Tiền ảo, rủi ro thật
Nguyễn Tuấn
2018-04-13
2018-04-13
Tại Việt Nam, vào đầu
tháng tư xảy ra vụ lừa đảo tiền ảo mà những nạn nhân nói mất đến 15 ngàn tỷ
đồng khiến dư luận xôn xao và thủ tướng cũng như phó thủ tướng phải có ý kiến
chỉ đạo yêu cầu cơ quan chức năng chấn chỉnh quản lý trong lĩnh vực này.
iFan, Pincoin
Một số người vào sáng
ngày 8/4 vừa qua, kéo đến trước công ty cổ phần Modern Tech tại trung tâm Thành
phố Hồ Chí Minh và căng biểu ngữ tố cáo công ty này lừa đảo và chiếm đoạt với
số tiền hơn 650 triệu đô la, tức khoảng hơn 15.000 tỷ đồng.
Modern Tech được thành
lập dựa trên iFan và Pincoin là hai dự án được 7 thành viên sáng lập. iFan được
giới thiệu là đồng tiền số được phát triển trên nền tảng Etherium. Tiền ảo iFan
được công ty Modern Tech giới thiệu là tiền ảo sử dụng cho các dịch vụ liên
quan đến giới nghệ sĩ Việt kết nối với người hâm mộ.
Từ năm 2017, Modern
Tech kêu gọi các nhà đầu tư mua đồng tiền ảo iFan và cam kết sau khi tham gia
đầu tư sẽ được hưởng lãi suất lên tới 48% trong một tháng và thời gian hoàn vốn
tối đa trong 4 tháng. Theo đó chỉ cần cho vay 100 đô la thì lãi suất đã là 48%
và khi nhà đầu tư cho vay 25.000 đô la trở lên thì được hưởng lãi suất tới 57%.
Vì lãi suất khủng này là yếu tố chính để lôi cuốn các nhà đầu tư rót tiền vào.
Ngoài ra, công ty này
còn kêu gọi nhà đầu tư nếu mời gọi hoặc lôi kéo thêm người vào hệ thống thì sẽ
được hưởng thêm 8% số tiền người mới tham gia. Đây là một dạng mô hình kinh
doanh đa cấp theo kiểu kim tự tháp xuất hiện tại thị trường Việt Nam lâu nay.
Hỏi về lý do vì sao
lại đặt niềm tin quá lớn vào một dự án như thế một nhà đầu tư cho chúng tôi
biết:
“Bản chất của loại
tiền số là ẩn danh nhưng ở đây loại tiền này, cái dự án này nó cho mọi người
thấy rõ ràng người đứng đầu là ai như thế nào rõ ràng với trả lãi cao trong
thời gian ngắn nên tụi em hay nhiều người khác cầm cố nhà cửa hay bán nhà đổ
vào nó.”
Một trong những nhà
đầu tư bị gạt trong vụ việc cho chúng tôi biết lý do vì sao các nhà đầu tư đổ
rất nhiều tiền vào dự án này. Anh kể rằng có nhân vật tên Lê Ngọc Tuấn đi kêu
gọi rất nhiều nhà đầu tư tham gia dự án iFan với những điều kiện hấp dẫn như
vừa nêu và khẳng định với với các nhà đầu tư như sau:
“Lê Ngọc Tuấn khẳng
định khi trong trường hợp có sự cố xảy ra thì sẽ có người thu gom toàn bộ số
coin này không mất đồng nào khiến cho nhiều người sẵn sàng cầm cố nhà cửa tài
sản để đỗ vào dự án này.”
Hướng giải quyết
Bà Lại Việt Anh, Phó
cuc trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương cho báo
chí trong nước biết rằng người dùng cẩn thận trong các giao dịch liên quan đến
tiền số. Bởi vì hiện nay tiền số chưa được pháp luật Việt Nam công nhận, do đó
tất cả mọi giao dịch, kể cả những giao dịch không phạm pháp cũng không được
pháp luật công nhận.
Luật sư Đặng Đình Mạnh
tại Sài Gòn cho rằng vụ việc này xảy ra là một sự thất bại từ việc quản lý của
nhà nước. Ông cho biết:
“Hiện nay Việt Nam
cũng có những quy định về quản lý việc bán hàng đa cấp, nhưng luật Việt Nam vẫn
chưa theo kịp với những biến tướng của bán hàng đa cấp, nhóm này vừa làm là một
ví dụ, do mình không quản lý được để họ có thể kêu gọi một số tiền trong dân
quá lớn tới 15.000 tỷ, mà có lẽ các nhà đầu tư đều trắng tay. Về phía luật sư
chúng tôi cho rằng một sự thất bại về quản lý của nhà nước.”
Ông nói tiếp sự việc
liên quan đến dự án iFan không còn trong phạm vi bán hàng đa cấp nữa:
“Việc lừa đảo này
không còn trong phạm vi bán hàng đa cấp nữa mà nó nhảy sang một lãnh vực khác
là lừa đảo. Lừa đảo là một trong những tội danh của bộ luật hình sự, về mặt
pháp luật thì vn sẽ xử lý vụ này được thôi nhưng điều quan trọng trong vụ này
được nạn nhân quan tâm nhất là số tiền của họ có lấy lại được hay không.”
Hiện nay, luật pháp
Việt Nam và nhiều quốc gia khác chưa công nhận các loai tiền số là loại tiền tệ
hợp pháp mặc dù các giao dịch bằng số tiền đã và đang tồn tại không ít trên thị
trường.
Sau khi có đơn tố cáo
của hàng chục nhà đầu tư về vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến công ty
cổ phần Modern Tech, ông Lê Thanh Liêm, phó chủ tích Ủy Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí
Minh đã yêu cầu công an thành phố điều tra vụ bán tiền mã hóa đa cấp này. Ông
Liêm còn cho biết các loại tiền ảo không phải là tiền tệ và không phải là
phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Do đó người nào dùng iFan và
Pincoin để giao dịch sẽ bị xử lý.
Vào ngày 10/4, Thủ
tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc đã ký chỉ thị yêu cầu Ngân hàng nhà nước,
Bộ Công an và các cơ quan chức năng tăng cường siết chặt quản lý và xử lý các
giao dịch tiền điện tử và các loại tiền số khác.
Từ trước đến nay tại
Việt Nam từng xảy ra nhiều vụ lừa đảo huy động được rất nhiều tiền của người
khác thông qua những kế hoạch rất tinh vi mà người dân thường rất dễ bị mắc
bẫy: nhỏ là những đường dây chơi hụi, lớn là như ‘Nước Hoa Thanh Hương’ vào
thập niên 90 ở Sài Gòn… Thế rồi này đến thời đại số là những dạng tiền ảo như
vừa nêu.
Trách nhiệm giúp ngăn
chặn những vụ lừa đảo tài chính lớn thuộc những nhà quản trị có hiểu biết vững
vàng chuyên môn và cơ quan thực thi pháp luật đủ trình độ, khả năng; chứ không
thể để cho vụ việc vở lỡ rồi mới yêu cầu điều tra, xử lý. Theo cách đó thì
không xảy ra vụ lừa đảo này cũng sẽ có vụ khác mà thôi.
hay
ReplyDelete