Nguyễn Đức Kiên, nhân tài hay nhân tai?
17/12/2019
Một trong những sự kiện đang khuấy động dư luận trong vài ngày vừa qua là việc ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội được điều động làm Tổ trưởng Tổ Tư vấn cho Thủ tướng Việt Nam về kinh tế (1).
Theo
dõi phản ứng của nhiều giới trên mạng xã hội và các diễn đàn điện tử ắt sẽ thấy hoang mang. Tại sao một nhân vật bị công chúng
khinh rẻ, oán giận đến như vậy mà vẫn đắc cử, vẫn trở thành đại biểu cho “nguyện vọng, ý chí” của họ tại Quốc hội suốt 12 năm (từ 2007 đến nay)?
Nếu đặt chuyện ông Kiên
là đại biểu Quốc hội suốt ba nhiệm kỳ (12,
13, 14) bên cạnh phản ứng của công chúng về việc ông trở thành “thầy” hướng dẫn người đứng đầu chính phủ về chính sách kinh
tế, rõ ràng kết quả lựa chọn và hoạt động của các đại biểu Quốc hội luôn luôn ngược chiều với nhận thức và tình cảm của… nhân dân!
***
Lâu
nay, rất nhiều người bày tỏ sự nghi ngờ học vị “Tiến sĩ” về “kinh tế vĩ mô quy hoạch vùng” của ông Kiên. Bên cạnh thông tin
từ một số người, khẳng định họ biết rất rõ ông Kiên ở đâu, làm gì trong
sáu năm cư ngụ tại Đức (1991 – 1997)
(2), một số người khác nêu ra hàng loạt nghi vấn về con đường học vấn của ông Kiên.
Ông
Kiên tốt nghiệp chuyên ngành “Tự động hóa” ở Đại học Giao thông Vận tải. Khi sang Đức, ông chỉ mất hai năm để lấy Thạc sĩ về “Quy hoạch giao thông” và bốn năm sau vừa hoàn tất luận văn Tiến sĩ về “Kinh tế vĩ mô quy hoạch vùng”, vừa tìm được việc làm với mức lương “hàng trăm cây vàng một năm” (3).
Làm sao
ông Kiên theo học đại học một ngành, khi
theo cao học lại chuyển sang một ngành khác, lúc
làm nghiên cứu sinh
tiến sĩ tiếp tục chuyển đổi chuyên ngành thêm một lần nữa – nghĩa là phải học bổ sung rất nhiều môn để bảo đảm không có sự hụt hẫng trong kiến thức chuyên ngành, mà chỉ mất chưa tới… sáu năm?
Ông
Kiên học tiếng Đức lúc nào mà có thể vượt qua những trở ngại về ngôn ngữ khi du học ở Đức để hoàn tất cả chương trình cao
học lẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ chỉ trong vòng chưa đầy sáu năm? Dẫu du học sinh có thể đến Đức học cao học và làm nghiên cứu sinh tiến sĩ bằng tiếng Anh nhưng khả năng Anh
ngữ của ông Kiên có đủ để đạt thành quả đó?
Ông
Kiên học cao học, làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ ở đại học nào tại Đức? Những cơ quan, doanh nghiệp nào của Đức từng trả ông mức lương “hàng trăm cây vàng một năm” như ông từng khoe? Vì sao ông không tiết lộ để đập tan luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động không chỉ bôi nhọ ông mà còn bôi nhọ đảng vì đã dùng ông?
***
Tháng 9
vừa qua,
khi tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng Việt Nam – nhấn mạnh yêu cầu: Chủ động đóng góp ý kiến cho việc hoạch định chính sách, đưa ra những phản biện sắc sảo, chân tình giúp các cơ quan hữu trách tự điều chỉnh, tự hoàn thiện (4).
Sau đó
một tháng – vào hạ tuần tháng 10 – khi thảo luận về Dự luật Sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức, các đại biểu Quốc hội từng tranh luận tưng bừng về việc có nên đặt định những điều khoản cụ thể về “chiêu hiền đãi sĩ”, tuyển dụng - sử dụng nhân tài (5).
Chỉ thị của Ban Bí thư và quyết định của ông Phúc, bổ nhiệm ông Kiên làm Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế cho Thủ tướng Việt Nam sổ toẹt cái mà ông Phúc gọi là “phản biện sắc sảo” và điều mà Quốc hội Việt Nam từng tỏ vẻ bận tâm, bàn thảo tới lui để có thể quy tụ nhân tài, chấn hưng quốc gia.
Công
chúng đã thi nhau nhắc lại những ý kiến, nhận định của ông Kiên trong
12 năm ông đại diện cho “ý chí, nguyện vọng” của họ: Chẳng hạn tháng 5 năm 2015,
khi họ bất bình vì nợ nần tăng vọt, ông Kiên bảo rằng, chính phủ phát giác an
ninh tài chính quốc gia
không an toàn từ trước đó hai năm nhưng không có gì phải sốc, phải hoảng cả (6).
Một tháng sau – tháng 6 năm 2015
- lúc họ sôi lên vì giận trước thực trạng thu không đủ chi, phải vay cả trong lẫn ngoài nhưng mỗi năm, công khố vẫn chi ra 13.000 tỉ đồng cho công xa, ông Kiên lập tức chỉ trích những người tỏ ra nóng ruột rằng, ngoài công xa,
các quốc gia còn sắm phi cơ riêng cho
lãnh đạo (7).
Thêm bốn tháng nữa – tháng 10 năm 2015 – thường dân,
doanh giới, các chuyên gia
trong nhiều lĩnh vực phản đối cách điều hành thị trường xăng dầu khiến giá xăng dầu tăng liên tục thì ông Kiên bảo rằng thực trạng tồi tệ đó là một trong những thành công của việc điều hành giá cả - càng ngày càng tiệm cận quy luật của kinh tế thị trường (8).
Tương tự, tháng 9 năm 2017,
trước phản ứng dữ dội của công chúng về tác hại đến kinh tế - xã hội của các công trình được đầu tư theo hình thức BOT, ông Kiên cho rằng, người nghèo đi xe gắn máy, được miễn phí khi
qua lại nên không bị ảnh hưởng (9). Rồi ông ủng hộ đổi “trạm thu phí” thành “trạm thu giá” vì phải “sống và làm việc theo pháp luật” (10).
Tháng
10 năm 2018, khi dư luận rúng động vì ông Nguyễn Cà Rê bị phạt 90 triệu đồng vì đổi… 100 Mỹ kim thành tiền đồng, ông Kiên là viên chức duy nhất cho rằng, hành vi của ông Rê là mua bán ngoại tệ, trái pháp luật và việc UBND thành phố Cần Thơ quyết định phạt ông Rê mức như thế là… đúng
(11)!
Cứ thế, nhiều năm nay, ông Kiên dẫn công chúng đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về cả tâm lẫn tầm của ông. Đã có rất nhiều người thắc mắc, vì sao một “Tiến sĩ”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế trong Quốc hội của một quốc gia mà có thể biện minh cho Dự luật Đặc khu bằng những so sánh ngô nghê như: Tại sao cứ sợ ảnh hưởng của Trung Quốc tại các đặc khu khi Úc, Pháp, Mỹ… đều có
Chinatown? California có Little Saigon toàn người Việt, nói tiếng Việt nhưng họ không lo về an ninh quốc phòng
(12)?..
***
Cứ ngẫm cho thật kỹ, việc điều động ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sang làm Tổ trưởng Tổ Tư vấn cho Thủ tướng Việt Nam về kinh tế, không phải là chuyện liên quan
tới riêng ông Kiên. Quyết định bổ nhiệm ông Kiên là ví
dụ minh họa, giúp nhận ra Thủ tướng Việt Nam và các đồng chí đồng đảng với ông chân thành,
trung thực đến mức nào khi yêu cầu “phản biện sâu sắc”, cam kết “chiêu hiền đãi sĩ”… Ít nhất là đến giờ này, đảng vẫn chỉ cần nhân tai,
chưa cần nhân tài!
Chú thích
No comments:
Post a Comment