Sau 44 năm, Hà Nội vẫn chưa đuổi kịp Sài Gòn
7-8-2019
Sống ở
Sài Gòn từ trước 75 cho đến mãi về sau nầy, tui chỉ thấy SG thụt lùi đi trên
nhiều phương diện. Vậy mà rời SG, ra Hà Nội sống ba năm, nay trở lại mới thấy
dù SG có bị kéo lùi đi rất nhiều nhưng vẫn cách khá xa HN về mọi phương diện.
Sau 44 năm, Hà Nội vẫn chưa đuổi kịp Sài Gòn, và không biết đến bao giờ, dù
tiền bơm vào nơi nầy như nước sông Hồng mùa lũ.
Tiền
chỉ giúp Hà Nội xây lên nhiều cao ốc, mở ra nhiều đường chứ không giúp cho chất
lượng sống cũng như ý thức và sinh hoạt của đại bộ phận người dân ở đây nâng
lên được bao nhiêu so với SG.
Dễ thấy
nhất sự thua kém của HN là trật tự giao thông đô thị. Xe cộ đi lại hỗn loạn
không theo làn quy định nào hết, đèn đỏ vượt vô tư. Các hố ga trên mặt đường
ngay ở trung tâm thì nham nhỡ hầm hố không thể nào tả xiết, gây tai nạn chết
người như chơi, năm nầy qua tháng nọ không thấy ai kêu than, mà kêu than chắc
cũng chẳng tới đâu.
Lấn
chiếm vỉa hè và ném chất thải vô tội vạ ra đường, ra khắp mọi nơi thì HN vô
địch. Người ta ỉa đái ngay trong cả cầu thang chung cư được, thì chuyện gì cũng
có thể làm được.
Chung
cư cao cấp nơi tui đang ở, tàn thuốc, rác vẫn xuất hiện trên hành lang và trong
cầu thang. Nơi đổ rác có thùng chứa, rác vẫn bị ném tràn lan ra ngoài.
Thủ tục
hành chính ở SG đang bỏ rất xa Hà Nội.
Cũng
làm lại căn cước (sau khi bị công an côn đồ ở trại 6 Nghệ An cướp mất), ở Hà
Nội, công dân Nguyễn Thúy Hạnh phải mất hai ngày ra ngồi chờ đợi, trong khi đó
ở SG, tui chỉ mất đúng 30 phút là xong. Làm lại bằng lái xe, sau khi đã khám
sức khỏe, tui chỉ mất đúng 20 phút khai báo và nộp giấy tờ.
Trước
đây ba năm, ở SG tui bị mất giấy tờ, đến đồn công an khai báo, thấy đã có sẵn
mẫu điền vào nộp buổi sáng, buổi chiều đến nhận lại giấy xác nhận.
Vậy mà
mới đây ở Hà Nội, bạn tui kể khi đến phường Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) khai
mất giấy tờ khi chạy xe trên đoạn đường nầy, cán bộ trực đùn đẩy người nầy qua
người khác, chờ hơn nửa giờ mới có cán bộ công an ra làm việc. Hỏi han điều tra
xác minh đã đời rồi anh ta mới đưa ra kết luận: Đường Kim Giang chạy qua địa
bàn phường Kim Giang chỉ có 250 m, phần lớn còn lại là qua địa bàn phường Đại
Kim, do vậy khả năng đánh rơi giấy tờ nằm ở phường Đại Kim, anh qua bên đó khai
báo mới hợp lý.
Bạn tui
bực mình đứng lên không nói lời nào, chạy qua phường Đại Kim. Tại đây, trực ban
ề à mãi mới đưa ra hướng dẫn viết đơn trình báo như thế nào mà đơn trình báo
phải đánh máy vi tính. Bạn tui chạy đến tiệm photocopy, gõ xong đơn mang đến.
Cán bộ nói phải 3 ngày sau mới đến nhận xác nhận. Bạn tui hỏi vì sao mà lâu,
cán bộ trả lời: Phải xác minh có thật sự anh đánh rơi trên đoạn đường nầy hay
không, lãnh đạo mới ký cho anh chứ.
Bạn tui
hỏi làm sao xác minh, thì cán bộ ề à một lúc không đâu vào đâu rồi cuối cùng tỏ
ra thông cảm: Thấy anh cần gấp quá, tôi thông cảm sẽ đề đạt lãnh đạo ký sớm cho
anh, sáng mai anh đến lấy nhé. Sáng hôm sau, 7 giờ bạn tui bị gọi đến, nhận
giấy cớ mất tại quán cà phê trước đồn và tốn 200k với một gói thuốc ngoại.
Chỉ với
cái giấy cớ mất giấy tờ đơn giản mà nhiêu khê như vậy thì hỏi những thủ tục
hành chánh khác, khó khăn đến chừng nào?
Sài Gòn
hiện nay cũng giảm hẳn các cổng chào ngang đường và những khẩu hiệu vô bổ trên
các trụ điện ven đường, thay vào đó xuất hiện rất nhiều bảng chỉ đường trước
mỗi giao lộ quan trọng. Nhờ những bảng chỉ đường nầy mà giao thông bớt tắt
nghẽn, bớt tai nạn do người lái xe đi lộn đường hoặc phải dừng lại hỏi đường.
(Xem ảnh):
Người
Sài Gòn tôn trọng luật lệ giao thông tốt nhất nước là điều chắc chắn. Người Sài
Gòn cũng sống chan hòa và nhân ái hơn HN là điều không thể chối cãi. Các quán
cơm từ thiện 2k, cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại bệnh viện, các tủ bánh
mì, tủ nước, thùng áo quần phát không cho người nghèo có khắp mọi nơi đã nói
lên điều đó.
Sài Gòn
bị kéo thụt lùi sau 44 năm, nhưng quán tính của 20 năm thời VNCH, cái mà bộ máy
tuyên truyền của nhà đương quyền gọi là “tàn dư Mỹ Ngụy”, đã giúp giữ lại SG
những điều tốt đẹp mà Hà Nội bây giờ có trét lên đầy tiền cũng khó bao giờ đuổi
kịp, nếu thể chế lạc hậu phi nhân nầy vẫn còn tồn tại.
No comments:
Post a Comment