Thursday, January 16, 2020

Phạm Văn Lương: Chuyện Bên Đường 2 – Tháng 1, 2020


Chuyện Bên Đường 2Tháng 1, 2020
Phạm Văn Lương:


Chuyện tên tướng Soleimani, cánh tay mặt của giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei, người mà theo phe chính trị thân chính phủ Iran, cho rằng, có thể sẽ ứng cử tổng thống Iran trong tương lai. Nếu so sánh hai cái chết của Bin Ladin và Soleimani, cái chết của Soleimani là mất mát lớn hơn nhiều đối với hàng lãnh đạo của Hồi Giáo. Bin Ladin, lúc chết chỉ là một hình ảnh của quá khứ, đang nằm ẩn náu, trốn tránh việc tìm kiếm của Mỹ, dưới sự bao che của Pakistan, Bin Ladin không còn thực lực sau biến cố 9/11. Soleimani, ngược lại là tên đồ tể, đã từng giết hàng trăm dân lành, binh sĩ của Iraq và Mỹ. Hai cái chết của hai tên Hồi Giáo khét tiếng, nhưng Obama mất một máy bay trực thăng khi tấn công khu nhà ở của Bin Ladin, ngược lại T/T Trump không tốn một máy bay hay một binh sĩ nào.
Ai cũng biết Iran là một nước Hồi Giáo (Shiite) quá khích, luôn muốn làm bá chủ tại vùng Trung Đông. Iran, một nước 80 triệu dân, tuy là một nước luôn tự hào về quân sự, nhưng thực tế cho thấy Iran không đáng sợ như người ta thường nghĩ. Hãy nhìn cuộc chiến tranh 6 năm giữa Iraq và Iran, ai cũng thấy Iraq, dưới thời Sadam Hussein, Iraq tuy ít dân hơn nhưng đã từng xua quân vào xâu lãnh thổ của Iran. Iraq có thực lực quân sự hơn Iran nhiều. Như vậy, nhìn vào thực tế hiện nay, ta có thể thấy cuộc chiến tranh hủy diệt của Bush con, giết Saddam Hussein, có thể là một lỗi lầm về chiến lược rất quan trọng của Mỹ. Một cuộc chiến tranh hao tổn tiền bạc và 4,000 lính Mỹ chết tại đây, mà khó khăn của chính quyền Obama và Trump phải đối đầu hiện nay, Mỹ không được lợi một điểm gì, mang tiếng trước thế giới là Mỹ cố tình chiếm mỏ dầu của Iraq, trên thực tế, Mỹ không được một giọt dầu nào của Iraq, tới nỗi, TT Trump đã nói huỵch toẹt, là Iraq hứa chia cho Mỹ 50% dầu, nhưng giờ này Mỹ cũng không nhận được một giọt.Nhìn lại, khi Iraq đã chịu thuần phục Mỹ, sau cuộc chiến với Mỹ thời Bush, tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ. Ông này đã ngừng tấn công đúng lúc cần thiết,  đủ để răn đe Hussein, chịu bỏ ý định chế tạo võ khí nguyên tử, sống hòa bình với Kuwait, nước láng giềng, và đồng minh của Mỹ, hơn nữa Hussein là cây át chủ bài để khống chế Iran bành trướng thế lực tại vùng này. Cuộc chiến tranh giết chết Sadam Hussein, giết luôn một đồng minh cần thiết. Khi người Mỹ giết Hussein, để lại Iraq, một đất nước ngổn ngang, không có người lãnh đạo, không đủ mạnh để thống nhất Iraq, thêm nữa, sự rút toàn bộ quân Mỹ một cách gấp rút của chính quyền Obama, đã tạo một lỗ hổng về lãnh đạo, chính trị tại nước này.
Chính phủ mới của Iraq lại tham nhũng, quân đội chia rẽ, tranh giành quyền lực, từ đó tạo cơ hội cho Iran, và lực lượng ISIS, thâm nhập và chi phối chính phủ Iraq. Tất cả những khí tài, súng đạn, xe tăng, chính phủ Mỹ để lại tại Iraq, vô hình chung được chia cho quân đội Iraq, lực lượng ISIS, và nhóm dân quân Iraq thân Iran. Mỹ trắng tay, 3 tỉ bạc để lại, và một nước Iraq ngổn ngang. Lực Lượng ISIS bành trướng mạnh tới nỗi, nếu Mỹ không trở lại giúp, ISIS đã chiếm được vùng biên giới giữa 3 nước Iraq , Syria, Turkey. Để thành lập một quốc gia Hồi Giáo nữa rồi.
Tóm lại, theo CBĐ, ba nước Iraq, Lybia, Viet Nam, đều là nạn nhân của một chính sách sai lầm của Mỹ. Trong cuộc chiến tại Iraq, Bush cha đã ngưng tấn công vào một thời điểm chính xác, Mỹ vẫn giữ được đồng minh Iraq, Mỹ vẫn có một sân chơi để nhòm ngó và kiềm chế Iran, khác hẳn với Bush con, giết Saddam Hussein, người hùng có khả năng lãnh đạo Iraq, và có khả năng chiến đấu chống Iran. Lịch sử sẽ đưa Bush con vào danh sách những người lãnh đạo dở, giống như Jimmy Carter, nhân dân 3 nước Việt Nam, Iraq, Lybia sẽ căm thù mỗi khi nhắc tới những biến cố mà Mỹ đã làm đất nước họ tan nát, tan nghé sẻ bầy. Thử hỏi người Việt Nam chúng ta, có ai khi nghĩ tới Kissinger, mà không căm ghét. Nếu là người Việt Nam, chúng ta phải căm ghét bọn Clinton, Bernie Sanders, Joe Biden, John Kerry. Riêng 3 tên Biden và Sanders, Kerry là 3 tên TNS chống chiến tranh Việt Nam, ủng hộ Việt Cộng, dẫn đến Hòa Đàm Paris, mang thua thiệt và cắt viện trợ vũ khí cho VNCH.
Trở lại, sau vụ Mỹ giết tên tướng Soleimani của Iran, quốc hội Iraq đã trở cờ, đòi Mỹ phải rút quân khỏi những căn cứ Iraq. TT Trump là một người lãnh đạo cứng rắn, đã tuyên bố Mỹ sẽ không rút quân khỏi những căn cứ do Mỹ xây dựng, tốn kém hàng tỉ dollar, cho tới khi chính phủ Iraq trả lại tiền Mỹ đã chi ra khi xây dựng những căn cứ này. Mỹ đắng lưỡi nhận ra là mình nuôi ong tay áo, nếu bỏ Iraq bây giờ, là giao trứng cho ác quỷ Iran. Mục đích về lâu, về dài của Iran là  tạo một chính phủ Iraq bù nhìn, lệ thuộc Iran, để chiếm trọn những mỏ dầu của Iraq. Tình hình này là một copy, một phó bản giống hệt Trung Cộng áp dụng với Việt Nam ngày nay.
Đêm hôm qua, Iran đã bắn khoảng 15 hỏa tiễn vào những căn cứ Mỹ tại Iraq. TT Trump theo dõi tình hình, nhưng không phản ứng ngay. Trump hứa ông sẽ có một bài phát biểu vào hôm sau thứ Tư 1/8/2020. Sau một đêm đánh giá và nghe báo cáo của tư lệnh tại mặt trận, Chính TT Trump đã nói rằng tình hình “So far going well,” có nghĩa, Iran tuy nói thì mạnh mẽ nhưng thực tế, chỉ đánh võ miệng, theo kết quả Mỹ không có thương vong nào về nhân mạng. Chỉ có một số cơ sở bị hư hại. TT Trump phát biểu, Iran có vẻ “Standing down on Missile Strike”, tức là ra dấu dịu dàng, không biết có dụng ý nào không, nhưng hỏa tiễn Iran không gây thiệt hại về nhân mạng. Chúng ta nghe Iran tuyên bố sau khi oanh tạc chấm dứt.
Họ thông báo kết thúc cuộc trả đũa báo thù cho tên tướng Soleimani, coi như chuyện báo thù đã xong. Trong thông điệp sáng nay 1/8/2020. Trump có vẻ cứng rắn sau khi nghe kết quả bắn phá của kẻ thù. Trump nói “Mỹ lúc nào cũng sẵn sàng nói chuyện với Iran, với điều kiện, Iran phải từ bỏ tham vọng chế tạo nguyên tử.” Như vậy Trump đã thắng thêm một điểm nữa về những thổi phồng của phe Dân Chủ và  đài thân Dân Chủ như ABC, CNN, SNBC, và MSNBC. Tất cả các phóng viên của các đài thổ tả này đã có mặt tại Iran để trực tiếp đưa tin về đám tang của Soleimani tại Iran, và cuộc tấn công vào Mỹ tại Iraq.
Chúng ta phải buồn cười cho sự lố bịch của những phóng viên các đài này. Tất cả phóng viên đàn bà đều choàng khăn theo kiểu Hồi Giáo, và đóng khuôn mặt buồn bã của người đưa đám, bọn này thật đáng phỉ nhổ. Nói thêm về đám tang cho tên tướng thổ phỉ Iran, chính phủ Iran đã phân phát thực phẩm cho một số dân nghèo tham dự, một đám tang đã có khoảng 56 người chết và  hơn 200  người bị thương, vì giẫm, đạp lẫn nhau.
Nói thêm về mụ phù thủy Pelosi. Khi Iran tấn công bằng hỏa tiễn, phó tổng thống Mike Pence đã gọi điện thoại cho Pelosi để nói về diễn biến này (theo thủ tục hành chánh, Hành Pháp thông báo cho Lập Pháp, một biến cố quan trọng). Pelosi trả lời, bà ta không có thì giờ để nói chuyện với Mike Pence, có lẽ bà ta muốn tổng thống Trump phải đich thân nói chuyện với Pelosi. TT Trump có hai lý do không nói chuyện với Pelosi vì Trump đang theo dõi tình hình, diễn biến tại phòng Tình Hình với các tướng lãnh và cố vấn cao cấp của ông, hơn nữa Trump đã đề cử Pence, là phó tổng thống nói, là quá đủ rồi. Điều này cho thấy Pelosi ghét và căm thù Trump bất cứ lúc nào và bất cứ việc gì.
Tóm tắt lại, đêm hôm qua, Trump đã thắng Iran và quốc hội thiên tả và thắng luôn báo chí, vì Iran không có vẻ đánh xả láng như đã nói. TT Trump chưa phải bắn 52 mục tiêu theo kiểu đánh nhạnh, đánh mạnh, bằng những vũ khí mới nhất mà Trump hứa “Nước Mỹ đã tiêu 2,000 tỉ dollar về những vũ khí tuyệt chiêu, Mỹ muốn thử xem kết quả của những vũ khí này kết quả ra sao.”
Ngày mai, Trump có thể tự hào rằng những đánh giá của ông về Iran là đúng. Iran, theo ông là một con cáo, đội lốt sư tử. Tuy nhiên, vẫn còn sớm, trong tuần nữa, nếu Iran giữ thái độ im lặng và ăn mừng việc trả đũa Mỹ, tuy không đạt kết quả hay cố tình nhá xèng mà thôi,  nhưng họ vẫn nói Mỹ không dám phản ứng gì. Một cuộc phóng hỏa tiễn cho có tiếng ồn áo, để Iran tạm ngủ yên trong chiến thắng tưởng tượng của họ.
Thêm nữa, chúng ta không nghe phản ứng mạnh  mẽ gì từ Nga và Trung Cộng. Thay vì nói chuyện về Iran, Trung Cộng chỉ lên tiếng chung chung về cuộc đàm phán của Bắc Hàn và Mỹ. Trung Cộng đưa ý kiến đề nghị Mỹ và Bắc Hàn nên thương thuyết hơn là đối đầu trong cuộc đàm phán nguyên tử sắp tới, có thể xẩy ra năm nay.
CBĐ cảm ơn quý vị.
Phạm Văn Lương,


No comments:

Post a Comment