Nguyễn Hùng bắt đầu viết báo từ năm 1995
cho tờ
Vietnam Investment Review và hai năm sau được Liên Hiệp Quốc chọn là một trong một vài nhà báo châu Á xứng đáng nhận giải thưởng mang tên cố tổng thư ký Dag
Hammarskjold. Nguyễn Hùng đến London năm 2000,
trở thành
phát thanh viên, biên tập viên và phó ban Việt ngữ BBC. Trong vài năm trước khi rời BBC hồi năm 2017 để trở thành giảng viên báo chí kỹ thuật số ở Goldsmiths, University
of London, Nguyễn Hùng phụ trách mảng mạng xã hội cho Vùng Đông Á và mảng kỹ thuật số cho Vùng Nam Á của BBC World Service. Nguyễn Hùng là người đồng sáng lập chương trình Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt. Anh cũng sẽ chia sẻ blog này qua
trang Facebook - https://www.facebook.com/haynhi3005/. Các
bài viết của Nguyễn Hùng là blog cá nhân và được đăng tải với sự đồng ý của đài VOA
nhưng không phản ánh quan
điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.
Bầu cử Anh: Cử tri nói không với chủ
nghĩa xã hội
14/12/2019
Đảng Bảo thủ Anh vừa có chiến thắng vang dội nhất trong hơn 30 năm qua
trong cuộc bầu cử mà có nằm mơ họ cũng không nghĩ rằng sẽ thắng lớn đến thế.
Sau khi
kết quả cho 649/650 ghế dân biểu tại Anh được công bố, Đảng Bảo thủ của ông
Boris Johnson chiếm 364
ghế, bỏ xa đảng Lao động đứng thứ hai với 203 ghế.
Với kết quả này, người dân Anh
không chỉ nhắc lại rằng họ muốn rời Liên minh
châu Âu mà còn tỏ thái độ với khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của đảng đối lập chính, Đảng Lao động, cũng như với Đảng Dân chủ Tự do.
Đảng Lao động dưới sự lãnh đạo của ông
Jeremy Corbyn đã có những chính sách thiên tả trong đó có việc quốc hữu hoá các doanh
nghiệp trong
một số ngành. Một trong các lời hứa được đưa ra trong cuộc vận động tranh cử của ông
Corbyn là quốc hữu hoá hãng viễn thông BT để sớm mang internet băng thông rộng tới người dân. Nhưng điều này bị một số chuyên gia
cho rằng sẽ phản tác dụng.
Ông
Corbyn cũng bị chỉ trích vì phong
cách lãnh đạo không tạo được sự đồng thuận trong nội bộ Đảng Lao động. Một số đảng viên đã rời bỏ Lao động vì không phục vị lãnh đạo đảng. Một đảng viên như vậy đã vừa giành ghế dân biểu cho Đảng Bảo thủ sau khi đào tẩu khỏi Lao động hồi năm 2018.
Một trong những người trung thành với Đảng Lao động trong nhiều năm và vừa bỏ phiếu cho Đảng Bảo thủ lần đầu trong đời nói với đài BBC: “Cái chính là ông
Jeremy Corbyn đã không tạo được cảm hứng trong tôi với cách lãnh đạo [của ông]…
“Cuối cùng tôi
cảm thấy tôi phải tiến sang cánh hữu của thiên kiến chính trị ít hơn để bỏ phiếu cho ông
Boris Johnson so với chặng đường tiến sang cánh tả để bầu ông
Jeremy Corbyn.”
Đảng Dân chủ Tự do của bà Jo
Swinson thậm chí tuyên bố sẽ huỷ bỏ Brexit, tiến trình rời Liên minh châu Âu. Cử tri đáp lại bằng cách giảm bớt một ghế trong nghị viện của đảng này. Tiếc thay ghế đó lại chính là của bà đảng trưởng và Jo
Swinson mất luôn chức.
Điều có thể thấy rõ qua cuộc bầu cử lần này ở Anh là người dân đã chán ngấy với tình trạng tê liệt trong chính trường khi mà chính phủ muốn rời Liên minh
châu Âu càng nhanh càng tốt nhưng hạviện lại chỉ thích ở lại cho thật lâu. Với cuộc bỏ phiếu mang lại chiến thắng áp đảo cho Đảng Bảo thủ, lần đầu tiên trong
mấy năm qua ở nước Anh mới có sự thống nhất giữa đa số người dân, đa số dân biểu và đa số quan chức chính phủ về chuyện rời EU.
Đối với một số người dân, cuộc bầu cử này là sự lựa chọn một đảng đỡ tệ hơn thay vì chọn đảng nào tốt hơn. Đảng Bảo thủ thường bị chỉ trích vì không quan
tâm tới người nghèo và làm cho họ càng nghèo khó hơn. Đảng Lao động có một lãnh đạo có thể nói là “chán đời” tới mức các đảng viên của đảng cũng chia
rẽ về vai trò của người đứng đầu. Đảng Dân chủ Tự do chỉ muốn huỷ Brexit.
Người ta cũng có thể coi đây là cuộc bầu cử Brexit khi mà đa số người dân chỉ muốn giải quyết xong cuộc ly dị với EU cho nhẹ nợ. Nhưng nó cũng đã khiến lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do lập tức mất ghế vì không đắc cử nghị viên.
Trong khi đó lãnh đạo Đảng Lao động cũng tuyên bố sẽ từ chức trước cuộc bầu cử lần tới. Người Anh đã phải bỏ phiếu tới ba lần trong năm năm qua và giờ có thể thở phào vì sẽ không còn phải tới hòm phiếu ít nhất trong năm năm nữa.
No comments:
Post a Comment