May còn có em
Trời kêu ai nấy dạ không chỉ là một thành ngữ mà còn
là một triết lý sống của người dân Việt. Ai cũng chịu “gọi dạ” và
“bảo vâng” như thế cả, và ai cũng chỉ mong sao là “ổng” kêu ai cũng
được - trừ mình. Điều đáng lo là vài thập niên qua (rõ ràng) Trời
kêu có hơi nhiều, và kêu tới tấp, kêu lia chia, kêu lia lịa khiến thiên
hạ hóa bất an!
Từ Hải Phòng,
FB Thảo Dân tường thuật: “Hôm trước, đi từ
nhà tới trường có 5' xe máy, đầu đường là một đám tang người chết sinh năm
1960, đoạn giữa một người năm 1958. Gần trường là cậu sinh năm 1977... Họ đều
chết vì ung thư.”
Để tiết kiệm tiền
- thay vì dùng Taxi - tôi cũng hay thuê xe máy để đi lòng vòng nhiều đô
thị lớn (lân cận với VN) như Phnom Penh, Vientiane, Yangon... nhưng chưa
bao giờ mà nhìn thấy quá nhiều đám tang như vậy trong vòng năm phút.
Năm giờ hay năm ngày cũng thế.
Asia Times cho hay: “Theo thống kê chính
thức, khoảng 115.000 công dân Việt thiệt mạng vì ung thư vào năm 2018 - nghĩa
là hơn 300 người chết vì căn bệnh này mỗi ngày. According to official
statistics, almost 115,000 citizens in Vietnam were killed by cancer in 2018 -
meaning more than 300 died of the disease each day.”
Sao mà chết dữ vậy
cà?
Câu trả lời có thể
tìm được qua trang Giáo Dục Việt Nam, đọc được vào hôm 28 tháng 9 năm
2019: “Hàng triệu dân Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh khổ vì nước bẩn,
không khí ô nhiễm.”
Những tỉnh thành
khác tình trạng cũng đều thế cả và vấn đề không chỉ giới hạn vào
ô nhiễm không khí hay nước uống mà còn ở tiếng ồn, rác thải, vi
sinh, và thực phẩm nữa. Theo ghi nhận của Bộ Y Tế: “Tính đến năm 2007, có khoảng 51
làng, xã nằm rải rác ở 25 tỉnh/thành phố trong cả nước được ghi nhận là những
‘làng ung thư.’ Tập trung chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung - nơi diễn ra các hoạt
động tiểu thủ công nghiệp và làng nghề cao với cường độ cao (Hà Tây, Bắc Ninh,
Nam Định), gần các khu công nghiệp cũ (như Thái Nguyên, Phú Thọ) hoặc gần các
kho bảo vệ thực vật cũ (Nghệ An, Hà Tĩnh)...”
Con số làng ung thư,
đến nay, chắc phải nhiều hơn hẳn. Và Bộ Y Tế cũng chỉ “ghi nhận”
vậy thôi chứ hoàn toàn không có một “động thái” nào khác nữa. Bộ
Tài Nguyên & Môi Trường cũng vậy. Sau tất cả những “sự cố” liên
quan đến môi sinh, ông Trần Hồng Hà đều lên tiếng trấn an rằng sự
việc “chưa đáng quan ngại” hay vẫn ở ngưỡng “an toàn.” T.T. Nguyễn Xuân Phúc cũng đã từng dõng dạc tuyên bố
là “kiên quyết không đánh đổi môi trường để lấy lợi ích kinh tế.”
Tuy người đứng đầu
chính phủ “kiên quyết” như thế nhưng dân chúng đều “thầm” hiểu rằng
Trời kêu ai nấy dạ, và chỉ cầu mong sao cho “ổng” quên cái tên mình.
Nếu không có điều kiện để đi tị nạn môi sinh (ở một quốc gia xa xôi
nào khác) thì đành cam phận, sống theo thời, và vâng mệnh Trời là
thái độ chung của tất cả mọi người dân Việt hiện nay - trừ Đỗ Cao
Cường.
Nhân vật này
được Nghiệp Đoàn Báo Chí
Việt Nam (VNJU,
Vietnamese Journalists Union, Syndicat des Journalists Vietnamiens) giới
thiệu như sau: “Đỗ Cao Cường sinh ra ở Hải Phòng, là cựu sinh viên của
trường đại học Quốc gia Hà Nội. Ngay từ thời sinh viên, anh đã có nhiều bài
viết chống tiêu cực trong xã hội.... Cường là người phóng viên dám đi vào thực
địa để chụp ảnh, quay phim tố cáo cái xấu, cái ác làm hại người chung quanh.
Cho nên anh là người gặp nguy hiểm nhiều nhất trong báo giới Việt Nam. Nhà báo
Đỗ Cao Cường từng nhiều lần bị dọa giết do đăng tải các phóng sự không qua kiểm
duyệt trên mạng xã hội.”
Sao mà tới nỗi “bị
dọa giết” lận cà? Rảnh, đọc qua đôi đoạn nhà báo Đỗ Cao Cường viết
về những làng ung thư ở VN sẽ hiểu ra cớ sự:
"Tôi đã tới nhà
máy nhiệt điện Duyên Hải (Trà Vinh), các nhà máy nhiệt điện ở Quảng Ninh, Hải
Phòng, Hải Dương, Thái Bình.... Các làng ung thư bên cạnh các nhà máy nhiệt
điện Trung Quốc mọc theo, những cái chết cam chịu và đau đớn, trong tương lai
sẽ không còn chỗ chứa tro xỉ, xỉ than thẩm thấu và phát tán nhanh các thành
phần độc hại như thạch tín, chì ra môi trường nước, giết chết loài người cùng tất
cả các loài sinh vật...
Tôi cũng đã tới nhà
máy đạm Ninh Bình, cũng vay vốn Trung Quốc, cũng do nhà thầu Trung Quốc thi
công, họ đưa các thiết bị lạc hậu vào sử dụng, khi bị thua lỗ nhà đầu tư nước
khác không dám nhảy vào đầu tư, chỉ sau 4 năm hoạt động nhà máy này lỗ hơn
2.700 tỷ đồng. Nhiều người sống gần đó bị ung thư và chết trẻ. Hầu hết đứa trẻ
trong làng bị mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp, phải đeo khẩu trang đi
ngủ vì mùi quá hôi thối. Trâu bò uống nước cạnh nhà máy còn chết. Chất amoni khó nhận biết, dễ gây ung thư có
lúc vượt từ 26 đến 1.030 lần.
Tôi cũng đã tới nhà
máy thép Shengli ở Thái Bình, cũng do Trung Quốc làm chủ. Trong 10 năm nhà máy
này hoạt động, nhiều người dân ở thị trấn An Bài (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình)
chết trẻ do ô nhiễm nguồn nước, khói bụi, tiếng ồn phát ra từ nhà máy... Cho nên,
đi theo Trung Quốc chỉ có một con đường, đó là con đường chết. "
Đỗ Cao Cường còn
là đạo diễn của nhiều thước phim mầu xám, ghi nhận những hình ảnh
cuộc sống ngắc ngoải của con người và cảnh vật xám xịt xung quanh
([https://www..youtube.com/watch?v=dy70EPxZT_s]Thảm Hoạ Formosa, Lời Kêu Cứu Muộn Màng, [https://www.youtube..com/watch?v=ZKuNmV_OuIg]Để
Tang Đất, Xác Sống Ở Hà Nội, Làng Chết Ở Hải Phòng...) với hy vọng khán giả nhận thức
được diện được “những tên tội phạm, những kẻ sát nhân, chúng không
chỉ chống lại loài người mà còn tước đoạt quyền sống của các loài sinh vật
khác.”
Cái giá phải trả
cho những cuốn phim ngắn ngủi này hoàn toàn không rẻ. Em không chỉ bị
đe dọa mà còn bị vu vạ bởi những lời lẽ bẩn thỉu và ti tiện từ
nhiều phía. Dù tuyệt đối đơn độc, Đỗ Cao Cường vẫn không hề nao núng hay phẫn
nộ:
“Tôi xin phép gửi lời
thương xót vô tận dành tặng các bạn dư luận viên cùng tất cả những người con
thiếu học, thiếu chiều sâu, vô cảm trong cái đất nước này, nếu nhìn kỹ, không
cần đợi đến tương lai, bản thân các bạn và gia đình các bạn cũng đang là nạn
nhân, nạn nhân của một học thuyết không tưởng, nạn nhân của những vấn nạn vô
phương cứu chữa.”
May mà có em đời
còn dễ thương!
10.10.2019
No comments:
Post a Comment