Tuesday, May 19, 2020

Tại Sao TCB Đi Ngắm Hang Đá Vân Cương vào Lúc Này?


Tại Sao TCB Đi Ngắm Hang Đá Vân Cương vào Lúc Này?

Thời cuộc nhạy cảm, vì sao Tập Cận Bình lại đi ngắm hang đá Vân Cương?
 15/05/20,
Kể từ khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát, làn sóng chống lại sự chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nổi lên tứ phía. Trong thời điểm này, ông Tập Cận Bình sau khi trở về từ Tần Lĩnh, Thiểm Tây – nơi được coi là “long mạch” Trung Quốc, thì lại tiếp tục đến hang đá Vân Cương, Sơn Tây. Ngoại giới cho rằng điều này tất có dụng ý.
Truyền thông chính thức của Trung Quốc đưa tin, vào tối 11/5, ông Tập Cận Bình đã đến thăm hang đá Vân Cương ở phía nam chân núi Vũ Châu. Ông đi vào hang động để xem xét cẩn thận các pho tượng, bích họa, hỏi chi tiết về lịch sử, phong cách nghệ thuật và vấn đề bảo tồn các di tích văn hóa của các hang động, đồng thời giao lưu, vẫy tay chào hỏi tới “du khách” ở đó.
Hình ảnh của CCTV cho thấy, lúc ông Tập đến thăm, có một đám “diễn viên quần chúng” đi ra, rõ ràng là đã được sắp xếp trước, một đoàn người không hẹn mà gặp với ông Tập, nhiệt liệt vẫy tay với ông. Sau đó, đám người hoan nghênh khiến ông Tập rất vui vẻ.
Không khó để nhận ra, ông Tập Cận Bình mỗi khi gặp khủng hoảng về thống trị thì luôn có hành vi xuất hành tránh gió.
Trước và sau Hội nghị Bắc Đới Hà vào mùa hè năm 2019, sau hơn 10 ngày ẩn thân vào đầu tháng 8, ông Tập lần đầu tiên xuất hiện khi đang đến thăm hang đá Mạc Cao, Cam Túc – nơi người xưa gọi là “động Ngàn Phật”, và nhấn mạnh việc bảo vệ các di tích văn hóa.
Vào thời điểm đó, phong trào phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông tiếp tục leo thang, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng, mâu thuẫn giữa các phe phái khác nhau trong ĐCSTQ đã trở nên mãnh liệt hơn, việc Tập Cận Bình đến hang Mạc Cao “bái Phật” cũng dẫn đến nhiều suy đoán.
Hiện tại đang là thời điểm nhạy cảm, “Lưỡng hội” (2 phiên họp) của Trung Quốc sẽ được tổ chức vào cuối tháng này, đây luôn là một sự kiện khiến giới quan chức phải thấp thỏm, mức độ duy trì ổn định thường được tăng cường hơn bao giờ hết. Hiện tại, nguy cơ về dịch bệnh ở Trung Quốc vẫn chưa kết thúc, bầu không khí chính trị càng ác liệt hơn, có thể nói là đang ở trong thời điểm “loạn trong giặc ngoài”.
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Trung Quốc trong quý đầu tiên, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, sự lây lan của dịch bệnh trên khắp thế giới cũng khiến ĐCSTQ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan chưa từng thấy. Các nước phương Tây đang truy cứu trách nhiệm và yêu cầu bồi thường cho việc che giấu dịch bệnh của ĐCSTQ. Ngay cả các nước châu Phi, nơi bao năm qua ĐCSTQ đã không ngại “vung tiền” cũng tham gia đòi bồi thường.
Minh Cư Chính, giáo sư danh dự của Khoa Chính trị học tại Đại học Đài Loan, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, việc các nước trên thế giới lần lượt kêu gọi truy cứu trách nhiệm tội che giấu dịch bệnh của Trung Quốc, yêu cầu bồi thường “phụ thuộc vào việc các nước tức giận như thế nào. Nếu họ đi đến Tòa án Quốc tế, tịch thu nợ công, thật sự muốn thoát khỏi Trung Quốc, thì chuyện sẽ rất nghiêm trọng”.
Đồng thời, nhiều thư ngỏ và nhiều tin đồn khác nhau có liên quan đến tình hình chính trị trong nước của Trung Quốc thường xuyên xuất hiện trên Internet, nhưng không thể xác minh được, khó phân biệt thật giả.
Bài viết của ông trùm bất động sản Bắc Kinh Nhậm Chí Cường chỉ trích cách xử lý dịch bệnh của ông Tập Cận Bình đã xuất hiện từ tháng 3, sau khi mất liên lạc trong một thời gian ngắn, cuối cùng vào ngày 7/4, ông bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật quận Tây Thành, Bắc Kinh tuyên bố: Đang tiếp nhận điều tra vì “vi phạm nghiêm trọng luật pháp và kỷ luật”.
Ngoại giới cho rằng, bản thân Nhậm Chí Cường là một “Hồng nhị đại” mà bị điều tra vì viết thư phê bình Tập Cận Bình, đã phát ra một tín hiệu chính xác là: Sẽ không tha thứ cho bất kỳ hành vi nào thách thức chính quyền của Tập Cận Bình.
Sau khi Nhậm Chí Cường xảy ra chuyện, trên mạng còn liên tục lan truyền nhiều bức thư liên quan đến Tập Cận Bình, bao gồm “Thư kiến nghị” được chuyển tiếp từ Hồng nhị đại Trần Bình, thư ủng hộ Tập được cho là do một người giả mạo em trai Tập Viễn Bình của Tập Cận Bình, thậm chí còn có cả thư được viết bởi con gái Tập là Tập Minh Trạch, còn có cả thư phê bình của con trai trưởng của Đặng Tiểu Bình là Đặng Phác Phương. Mọi người đều đang sôi nổi thảo luận là thật hay giả, tác giả là ai?
Trong cộng đồng trí thức Trung Quốc, sau các bài phát biểu của các học giả Hứa Chương Nhuận và Hứa Chí Vĩnh, gần đây lại xuất hiện một bức thư ngỏ được viết bởi Trương Tuyết Trung, một học giả luật Thượng Hải đã nhiều lần công khai kêu gọi thành lập chính phủ dân chủ. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau, Trương Tuyết Trung đã bị cảnh sát Thượng Hải bắt đi vào rạng sáng ngày 11/5. Tin tức mới nhất cho thấy, Trương Tuyết Trung đã được thả về nhà.
Một bài báo của RFI chỉ ra, trước “Lưỡng hội” của ĐCSTQ, các bức thư giả chống Tập và ủng hộ Tập lần lượt xuất hiện, cho thấy những thanh âm bất đồng trong thể chế ĐCSTQ. Học giả Thượng Hải Trương Tuyết Trung đã bị bắt giữ ngay lập tức sau khi công khai bức thư ngỏ, điều đó cho thấy người dân Trung Quốc bị hệ thống ĐCSTQ bài xích chèn ép đã không ngừng cố gắng và hiến thân cho sự chuyển mình sang dân chủ, Trương Tuyết Trung 44 tuổi là đại diện và hy vọng của họ.
Đối với các kế hoạch của nhiều quốc gia muốn bắt ĐCSTQ bồi thường và mở một cuộc điều tra độc lập. Trình Tường, bình luận viên thời sự nổi tiếng biểu thị với “Vision Times” rằng, ĐCSTQ sẽ quỵt nợ, việc bồi thường có thể sẽ không thành công, nhưng ý nghĩa của việc bồi thường là để thể hiện rằng thế giới đã thức tỉnh, mô hình ĐCSTQ là nguyên nhân sâu xa của thảm họa.
Tập Cận Bình đã đến thăm dãy núi Tần Lĩnh ở Thiểm Tây vào tháng trước, bởi nơi đó được gọi là “long mạch” của Trung Hoa, cũng có nhà phân tích cho rằng nó có liên quan đến những lo lắng của ông Tập về cuộc khủng hoảng chính trị.
Bình luận viên thời sự Trình Tường biểu thị: “Bề ngoài là Tập Cận Bình đang kiểm tra việc bảo vệ sinh thái, nhưng trên thực tế Tần Lĩnh là một căn cứ quan trọng cho ngành công nghiệp quân sự tuyến ba của ĐCSTQ, tôi tin rằng thứ mà ông ta quan trọng hơn là xem xét các hạng mục quân sự quan trọng. Rất có thể Bắc Kinh đã chuẩn bị cho tình hình tồi tệ nhất”.
Trình Tường nhấn mạnh, Tập Cận Bình đã đề cập tại cuộc họp của Bộ Chính trị vào ngày 8/4 rằng phải chuẩn bị để đối phó với hoàn cảnh bên ngoài không lý tưởng, cho thấy thông tin được đưa ra là: “Nếu việc bắt bồi thường trở nên kịch liệt, không loại trừ việc sử dụng hành động quân sự để thay đổi mục tiêu”.
Gần đây, ĐCSTQ thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quân sự nhắm vào Đài Loan, mục đích để chuyển hướng sự chú ý trong và ngoài nước, giảm bớt áp lực của bản thân. Đối mặt với dịch bệnh liên tiếp ở Trung Quốc, áp lực đi làm lại cộng thêm sự truy cứu trách nhiệm của các nước trên thế giới khiến ĐCSTQ không còn sức để chống đỡ. Trong tương lai, những hành động đột ngột của ĐCSTQ như thế này có thể sẽ xảy ra thường xuyên.
Gia Hưng (Theo Secretchina)


 15/05/20,
Kể từ khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát, làn sóng chống lại sự chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nổi lên tứ phía. Trong thời điểm này, ông Tập Cận Bình sau khi trở về từ Tần Lĩnh, Thiểm Tây – nơi được coi là “long mạch” Trung Quốc, thì lại tiếp tục đến hang đá Vân Cương, Sơn Tây. Ngoại giới cho rằng điều này tất có dụng ý.
Truyền thông chính thức của Trung Quốc đưa tin, vào tối 11/5, ông Tập Cận Bình đã đến thăm hang đá Vân Cương ở phía nam chân núi Vũ Châu. Ông đi vào hang động để xem xét cẩn thận các pho tượng, bích họa, hỏi chi tiết về lịch sử, phong cách nghệ thuật và vấn đề bảo tồn các di tích văn hóa của các hang động, đồng thời giao lưu, vẫy tay chào hỏi tới “du khách” ở đó.
Hình ảnh của CCTV cho thấy, lúc ông Tập đến thăm, có một đám “diễn viên quần chúng” đi ra, rõ ràng là đã được sắp xếp trước, một đoàn người không hẹn mà gặp với ông Tập, nhiệt liệt vẫy tay với ông. Sau đó, đám người hoan nghênh khiến ông Tập rất vui vẻ.
Không khó để nhận ra, ông Tập Cận Bình mỗi khi gặp khủng hoảng về thống trị thì luôn có hành vi xuất hành tránh gió.
Trước và sau Hội nghị Bắc Đới Hà vào mùa hè năm 2019, sau hơn 10 ngày ẩn thân vào đầu tháng 8, ông Tập lần đầu tiên xuất hiện khi đang đến thăm hang đá Mạc Cao, Cam Túc – nơi người xưa gọi là “động Ngàn Phật”, và nhấn mạnh việc bảo vệ các di tích văn hóa.
Vào thời điểm đó, phong trào phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông tiếp tục leo thang, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng, mâu thuẫn giữa các phe phái khác nhau trong ĐCSTQ đã trở nên mãnh liệt hơn, việc Tập Cận Bình đến hang Mạc Cao “bái Phật” cũng dẫn đến nhiều suy đoán.
Hiện tại đang là thời điểm nhạy cảm, “Lưỡng hội” (2 phiên họp) của Trung Quốc sẽ được tổ chức vào cuối tháng này, đây luôn là một sự kiện khiến giới quan chức phải thấp thỏm, mức độ duy trì ổn định thường được tăng cường hơn bao giờ hết. Hiện tại, nguy cơ về dịch bệnh ở Trung Quốc vẫn chưa kết thúc, bầu không khí chính trị càng ác liệt hơn, có thể nói là đang ở trong thời điểm “loạn trong giặc ngoài”.
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Trung Quốc trong quý đầu tiên, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, sự lây lan của dịch bệnh trên khắp thế giới cũng khiến ĐCSTQ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan chưa từng thấy. Các nước phương Tây đang truy cứu trách nhiệm và yêu cầu bồi thường cho việc che giấu dịch bệnh của ĐCSTQ. Ngay cả các nước châu Phi, nơi bao năm qua ĐCSTQ đã không ngại “vung tiền” cũng tham gia đòi bồi thường.
Minh Cư Chính, giáo sư danh dự của Khoa Chính trị học tại Đại học Đài Loan, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, việc các nước trên thế giới lần lượt kêu gọi truy cứu trách nhiệm tội che giấu dịch bệnh của Trung Quốc, yêu cầu bồi thường “phụ thuộc vào việc các nước tức giận như thế nào. Nếu họ đi đến Tòa án Quốc tế, tịch thu nợ công, thật sự muốn thoát khỏi Trung Quốc, thì chuyện sẽ rất nghiêm trọng”.
Đồng thời, nhiều thư ngỏ và nhiều tin đồn khác nhau có liên quan đến tình hình chính trị trong nước của Trung Quốc thường xuyên xuất hiện trên Internet, nhưng không thể xác minh được, khó phân biệt thật giả.
Bài viết của ông trùm bất động sản Bắc Kinh Nhậm Chí Cường chỉ trích cách xử lý dịch bệnh của ông Tập Cận Bình đã xuất hiện từ tháng 3, sau khi mất liên lạc trong một thời gian ngắn, cuối cùng vào ngày 7/4, ông bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật quận Tây Thành, Bắc Kinh tuyên bố: Đang tiếp nhận điều tra vì “vi phạm nghiêm trọng luật pháp và kỷ luật”.
Ngoại giới cho rằng, bản thân Nhậm Chí Cường là một “Hồng nhị đại” mà bị điều tra vì viết thư phê bình Tập Cận Bình, đã phát ra một tín hiệu chính xác là: Sẽ không tha thứ cho bất kỳ hành vi nào thách thức chính quyền của Tập Cận Bình.
Sau khi Nhậm Chí Cường xảy ra chuyện, trên mạng còn liên tục lan truyền nhiều bức thư liên quan đến Tập Cận Bình, bao gồm “Thư kiến nghị” được chuyển tiếp từ Hồng nhị đại Trần Bình, thư ủng hộ Tập được cho là do một người giả mạo em trai Tập Viễn Bình của Tập Cận Bình, thậm chí còn có cả thư được viết bởi con gái Tập là Tập Minh Trạch, còn có cả thư phê bình của con trai trưởng của Đặng Tiểu Bình là Đặng Phác Phương. Mọi người đều đang sôi nổi thảo luận là thật hay giả, tác giả là ai?
Trong cộng đồng trí thức Trung Quốc, sau các bài phát biểu của các học giả Hứa Chương Nhuận và Hứa Chí Vĩnh, gần đây lại xuất hiện một bức thư ngỏ được viết bởi Trương Tuyết Trung, một học giả luật Thượng Hải đã nhiều lần công khai kêu gọi thành lập chính phủ dân chủ. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau, Trương Tuyết Trung đã bị cảnh sát Thượng Hải bắt đi vào rạng sáng ngày 11/5. Tin tức mới nhất cho thấy, Trương Tuyết Trung đã được thả về nhà.
Một bài báo của RFI chỉ ra, trước “Lưỡng hội” của ĐCSTQ, các bức thư giả chống Tập và ủng hộ Tập lần lượt xuất hiện, cho thấy những thanh âm bất đồng trong thể chế ĐCSTQ. Học giả Thượng Hải Trương Tuyết Trung đã bị bắt giữ ngay lập tức sau khi công khai bức thư ngỏ, điều đó cho thấy người dân Trung Quốc bị hệ thống ĐCSTQ bài xích chèn ép đã không ngừng cố gắng và hiến thân cho sự chuyển mình sang dân chủ, Trương Tuyết Trung 44 tuổi là đại diện và hy vọng của họ.
Đối với các kế hoạch của nhiều quốc gia muốn bắt ĐCSTQ bồi thường và mở một cuộc điều tra độc lập. Trình Tường, bình luận viên thời sự nổi tiếng biểu thị với “Vision Times” rằng, ĐCSTQ sẽ quỵt nợ, việc bồi thường có thể sẽ không thành công, nhưng ý nghĩa của việc bồi thường là để thể hiện rằng thế giới đã thức tỉnh, mô hình ĐCSTQ là nguyên nhân sâu xa của thảm họa.
Tập Cận Bình đã đến thăm dãy núi Tần Lĩnh ở Thiểm Tây vào tháng trước, bởi nơi đó được gọi là “long mạch” của Trung Hoa, cũng có nhà phân tích cho rằng nó có liên quan đến những lo lắng của ông Tập về cuộc khủng hoảng chính trị.
Bình luận viên thời sự Trình Tường biểu thị: “Bề ngoài là Tập Cận Bình đang kiểm tra việc bảo vệ sinh thái, nhưng trên thực tế Tần Lĩnh là một căn cứ quan trọng cho ngành công nghiệp quân sự tuyến ba của ĐCSTQ, tôi tin rằng thứ mà ông ta quan trọng hơn là xem xét các hạng mục quân sự quan trọng. Rất có thể Bắc Kinh đã chuẩn bị cho tình hình tồi tệ nhất”.
Trình Tường nhấn mạnh, Tập Cận Bình đã đề cập tại cuộc họp của Bộ Chính trị vào ngày 8/4 rằng phải chuẩn bị để đối phó với hoàn cảnh bên ngoài không lý tưởng, cho thấy thông tin được đưa ra là: “Nếu việc bắt bồi thường trở nên kịch liệt, không loại trừ việc sử dụng hành động quân sự để thay đổi mục tiêu”.
Gần đây, ĐCSTQ thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quân sự nhắm vào Đài Loan, mục đích để chuyển hướng sự chú ý trong và ngoài nước, giảm bớt áp lực của bản thân. Đối mặt với dịch bệnh liên tiếp ở Trung Quốc, áp lực đi làm lại cộng thêm sự truy cứu trách nhiệm của các nước trên thế giới khiến ĐCSTQ không còn sức để chống đỡ. Trong tương lai, những hành động đột ngột của ĐCSTQ như thế này có thể sẽ xảy ra thường xuyên.
Gia Hưng (Theo Secretchina)


No comments:

Post a Comment