Lấy lại niềm
tin, tình yêu thương của dân: Có quá trễ?
Thanh Trúc, RFA
2019-10-16
Nếu không muốn đọc, click để nghe: Audio Lấy lại niềm tin, tình yêu thương của dân: Có quá trễ?
2019-10-16
Nếu không muốn đọc, click để nghe: Audio Lấy lại niềm tin, tình yêu thương của dân: Có quá trễ?
Đọc:
"Giữ vững kỷ
cương, kỷ luật của đảng, để lấy lại và củng cố niềm tin và tình thương yêu, quí
trọng của nhân dân" là khẳng định của tổng bí thư kiêm chủ tịch nước
Nguyễn Phú Trọng ở phần cuối bài phát biểu bế mạc Hội Nghị Trung Ương Khóa 11
chiều 12 tháng Mười vừa qua. Đây là hội nghị chuẩn bị cho đại hội đảng 13 dự
kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2021.
Không ai tin?
Bản tin sau đó trên
báo Thanh Niên phát hành trong nước cho thấy khi nói về công tác cán bộ, ông
Nguyễn Phú Trọng đôi ba lần nhắc lại cũng như nhấn mạnh việc “củng cố” nhằm
“lấy lại niềm tin, tình thương yêu của nhân dân đối với đảng”.
Theo ông, dù có nhiều
thời cơ và thuận lợi trong thời gian qua, thì khó khăn và thách thức vẫn là
phải tiếp tục tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính
trị trong sạch, vững mạnh. Báo chí còn trích dẫn nguyên văn phát biểu của ông
là “Phải chuẩn bị một cách kỹ lưỡng cả về văn kiện lẫn nhân sự để Đại Hội thành
công tốt đẹp, thật sự là đại hội đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, sáng tạo và phát
triển”.
Nói thế chỉ là lên dây
cót cho anh em thôi chứ còn thực sự lòng dân người ta chán chê ra, người ta yêu
cầu mười thì anh làm được vài ba, có khi còn lỗi âm, thử hỏi làm sao mà
dân tin được. - Ông Nguyễn Khắc Mai
Kiến trúc sư Trần
Thanh Vân, một trí thức phản biện ở Hà Nội, cho rằng giờ mà kêu gọi lấy lại
niềm tin và tình yêu thương của nhân dân chẳng khác nào mất bò mới lo làm
chuồng:
"Mất lâu rồi,
không có tình thương yêu nào không có tin tưởng nào hết. Thực sự mà nói thì ông
biết là không có niềm tin, không còn được nhân dân tin, ông biết thế là tốt.
Tôi không quan tâm đến đại hội đảng vì nói thật hội nghị gì cũng chỉ là hình
thức, nội bộ họ đang đấu tranh với nhau. Tôi chẳng quan tâm đại hội đảng đâu,
tôi không chửi họ và không theo họ thế thôi, kệ!"
Toàn bộ bài phát biểu
của ông Nguyễn Phú Trọng vào khi bế mạc Hội Nghị Trung Ương 11 chứng tỏ ông
không đủ sức thuyết phục, là nhận định của ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên vụ
trưởng Vụ Nghiên Cứu –Ban Dân Vận Trung Ương Đảng:
"Bởi vì toàn nói
chuyện chung chung thôi, khen Ban Chấp Hành Trung Ương là có nhiều ý kiến sắc
sảo, nhưng ý kiến gì thì không rõ. Khen ba bốn cái văn phòng làm việc tử tế
nhưng đề xuất được cái gì thì cũng không nói rõ, tới đây sẽ chuyển biến cái gì,
tập trung vào việc gì cũng không nói rõ. Trong Huế tôi có câu “ném cát bụi
tre”, nghe rào rào, ào ào như thế, tôi thấy chả có tin tưởng gì."
Ông Nguyễn Khắc Mai
phân tích tiếp:
"Ông Trọng nhiều
lần nói rằng tình hình Việt Nam chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay. Ông tự hào
về một số kết quả ví dụ tăng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng và các thứ khác. Thế
nhưng dân người ta đặt vấn đề là kết quả như thế, thành tựu như thế mà phải trả
một giá rất đắt vì sự suy đồi của con người và xã hội, đặc biệt sự suy đồi
thoái hóa của cơ quan hành pháp. Nói thế chỉ là lên dây cót cho anh em thôi chứ
còn thực sự lòng dân người ta chán chê ra, người ta yêu cầu mười thì anh làm
được vài ba, có khi còn lỗi âm, thử hỏi làm sao mà dân tin được."
Nên giải quyết những
vấn đề lớn
Tựu chung để lấy lại
niềm tin và tình yêu thương, sự quí trọng của người dân thì quan trọng từ Đại
Hội XIII là thông qua Nghị Quyết Hội Nghị Trung Ương lần thứ 11, nhận thức sâu
sắc về những vấn đề lớn, thí dụ “Giải quyết quan hệ giữa qui luật thị trường và
định hướng xã hội chủ nghĩa”, kế đến là “Đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng, chỉnh
đốn đảng”.
Nhà quan sát thời
cuộc, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng:
"Cần hiểu Nguyễn
Phú Trọng là một người Mác Xít giáo điều, ông ta giáo điều hệt như Hugo Chavez
của Venezuela lúc còn sống. Cái gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa hay chủ
nghĩa xã hội đã dẫn Venezuela đến một đất nước không chỉ thảm thương mà còn
nghèo đói. Nếu Nguyễn Phú Trọng còn muốn duy trì chủ nghĩa xã hội và cái đuôi
định hướng xã hội chủ nghĩa như Venezuela thì ông ta sẽ đẩy Việt Nam vào tình
trạng thê thảm, đặc biệt vào lúc Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều thảm họa
về kinh tế, môi trường, thiên nhiên …
Lấy lại niềm tin,
thương yêu này kia thực sự chả ăn nhập gì với cái định hướng xã hội chủ nghĩa
của ông ta, càng giữ định hướng xã hội chủ nghĩa thì càng gây tai họa. Càng gây
tai họa càng làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin của người dân vào đảng và Nhà
Nước. - Nhà báo Phạm Chí Dũng
Thứ hai, nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thất bại lâu rồi. Bằng chứng rất rõ
cho việc thất bại đó là sự tan rã của phần lớn hệ thống kinh tế quốc doanh
trong đó bao gồm cả khái niệm tan rã vì tham nhũng. Nó sinh ra nhiều hậu họa,
để lại những số nợ kinh khủng. Từ đó để thấy không còn hy vọng gì ở cái đuôi
định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế của Việt Nam. Lấy lại niềm tin
thương yêu này kia thực sự chả ăn nhập gì với cái định hướng xã hội chủ nghĩa
của ông ta, càng giữ định hướng xã hội chủ nghĩa thì càng gây tai họa. Càng gây
tai họa càng làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin của người dân vào đảng và Nhà
Nước."
Từng là người chuyên
nghiên cứu về lý thuyết Mác Lê từ khi còn trẻ, cựu vụ trưởng Vụ Dân Vận Nguyễn
Khắc Mai cũng cho rằng ông đủ cơ sở để khẳng định chủ thuyết mà ông Nguyễn Phú
Trọng đang đề cao thực sự là một thất bại:
"Càng nghiên cứu
sâu thì không có chủ nghĩa Mác Lê nào cả, bởi nó là một thứ hổ lốn, nó đầu Ngô
mình Sở, nó mâu thuẩn lẫn nhau, anh này nói một đàng anh kia nói một nẻo. Ông
Mác về già ông đĩnh đạc ông sám hối, ông nói chả có chủ nghĩa cộng sản gì đâu,
đấy là trò lừa trẻ con (Enfantine).
Thứ hai là làm gì có
chủ nghĩa xã hội, và cái hình thái gọi là sau chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa xã
hội thì làm gì có chuyện ấy. Bây giờ vì sợ mất quyền hành nên là cứ kiên trì
chủ nghĩa Mác-Lê chứ thực ra đấy là cái mà dân Việt Nam đã ói ra rồi, không
ai người ta thừa nhận. Thực tế dân không thể tin được, không thể yêu
được, làm được một số thành quả gì đấy thì cướp bóc hết một nửa rồi. Anh ở
trong hội trường anh nói tầm phào với tình hình hiện nay với một đảng cầm quyền
nói theo Lenin là vừa đốt vừa tham vừa cậy quyền thì làm sao cho dân tin được,
người ta càng cười cho thôi."
Dưới mắt nhà báo độc
lập Phạm Chí Dũng, một số thành quả kinh tế nhất định bao năm qua so ra không
thể sánh với cả một núi tham nhũng. Bao nhiêu củi tươi, củi khô, được cho là
củi nhà của ông Nguyễn Phú Trọng, chưa được bỏ vào lò đốt, thì nói công tác cán
bộ đến củng cố xây dựng hoặc kỷ cương kỷ luật đảng chỉ là nói lấy được mà thôi.
Muốn biết rõ ý dân,
lòng dân đối với đảng và Nhà Nước thì cứ mạnh dạn trưng cầu dân ý sẽ hai năm rõ
mười, là ý kiến của nhà báo, blogger, cựu tù nhân nhân quyền Nguyễn Ngọc Già từ
Sài Gòn:
"Từ Điều 86 cho
đến Điều 93, cả trong 8 Điều này đều qui định về quyền hạn và trách nhiệm của
một chủ tịch nước. Thiết nghĩ bổn phận là chủ tịch nước thì ông cứ thi hành
theo đúng Hiến Pháp.
Ông Nguyễn Phú Trọng
nói rằng cần lấy lại niềm tin, tình thương của nhân dân là nói cho đảng của ông
ta. Suốt 70 năm qua cái gọi là niềm tin, tình yêu của dân dành cho đảng chỉ là
sự nhồi sọ. Tôi xin phép mượn tựa đề một cuốn sách của nhà văn Vũ Thư Hiên, tức
là người miền Bắc lúc bấy giờ và người miền Nam sau này đều sống trong cảnh”
Đêm Giữa Ban Ngày”. Người dân Việt Nam đã bị lầm quá sâu và ông Nguyễn Phú
Trọng tưởng rằng người dân hiện nay vẫn còn lầm lẫn như vài chục năm về trước
nên ông ta bảo là lấy lại niềm tin. Thực chất người dân không còn tin đâu.
Nếu họ dám thực hiện
trưng cầu ý dân, và Luật trưng cầu ý dân đã có hiệu lực rồi, nếu cho rằng người
dân Việt Nam hiện nay còn tin tưởng còn thương yêu đảng cộng sản Việt Nam thì
trưng cầu ý dân ngay đi."
Nếu họ dám thực hiện
trưng cầu ý dân, và Luật trưng cầu ý dân đã có hiệu lực rồi, nếu cho rằng người
dân Việt Nam hiện nay còn tin tưởng còn thương yêu đảng cộng sản Việt Nam thì
trưng cầu ý dân ngay đi. - Blogger Nguyễn Ngọc Già
Bế mạc Hội Nghị Trung
Ương 11, ông Nguyễn Phú Trọng đã đề cập tới việc bổ nhiệm một số nhân sự mới
trong bộ máy cầm quyền, đồng thời à loan báo quyết định kỷ luật 7 tổ chức đảng,
bao gồm Ban Cán sự Đảng bộ Công Thương, Ban Cán sự Đảng bộ Tài Nguyên-Môi
Trường, Ban Cán sự Đảng bộ Truyền Thông-Thông Tin, Ban Cán sự Đảng bộ Giao
Thông Vận Tải, Ban Thường vụ Đảng ủy ngoài nước, Ban Thường vụ Thành ủy
Đà Nẵng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
Theo ông Nguyễn Phú
Trọng, kỷ luật cán bộ là điều ông cho rằng “Thật là đau xót nhưng không thể
không làm, không có cách nào khác”.
Còn đối với nguyên vụ
trưởng Vụ Nghiên Cứu –Ban Dân Vận Nguyễn Khắc Mai, khi tình hình tham nhũng đầy
dẫy cùng số lượng cán bộ đảng viên tham ô, thoái hóa tăng cao, thì cho dù ông
Nguyễn Phú Trọng có than thở như thế nào dân vẫn không tin.
Tin, bài liên quan
No comments:
Post a Comment