Quốc kỳ, ấm chén, 2 loại nhân dân, 2
kiểu ‘ý chí, nguyện vọng’
04/03/2020
·
Trân Văn
·
·
Quyết định của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền của thành phố Hải Phòng (1): Chi 269
tỉ để tặng mỗi gia đình ở thành phố này một lá quốc kỳ và một bộ ấm chén nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng thành phố Hải Phòng
(13/5/1955 – 13/5/2020) – góp thêm bằng chứng, chứng minh tính chất phản động của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam…
***
Ông
Hoàng Đức Hiệp Long - thường gọi là Hoàng
Long, cư dân Hải Phòng đồng thời là chủ một doanh nghiệp ở quận Ngô Quyền (Hải Phòng) vừa gửi cho cả Bí thư (người đứng đầu hệ thống chính trị), Chủ tịch (người đứng đầu hệ thống công quyền) của Hải Phòng lẫn Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Việt Nam – một tờ đơn xin không nhận món quà đã đề cập (2).
Trong đơn, ông Long
cho biết, trên thị trường, giá một lá quốc kỳ khoảng 20.000 đồng, giá một bộ ấm chén loại tốt của Bát Tràng khoảng 150.000 đồng. Tính ra
giá trị phần quà mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Hải Phòng tặng một gia đình cư dân chỉ chừng 170.000 đồng. Đó là lý do ông Long
thắc mắc: Vì sao giá trị phần quà vốn chỉ gồm hai loại hiện vật như đã kể lại được ước tính đến…
500.000 đồng?
Tuy
nhiên đó chỉ là thắc mắc, không phải nguyên nhân chính khiến ông Long
viết đơn xin không nhận quà. Ông Long
xin không nhận quà vì 269 tỉ dự trù chi
cho sắm quà để tặng các gia đình cư dân Hải Phòng tương đương 1% tổng thu nội địa hoặc 1/300 tổng thu ngân sách quốc gia. Khoản tiền này là mồ hôi, nước mắt của dân chúng, của các doanh
nghiệp đủ cỡ từ lớn đến siêu nhỏ.
Theo
ông Long, trong bối cảnh cả dân chúng lẫn doanh nghiệp đang điêu đứng vì COVID – 19,
khoản tiền 269 tỉ đó có thể giúp việc phòng - ngừa dịch bệnh hữu hiệu hơn, ví dụ xây dựng thêm được một số khu cách ly nếu dịch bệnh nạn bùng phát. Khoản tiền 269 tỉ đó cũng có thể được dùng để xây những công trình phúc lợi cho trẻ mồ côi, người già, người tàn tật, người lang thang thiếu chỗ trú thân…
Khoản tiền 269 tỉ đó cũng có thể giúp hoàn tất nhiều dự án đang “treo” hàng chục năm vì thiếu tiền, khiến nhiều gia đình phải sống tạm bợ… Ông Long
nói thêm, ngay
tại Hải Phòng, khoản tiền 269 tỉ này đủ để tu bổ nhiều con đường mà hàng
chục năm qua dù hư hỏng vẫn không được sửa chữa như đường Đông Khê giáp
Parson dẫn vào An Đà, khiến hàng ngàn người khốn khổ khi phải qua lại mỗi ngày.
Ông
Long nhấn mạnh, có lẽ chẳng gia đình nào thiếu quốc kỳ và ấm chén trong
khi 269 tỉ đồng nếu được dùng đúng cách sẽ có tác dụng kích cầu, giúp quốc gia thu thêm đươc hàng ngàn tỷ và tạo ra hàng vạn việc làm. Bởi chỉ có thể đại diện cho gia đình của mình, ông Long
đề nghị hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Hải Phòng trả lại cho ngân sách khoản 500.000 đồng mà họ dự tính mua
quà tặng gia đình ông để công quỹ có tiền giúp đỡ những người yếu thế (tàn tật, già yếu, nghèo túng,…) hoặc dùng khoản tiền ấy để làm những việc khác thiết thực và có ý nghĩa hơn. Ông cũng khuyến cáo các viên chức hữu trách đừng quên công trình “nhạc nước” ngốn hết 200 tỉ rồi trở thành sắt vụn...
***
Đến nay, tuy chỉ có ông Long
phản ứng như vưa kể (gửi đơn xin không nhận quà) nhưng những suy nghĩ của ông Long
không phải là cá biệt. Rất nhiều người suy nghĩ giống hệt như thế và đã bày tỏ quan điểm của họ cả trên mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức trước sự kiện hệ thống chính trị, hệ thống công quyền của thành phố Hải Phòng quyết dịnh dùng 269
tỉ mua quà tặng các cư dân.
Nói
cách khác, nhận thức và mong
muốn của đám đông
khác rất xa các thành viên Hội đồng nhân dân (HĐND) khóa 15
(nhiệm kỳ 2016 – 2021)
của Hải Phòng. Tại sao lại có sự khác biệt rất lớn như thế giữa nhận thức và mong
muốn của cư dân thành phố Hải Phòng với những cá nhân “đại diện cho ý chí, nguyện vọng” của họ? Tại sao những chuyện kiểu này luôn xảy ra ở các kỳ họp “bất thường” của những cơ quan dân cử?..
Năm
2017, cũng từ một kỳ họp bất thường, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc quyết định chi 6,7 tỉ đồng để mua ấm chén tặng các đại biểu và gia đình cư dân trong
tỉnh nhân
dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh này. Tuy
Văn phòng HĐND của tỉnh thay mặt nhân dân Vĩnh Phúc trông coi
tiến trình chọn thầu – mua sắm – tặng quà nhưng cuối cùng tiến trình này vẫn có vô số khuất tất, phải tổ chức thanh tra (3) và đến giờ rất ít người biết kết quả thế nào!..
Năm
2018, tại phiên họp bất thường hồi tháng 9, HĐND tỉnh Quảng Trị tuyên bố lấy tên Fidel
đặt cho công viên giữa thành phố Đông Hà (4). Kế hoạch xây dựng công viên mang
tên Fidel
với tượng bán thân của Fidel Castro (diện tích 16
héc ta, chi phí 115 tỉ) vốn đã được triển khai từ năm 2015.
Do kế hoạch này bị chỉ trích kịch liệt, thậm chí bị phê phán vì trái với di nguyện của Fidel (không muốn được tưởng niệm dưới bất kỳ hình thức nào) nên được giao cho HĐND biến thành “ý chí, nguyện vọng” của nhân dân Quảng Trị!..
Ông Lê
Khắc Nam,
Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng, vừa lên tiếng phản bác những người chỉ trích việc dùng 269
tỉ đồng mua quà tặng các gia đình cư trú ở thành phố này. Ông Nam
xác nhận tuy tặng quà là sáng kiến của Thành ủy rồi trở thành đề nghị của chính quyền nhưng sau khi được HĐND bỏ phiếu tán thành thì đã trở thành “ý chí, nguyện vọng của nhân dân”. Đó cũng là căn cứ để ông Nam
mạnh dạn kết luận “không đồng tình chỉ là số ít còn đa số nhân dân vui mừng, phấn khởi” (5).
***
Tuyên bố “đa số nhân dân vui mừng, phấn khởi” vốn đã là điệp khúc được lặp đi, lặp lại suốt từ năm 1945 ở miền Bắc Việt Nam và từ năm 1975 đến nay trên toàn Việt Nam. Ở các xứ khác, bao
nhiêu phần trăm nhân dân “vui mừng, phấn khởi” về “đường lối, chủ trương, chính sách” của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền sẽ được thể hiện qua kết quả các kỳ bầu cử, còn ở Việt Nam thì cử thế nào, bầu ra sao mà phải soạn – ban hành – thực thi Luật An ninh mạng với nội dung như đã biết?
Tại sao “vui mừng, phấn khởi” của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền thường ngược chiều với “ý chí, nguyện vọng” của đám đông mà họ đại diện? Tại sao mâu thuẫn giữa đám đông với những đại diện cho “ý chí, nguyện vọng” của họ càng ngày càng trầm trọng? Khi nào thì lá phiếu của mỗi công dân đủ sức mạnh để những người như ông Lê Khắc Nam buộc phải “nhìn trước, ngó sau”, mỗi lần mở miệng phải uốn lưỡi nhiều lần để không bị công chúng “bạt tai” bằng những lá phiếu?
Chú thích
No comments:
Post a Comment