Trích: “Như hôm nay nói rằng là đã chữa khỏi cho một bệnh
nhân ở Thanh Hóa. Tôi có gọi điện cho ông Nguyễn Đình Xứng, là ông Chủ tịch Uỷ
ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa thì ông trả lời là hiện nay ông chưa nắm được thông
tin chuyện đấy.”Ngưng trích.
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Viêt
Nam
Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc
BỘ Y Tế
000X000
Thông Báo
Bộ Y Tế trân trọng thông báo:
Ca nhiễm Cô Rô Na Vi Rút đầu tiên đã được chữa khỏi tại
bệnh viện Chợ Rẫy.
Bệnh nhận đã xuất viện và được gia đình đón về chôn cất
đàng hoàng.
|
Dịch
bệnh coronavirus: Dân vẫn chưa tin 100% các biện pháp phòng, chống của Chính
phủ
RFA
2020-02-03
Công bố dịch và triển khai hàng loạt biện pháp
Phó Giáo sư Trần Đắc
Phu, cố vấn Trung tâm đáp ứng dịch khẩn cấp, thuộc Bộ Y tế, được truyền thông
trong nước dẫn lời sau hai ngày Việt Nam công bố dịch bệnh viêm phổi cấp do
virus corona gây ra, rằng đây là lần đầu tiên lãnh đạo Chính phủ Hà Nội công bố
dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra ở Việt Nam và việc công bố dịch nhằm để áp dụng
các biện pháp phòng, chống cần thiết; trong đó có những biện pháp bắt buộc với
cả chính phủ và người dân theo luật định.
Đài RFA ghi nhận một
trong những biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đưa ra là sẵn sàng vận hành các
bệnh viện cách ly đặc biệt chống virus corona qua việc thành lập bệnh viện cách
ly đặc biệt tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với quy mô 500 giường bệnh
cùng các thiết bị y tế tốt nhất.
Tại thành phố Hồ Chí
Minh (TP.HCM), nơi tiếp nhận và điều trị hai ca nhiễm bệnh virus corona đầu
tiên, báo giới quốc nội vào ngày 3/2 dẫn lời của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu Chính quyền thành phố lên kế hoạch xây dựng
bệnh viện dã chiến để đối phó trong trường hợp người mắc bệnh tăng cao.
Giám đốc Sở Y tế
TP.HCM, ông Nguyễn Tấn Bỉnh cũng được báo giới dẫn lời rằng Việt Nam tính đến
chiều ngày 3/2 có 8 trường hợp bị nhiễm virus corona và Việt Nam có biên giới
với Trung Quốc khá dài nên được xếp vào nhóm có nguy cơ cao.
Phản ánh của người dân
Ông Nguyễn Văn Khánh,
một cư dân ở Hà Nội vào tối ngày 3/2 nêu lên ghi nhận của ông với RFA về sự
phản ứng trong ứng phó với dịch bệnh virus corona của Chính phủ Việt Nam:
“Chúng tôi ghi nhận
một sự tiến bộ rất lớn trong đợt dịch này của Bộ Y tế. Trước hết là họ cung cấp
thông tin qua zalo và họ thiết lập đường dây nóng. Tôi có gọi đến mấy lần nhưng
cũng chưa kết nối được, có thể họ nại lý do là quá tải. Nói chung, mặc dù ghi
nhận Bộ Y tế và Chính phủ cũng rất quan tâm và có cách giải quyết để người dân bớt
hoang mang nhưng độ tin cậy rất thấp.”
Chúng tôi ghi nhận một
sự tiến bộ rất lớn trong đợt dịch này của Bộ Y tế. Trước hết là họ cung cấp
thông tin qua zalo và họ thiết lập đường dây nóng. Tôi có gọi đến mấy lần nhưng
cũng chưa kết nối được, có thể họ nại lý do là quá tải. Nói chung, mặc dù ghi
nhận Bộ Y tế và Chính phủ cũng rất quan tâm và có cách giải quyết để người dân
bớt hoang mang nhưng độ tin cậy rất thấp
-Ông Nguyễn Văn Khánh
Ông Nguyễn Văn Khánh
lý giải về sự tin cậy của người dân không được cao là do:
“Tôi khẳng định một
điều là hoàn toàn lo lắng. Trước hết là lượng du khách người Trung Quốc hiện
nay đang ở lại Việt Nam rất nhiều. Thứ hai nữa, chúng tôi nhận thấy chính phủ
đưa ra những biện pháp rất chậm chạp, dường như là họ vừa đưa ra và vừa nghe
ngóng. Chẳng hạn như có rất nhiều biện pháp khác nhau có thể chế tài mạnh hơn
nhưng họ không làm được. Ví dụ như trường hợp 400 công dân Trung Quốc đang có
mặt ở cửa khẩu Hữu Nghị mà chính quyền lại đưa ra giải pháp là vận động và
thuyết phục. Như thế là không đúng vì cần phải có chế tài để bảo vệ công dân
Việt Nam. Do đó không cho họ nhập cảnh là hoàn toàn có thể trong tầm tay.”
Từng làm việc trong
một cơ quan báo chí nhà nước, ông Nguyễn Văn Khánh theo dõi sát sao các thông
tin liên quan công tác ứng phó với dịch bệnh virus corona của Chính phủ Việt
Nam, ông Nguyễn Văn Khánh nhấn mạnh người dân không được trấn an bởi do thông
tin thì nhiều, nhưng trong thực tế không được song hành. Ông Nguyễn Văn Khánh
đưa ra một ví dụ:
“Như hôm nay nói rằng
là đã chữa khỏi cho một bệnh nhân ở Thanh Hóa. Tôi có gọi điện cho ông Nguyễn
Đình Xứng, là ông Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa thì ông trả lời là
hiện nay ông chưa nắm được thông tin chuyện đấy.”
Cô Phượng, hiện đang
sinh sống ở Sài Gòn vào tối ngày 3/2 chia sẻ với RFA rằng trong mấy ngày nghỉ
Tết Canh Tý, cô nhận được tin một người quen biết ở Kiên Giang được bác sĩ
thông báo bị nhiễm virus corona. Tuy nhiên, cô Phượng không thấy trường hợp này
được ghi nhận và thông báo đến công chúng. Cô Phượng nói:
“Không dám nói ra hoặc
tiết lộ thông tin đó ra ngoài vì không biết trước sau có việc gì xảy ra với
mình hay không như bị xử lý hành chính, bị cho là tung tin đồn nhảm hay hông…Do
đó, bây giờ mọi người biết gì thì chỉ thông tin nội bộ tức là trong nhóm nhỏ
với nhau, trong bạn bè hoặc người thân. Hôm nay thêm thông tin nữa là TP.HCM
chuẩn bị dựng bệnh viện khẩn cấp để cách ly dịch corona. Vậy thì thông tin
chính xác bao nhiêu người đang mắc phải thì người dân hoàn toàn không biết”
Không chỉ ông Nguyễn
Văn Khánh hay cô Phượng mà không ít người dân tại Việt Nam bày tỏ với RFA rằng
tình trạng người Trung Quốc đến và đi lại trong Việt Nam hàng ngày qua cả đường
bộ và đường sắt, kể cả các chuyến bay sẽ có nhiều nguy cơ tiềm ẩn bùng phát
dịch bệnh rất nhanh và càng lan rộng hơn nữa.
Làm sao tự phòng, chống dịch bệnh?
Theo ghi nhận của ông
Nguyễn Văn Khánh thì người dân Hà Nội rất ý thức trong việc bảo vệ bản thân và
cộng đồng trong dịch bệnh virus corona đang xảy ra:
“Trong mấy ngày hôm
nay ra đường, trước hết tôi thấy họ đều sử dụng khẩu trang và họ rất hạn chế đi
lại, tụ tập nơi đông người hay ở chợ búa…Tôi có một số người bạn mở cửa hàng
thuốc cũng có nói rằng người dân đến mua một số các loại các dung dịch xịt, rửa
dùng trong y tế để giữ gìn sức khỏe.”
Báo VNExpress Online
vào ngày 3/2 dẫn lời của Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật, thuộc Sở Y tế TP.HCM cho biết rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa
có khuyến cáo nên trước mắt người dân vẫn thực hiện các biện pháp của Bộ Y tế
như mang khẩu trang, giữ vệ sinh và truyền thông.
Về nguyên tắc vĩ mô
trong phòng, chống dịch là phải khoanh vùng và dập dịch, không để lây lan ra.
Đầu tiên là phải đóng cửa biên giới, không cho những con bệnh mới hoặc người có
nguy cơ nhiễm mới đi vào và truyền sang trong đất nước mình. Thứ hai ở cấp độ
các tỉnh, nơi nào có dịch là phải khoanh vùng lại và điều tra ai có nguy cơ thì
tập kết lại để khoanh lại, không cho phát tán ra nữa
-Bác sĩ Lê Văn Dũng
Thế nhưng, cô Phượng
cho rằng bản thân cô cũng như bè bạn, người thân mong muốn những thông tin mà
Bộ Y tế hay Chính phủ đưa ra cần phải chi tiết hơn để giúp cho người dân phòng,
chống dịch bệnh:
“Bây giờ cần có những
cảnh báo như phải đeo khẩu trang và dùng xong một lần là phải vứt hay dùng khẩu
trang giặt đi giặt lại được thì phải giặt với nước nóng…Phải chi tiết cụ thể
thì tốt hơn. Và cần có những con số thực tế ở các vùng để biết xung quanh mình
có hay không. Tôi thấy như vậy là cần thiết. Ví dụ như mọi người cần khai báo
đã đi đâu trong dịp tết vừa rồi và phải xác thực phòng khi có một trường hợp
nào xảy ra gần tại khu vực mình qua thông báo phường đó, quận đó…có người dương
tính với virus corona thì để khoanh vùng lại.”
Bác sĩ Lê Văn Dũng,
từng làm việc trong Viện Y tế Dự phòng cho RFA biết theo kinh nghiệm làm việc
của ông trong phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam thì:
“Về nguyên tắc vĩ mô
trong phòng, chống dịch là phải khoanh vùng và dập dịch, không để lây lan ra.
Đầu tiên là phải đóng cửa biên giới, không cho những con bệnh mới hoặc người có
nguy cơ nhiễm mới đi vào và truyền sang trong đất nước mình. Thứ hai ở cấp độ
các tỉnh, nơi nào có dịch là phải khoanh vùng lại và điều tra ai có nguy cơ thì
tập kết lại để khoanh lại, không cho phát tán ra nữa.”
Còn về phía người dân
lẫn ở mức độ các cơ sở cộng đồng, Bác sĩ Lê Văn Dũng cho rằng cần phải phun,
xịt dung dịch Cloramine B 10%-20% và cần rửa tay với dung dịch này. Thêm vào
đó, cần đặt các đèn UV diệt khuẩn để tiêu diệt các loại virus có thể phát tán.
Tin, bài liên quan
No comments:
Post a Comment