến
trúc là "Architect ".
Tấm bằng tốt nghiệp cấp cho người sinh viên này phải là " Degree of Architecture " thay vì " Degree of Architect " như đã ghi trong tấm bằng.
Một tấm bằng khác của một đại học khác ( cũng bằng tiếng Anh ) thì ghi sai là " Bachelor of Engineer " thay vì "Bachelor of
Engineering ".
Lý do vì " Engineer " là ( người ) kỹ sư.
" Engineering " mới là môn học.
Một trường trung học ở Hạ Long cũng khoe chút tiếng Anh bằng cái
bảng danh dự viết bằng tiếng Anh ( mà trường gọi là " Dean's List " ).
Trường dùng động từ " DONATE " để nói là
cấp cho học sinh cái Dean's List đó.
Thưa không ! Phải dùng
"AWARDED " chứ.
Thế rồi ngay ở dòng dưới là tên của học sinh mà tấm giấy khen
ghi là " KID ".
Ối giời đất ơi là giời đất ơi. Thật là khốn khổ cho cái tiếng
Anh của thời đại Nguyễn Xuân Phúc.
Một tấm bảng quảng cáo mời khách cho một tiệm giặt chắc ở Hà Nội
hay đâu đó ở miền Bắc có kẻ hai chữ rùng rợn này: " WASHING ARE ". Chắc nó phải ở miền Bắc.
" WASHING ARE " là GIẶT LÀ. Trong Nam là Giặt Ủi. Ủi không là... ARE là... là được.
Hay trên một bảng quảng cáo của một siêu thị ở Điện Biên Phủ
dịch ô mai là " UMBRELLA TOMORROW ", " DRY FRUITS " thay vì phải là "DRIED
FRUITS "... Nhưng đó là Anh ngữ đầu đường xó
chợ.
Bây giờ hãy ngó qua mấy cái tiếng Anh ở nơi... không được quyền
láo toét như thế nhé.
Trong một bệnh viện không biết là ở đâu người ta đọc được những
tấm bảng song ngữ như thế này:
NƠI CẤP PHÁT THUỐC: ALLOCATED WHERE DRUGS
NƠI TIẾP BỆNH NHÂN: WHERE PATIENTS RECEIVE
LỐI ĐI NHÂN VIÊN: EMPLOYEE ENTRANCES GO
Anh Mỹ nào hiểu được thứ tiếng Anh này hở Giời ! Khốn khổ cho tiếng Anh biết là
chừng nào ! Bộ trong một bệnh
viện không có nổi một hai người biết tiếng Anh để nhìn ra những sai sót như thế
hay sao. Lỡ có được vài ba y sĩ ngoại quốc tới thăm hay dậy, thì những người
này biết đâu mà ra vào, phát thuốc, giải phẫu cho các bệnh nhân ?
Tiếng Anh " Ma Zê in Ziecnam " là như thế cả sao !
Bùi bảo Trúc
No comments:
Post a Comment