Việt Nam giữa thương chiến
Nguyễn Xuân Nghĩa
2019-08-06
2019-08-06
Sau hơn một năm đàm
phán không kết quả, trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã lên tới cao
độ vào tuần qua khiến cả thế giới lo ngại một nguy cơ suy trầm toàn cầu nữa.
Trong viễn ảnh đó, làm sao Việt Nam có thể thoát khỏi những hậu quả bất lợi?
Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về bài toán hiểm hóc này?
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu cùng Nguyên
Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, sau khi hai
phái bộ Hoa Kỳ và Trung Quốc đàm phán tuần qua tại Thượng Hải mà không kết quả,
hôm Thứ Năm mùng một, Tổng thống Donald Trump quyết định là kể từ ngày một
Tháng Chín, Mỹ sẽ áp thuế 10% trên một số mặt hàng của Trung Quốc trị giá 300
tỷ đô la. Quyết định ấy khiến các thị trường cổ phiểu trên thế giới sụt giá vì
mối lo là kinh tế toàn cầu có thể bị suy trầm do trận thương chiến. Qua ngày
Thứ Hai, tình hình thêm căng thẳng khi Bắc Kinh cho hạ giá đồng bạc tới mức
thấp nhất kể từ 11 năm nay làm các thị trường đều mất giá nặng vì trận thương
chiến lan qua lĩnh vực ngoại hối. Lập tức, phía Hoa Kỳ kết án Bắc Kinh là “thao
túng tiền tệ” và viễn ảnh kinh tế toàn cầu càng thêm đen tối do mâu thuẫn giữa
hai nền kinh tế có sản lượng cao nhất thế giới. Như vậy, Việt Nam có thể làm gì
để thoát nạn?
Tình hình kinh tế
Trung Quốc thiếu khả quan lại bị hậu quả của trận thương chiến với Mỹ từ cả năm
nay, với vụ áp thuế trên 250 tỷ đô la hàng hóa bán vào Hoa Kỳ, nay có thể bị
thêm 300 tỷ nên Bắc Kinh phải tìm cách thoát với đồng bạc rẻ hơn để dễ xuất
khẩu hơn, nhưng vì lý do chính trị, họ trình bày như một cách trả đũa.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
-Nguyễn Xuân Nghĩa
“Lạc quan tếu, hốt hoảng bậy”
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, tôi xin có vài ý kiến về
bối cảnh chung làm cơ sở suy luận và ước đoán về tương lai. Thứ nhất, dân Mỹ
thường lạc quan tếu rồi hốt hoảng bậy. Tâm lý đó ảnh hưởng đến sự dao động hàng
ngày hàng giờ của thị trường tài chính Hoa Kỳ. Thứ hai, các nước đều lệ thuộc
vào việc xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ hơn là Mỹ cần bán hàng ra
ngoài nên đều chú ý đến tình hình kinh tế Hoa Kỳ mà ít thấy nhiều vấn đề nghiêm
trọng hơn của Trung Quốc.Thứ ba, ít ai chú ý đến kinh tế Mỹ giao dịch nhiều
nhất là với Mexico, sau đó là Canada và Trung Quốc chỉ đứng hạng ba thôi.Thứ
tư, sau giai đoạn lạc quan thái quá về đà tăng giá cổ phiếu, người Mỹ lại sợ
kinh tế bị suy trầm vì đã tăng trong 10 năm liền nên có lúc điều chỉnh. Phản
ứng đó giải thích vì sao quyết định hạ lãi suất cơ bản tại Hoa Kỳ hôm Thứ Tư
tuần trước làm thị trường Mỹ không tăng mà sụt giá và gây lo ngại cho thiên hạ,
đâm ra Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ lại có ảnh hưởng toàn cầu. Sau cùng, chính
là nỗi phập phồng đó mới làm thị trường Mỹ sụt giá kỷ lục vào ngày Thứ Hai khi
tin tức về trận thương chiến kéo dài từ mùng sáu Tháng Bảy năm ngoái đã lên tới
cao độ. Kết luận của tôi là có lẽ chúng ta nên bình tĩnh hơn!
Nguyên Lam: Dường như ông muốn phân tích tâm lý
thị trường tại Hoa Kỳ để trấn an mọi người, vì sao như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Xin nói tiếp về bối cảnh, ta cần thấy
là các nền kinh tế lớn trên thế giới như Âu Châu, Trung Quốc và Nhật Bản đều có
vấn đề từ nhiều năm qua, phần chính là do dân số hay nhân khẩu bị lão hóa. Hoa
Kỳ ít bị hơn nhưng cổ phiếu Mỹ lên giá quá mạnh so với sản lượng kinh tế và so với
cổ phiếu của các thị trường khác. Khi lên giá quá lâu và quá nhanh thì thể nào
cũng có lúc điều chỉnh, là sụt giá. Điều ấy cũng giải thích sự hốt hoảng khi
giới đầu tư chực chờ tin xấu để bán tháo. Thứ tư, ông Trump ưa phát biểu và ra
quyết định bất ngờ nên bị báo chí chê trách như kẻ gây rủi ro cho thị trường,
nhưng nếu nhớ tới bài toán của Vương quốc Anh Thống nhất với vụ Brexit, của
Nhật Bản trong mâu thuẫn với Nam Hàn, của Trung Quốc cùng Âu Châu nói chung thì
ta thấy thế giới đang ở giữa những đổi thay lớn và không nên vì sự thăng giáng
ngắn hạn của thị trường Hoa Kỳ mà kết luận về tương lai của mình.
Nguyên Lam: Câu hỏi cuối về bối cảnh, thưa ông,
việc Bắc Kinh quyết định giảm tỷ giá của đồng Nguyên so với đồng Mỹ kim bị Hoa
Kỳ lên án là “lũng đoạn” hay “thao túng ngoại hối”. Quyết định ấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Báo chí Hoa Kỳ và nhiều nước khác mắc
tật tôi gọi là “ghét Trump” nên nhiều khi kết luận sai và gây thêm biến động
cho thị trường. Tình hình kinh tế Trung Quốc thiếu khả quan lại bị hậu quả của
trận thương chiến với Mỹ từ cả năm nay, với vụ áp thuế trên 250 tỷ đô la hàng
hóa bán vào Hoa Kỳ, nay có thể bị thêm 300 tỷ nên Bắc Kinh phải tìm cách thoát
với đồng bạc rẻ hơn để dễ xuất khẩu hơn, nhưng vì lý do chính trị, họ trình bày
như một cách trả đũa. Thật ra, võ khí tiền tệ này ít công hiệu vì số cầu nói
chung của toàn cầu đều giảm, chưa kể là phá giá đồng bạc chỉ thúc đẩy nạn tẩu
tán tài sản từ Trung Quốc. Tôi không tin là Bắc Kinh tiếp tục hạ giá đồng
Nguyên để bán hàng cho rẻ như người ta lo sợ.
Nguyên Lam: Tức là về dài lãnh đạo Bắc Kinh sẽ
không thể khai thác giải pháp này, nhưng thưa ông, vì sao Trung Quốc lại đòi
trả đũa với “một cái đũa quá ngắn” như ông thường nói?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta có hai tầng nhận thức là ấn
tượng và thực tế.
- Hoa Kỳ nương vào vụ
đồng Nguyên để gây sức ép pháp lý cho trận thương chiến, chứ xứ nào gặp khó
khăn kinh tế thì cũng có thể hạ lãi suất, là biện pháp tiền tệ, hay hối suất là
biện pháp hối đoái, để kích thích sản xuất. Nhật, Mỹ hay Âu Châu cũng làm như
vậy từ chục năm trước, các nước Đông Á cũng thế trong vụ khủng hoảng năm 1997.
Vì Bắc Kinh giữ chế độ kiểm soát hối đoái và giàng giá đồng bạc vào tiền Mỹ
trong một biên độ nhất định nên dễ bị công kích, như Việt Nam đã từng bị. Ngoài
ra Bắc Kinh cũng làm bộ trả đũa với việc hết mua nông sản Hoa Kỳ, chứ thật ra
số cầu về ngô bắp của họ đã sụt vì dịch bệnh heo lan rộng. Nhưng lãnh đạo
của họ cần gây ấn tượng là không sợ Mỹ để làm thị trường Hoa Kỳ hốt hoảng và
chê trách Chính quyền Trump về vụ thương chiến.
Cho tới nay, Việt Nam
mới chỉ được 69 nước công nhận quy chế “kinh tế thị trường”. Đây là một ưu tiên
cải cách sau cái trớn của CPTPP và Hiệp ước Việt-Liên Âu. Muốn vậy, nên từ bỏ
khẩu hiệu “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” và vai trò chủ đạo của hệ thống
quốc doanh. Muốn thoát Tầu thì đừng làm giống Tầu!
-Nguyễn Xuân Nghĩa
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Hoàn cảnh Việt Nam
Nguyên Lam: Chúng ta bước qua phần hai của đề tài
kỳ này là hoàn cảnh của Việt Nam. Ông có nhận xét như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trên toàn cảnh, mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ
và Trung Quốc đã tích lũy từ lâu và có tính chất đa diện vì bao gồm cả an ninh
chính trị, chứ không thu hẹp vào mặt trận kinh tế, thương mại, đầu tư hay ngoại
hối nên tình hình còn căng thẳng chứ không giảm. Thứ hai, Trung Quốc mất ưu thế
dân số đông nhân công rẻ nên từ năm năm qua hết là “công xưởng toàn cầu” và
phải leo lên trình độ sản xuất cao hơn. Đấy là cơ hội cho Việt Nam tiếp nhận
đầu tư rút khỏi thị trường Trung Quốc như diễn đàn của chúng ta đã phân tách từ
lâu.
- Khi mâu thuẫn Mỹ-Hoa
bùng nổ thì Việt Nam tưởng là bãi đáp an toàn cho giới đầu tư tránh khỏi hậu
quả bất lợi từ trận thương chiến. Thật ra, hậu quả bất lợi là số cầu giảm mạnh
trên thế giới nên Việt Nam khó xuất khẩu hơn trước. Rốt cuộc thì xuất cảng của
Việt Nam trong sáu tháng đầu năm nay chỉ tăng hơn 7% so với gần 18% cho cùng kỳ
năm ngoái và Việt Nam bị nhập siêu là nhập hơn xuất 37 triệu đô la thay vì đạt
xuất siêu hơn 4 tỷ năm ngoái.
- Chuyện éo le là Việt
Nam lại được xuất siêu với Hoa Kỳ, thuộc hạng sáu chứ không ít, nên cần suy
nghĩ về cán cân ngoại thương với Mỹ và về chính sách tiếp nhận đầu tư của doanh
nghiệp Hoa Kỳ. Vì vậy, ta cần nhìn vào bài toán ngắn hạn trong viễn ảnh dài.
Nguyên Lam: Như vậy, bài toán ngắn hạn lại có thể
là mâu thuẫn mậu dịch với Hoa Kỳ. Thưa ông, còn viễn cảnh dài là gì cho Việt
Nam?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Bài toán ngắn hạn là tăng nhập khẩu từ
Mỹ và kiểm lại tiêu chuẩn xuất xứ theo tỷ lệ đóng góp thực của Việt Nam, tối
thiểu là 30% để khỏi gây tai họa là bán hàng Trung Quốc hay của xứ khác vào thị
trường Mỹ mà bị vạ. Tôi nghĩ lãnh đạo Hà Nội biết bài toán đó, mà chưa chắc bộ
máy thư lại với luật lệ rườm ra cùng tệ quan liêu tham nhũng đã có thể sớm giải
quyết được.
Nguyên Lam: Còn viễn ảnh trường kỳ thì sao?
Đối tác Công-Tư là PPP
Public-Private Partnerships về khai thác hạ tầng mà Việt Nam nên sớm thông qua
luật lệ để trấn an giới đầu tư ngoại quốc và tư doanh nội địa về phần chia rẻ
rủi ro. Các định chế viện trợ quốc tế đều than là thủ tục rườm rà của Việt Nam
làm chậm đà giải ngân và thực hiện các dự án. Đây là cơ hội cho Hà Nội sớm cải
tiến hạ tầng luật lệ của mình.-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta nên nghĩ tới chuỗi cung ứng toàn
cầu, hay global value chains, là các nước chia nhau từng cơ phận chế biến ra
sản phẩm hoàn tất để bán cho nhau, với trị giá gia tăng hay đóng góp của từng
nước theo lợi thế tương đối. Việt Nam nên tránh nghĩ tới lợi thế là nhân công
nhiều và rẻ vì chỉ làm gia công cấp thấp cho thiên hạ mà cần kế hoạch giáo dục
và đào tạo dài hạn để nhân công có tay nghề và năng suất hầu chiếm phần đóng
góp cao hơn cho mình. Xứ nào cũng tính như vậy thôi. Trước thái độ hung hăng
của Bắc Kinh với các doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam cần cho các nước thấy
mình có nỗ lực xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất và hạ tầng vô hình là giáo dục
cùng hệ thống luật lệ công khai minh bạch để có sân chơi bình đẳng cho mọi nhà
đầu tư trong ngoài.
- Việt Nam đang cố hội
nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu khi tham gia Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình
Dương Toàn diện CPTPP với 10 nước còn lại, đã ký thỏa ước tự do thương mại với
Liên hiệp Âu Châu. Tiêu chuẩn rất cao của TPP và Liên Âu đòi hỏi Việt Nam thực
thi cải cách về môi sinh và quyền lao động để dễ nhận đầu tư từ các nước tiên
tiến. Hiệp ước với Liên Âu còn có chương trình Đối tác Công-Tư là PPP
Public-Private Partnerships về khai thác hạ tầng mà Việt Nam nên sớm thông qua
luật lệ để trấn an giới đầu tư ngoại quốc và tư doanh nội địa về phần chia rẻ
rủi ro. Các định chế viện trợ quốc tế đều than là thủ tục rườm rà của Việt Nam
làm chậm đà giải ngân và thực hiện các dự án. Đây là cơ hội cho Hà Nội sớm cải
tiến hạ tầng luật lệ của mình.
Nguyên Lam: Còn riêng với Hoa Kỳ thì sao, thưa
ông?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Riêng với Hoa Kỳ thì ta nhớ tới mâu
thuẫn Mỹ-Hoa trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới WTO là Mỹ chưa cho
Trung Quốc quy chế “kinh tế thị trường”. Cho tới nay, Việt Nam mới chỉ được 69
nước công nhận quy chế ấy. Đây là một ưu tiên cải cách sau cái trớn của CPTPP
và Hiệp ước Việt-Liên Âu. Muốn vậy, nên từ bỏ khẩu hiệu “theo định hướng xã hội
chủ nghĩa” và vai trò chủ đạo của hệ thống quốc doanh. Muốn thoát Tầu thì đừng
làm giống Tầu!
Nguyên Lam: Còn về mối nguy thương chiến với Hoa
Kỳ sau lời đả kích cực nặng của ông Trump vào đầu tháng trước rằng “Việt Nam là
nước lạm dụng nhất” và dọa áp thuế 456% trên thép do Việt Nam nhập từ Nam Hàn
và Đài Loan rồi bán vào thị trường Mỹ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chuyện ấy liên hệ đến quy chế kinh tế
thị trường tôi vừa nói. Đang mong Hoa Kỳ công nhận quy chế này mà Việt Nam lại
ăn gian thì tự gieo họa vào thời điểm cực bất lợi! Đạo luật Thương mại Mỹ năm
1974 có Khoản 301 cho doanh nghiệp Hoa Kỳ khiếu nại khi bị cạnh tranh bất chính
bằng bán phá giá. Mỹ dùng Khoản ấy để trừng phạt Trung Quốc. Nếu Việt Nam cũng
bị áp thuế 25% thì xuất cảng có thể sụt 25% và Tổng sản lượng mất một điểm,
thay vì tăng 6,8% thì chỉ còn 5,8%, vì kinh tế vẫn còn quá lệ thuộc vào xuất
khẩu!
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam
xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.
Tin, bài liên quan
No comments:
Post a Comment