Wednesday, January 22, 2020

Vì Sao TCB Không Dự Lễ Ký Kết Thương Mại?


Vì Sao TCB Không Dự Lễ Ký Kết Thương Mại?
22/01/20
Gần đây, Quách Văn Quý, tỷ phú Trung Quốc sống lưu vong ở Mỹ đã tiết lộ, trước lễ ký kết thỏa thuận thương mại, thực tế là hai bên Mỹ- Trung “còn đang thảo luận về việc Tập Cận Bình có tới hay không”, cuối cùng ông Tập không tham dự, mà cử Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Lưu Hạc đến, nguyên nhân là không muốn trở thành một tội nhân lịch sử của Đảng Cộng sảng Trung Quốc (ĐCSTQ).
Gần đây, Quách Văn Quý đã phát sóng trực tiếp tuyên bố, để đảm bảo Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại này, chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức thông báo cho Trung Quốc vài ngày trước lễ ký kết, nếu thỏa thuận không được ký vào ngày 15/1, Hoa Kỳ sẽ có 11 quyết định đối với phía Trung Quốc, bao gồm cả việc hủy bỏ khu vực thương mại tự do Hồng Kông, xem xét việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, khởi động một cuộc điều tra toàn diện về tài sản của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh tại Hoa Kỳ, cho nên Bắc Kinh vốn định chơi xấu cũng phải ký thỏa thuận này.
Quách Văn Quý còn tiết lộ, vài ngày trước lễ ký kết, cả hai bên Mỹ-Trung đã thực sự thảo luận về việc liệu Tập Cận Bình có đến hay không, nhưng cuối cùng ông Tập đã từ chối, và lý do tại sao ông Tập không đến Hoa Kỳ để ký thỏa thuận với Trump là vì ông biết rằng “Sau khi ký xong sẽ trở thành một thảm họa lớn nhất trong lịch sử ĐCSTQ”, không muốn trở thành người ký kết “Hiệp ước Nam Kinh” mới.
Tuy nhiên, Quách Văn Quý cũng nói, trước khi Lưu Hạc lên máy bay tới Hoa Kỳ, hai bên Mỹ-Trung đã đạt được sự đồng thuận, Tập Cận Bình đã đích thân thu lại một đoạn video chúc mừng ở Trung Nam Hải, để cho Lưu Hạc đích thân trao cho Trump tại Nhà Trắng, nhưng trong video ông Tập đồng ý 3 lần rồi lại từ chối 3 lần, “Đồng ý rồi từ chối, từ chối rồi đồng ý, đồng ý rồi lại từ chối, 3 lần! Đây chính là nội tình!”.

Đề cập đến nội dung của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung, Quách Văn Quý tiết lộ, phiên bản tiếng Trung và tiếng Anh của thỏa thuận có một sự chênh lệch lớn trong cách diễn đạt: Thứ nhất, có sự khác biệt trong định nghĩa về phạm vi thực thi pháp luật; Thứ hai, quyền tài phán, mặc dù có quyền thực thi pháp luật, nhưng thời gian hiệu lực để thực thi pháp luật “hoàn toàn là râu ông nọ cắm cằm bà kia, mỗi người nói một kiểu”; Thứ ba, có sự khác biệt trong định nghĩa của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân; Thứ tư, các yêu cầu của Hoa Kỳ với Trung Quốc, cũng như các yêu cầu của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ, cũng khác nhau ở cả phiên bản tiếng Trung và tiếng Anh.
Quách Văn Quý còn biểu thị, Hoa Kỳ sẵn sàng ký thỏa thuận, vì nhu cầu của tình hình chính trị trong nước, Bắc Kinh sẵn sàng ký thỏa thuận vì hiểu rằng nếu không ký, Hoa Kỳ sẽ lấy ra một loạt các biện pháp trả đũa, gây ra sự đả kích mang tính hủy diệt cho chính quyền Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông Quách cho rằng, do sự chênh lệch giữa các phiên bản tiếng Trung và tiếng Anh của thỏa thuận, cho nên không thể thực hiện thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn đầu.
Quách Văn Quý còn nhấn mạnh, việc ký kết thỏa thuận ít nhất sẽ “trì hoãn cái chết” của Bắc Kinh, bởi vì trong tương lai, nếu Trung Quốc không thực hiện thỏa thuận này, họ sẽ không chỉ mất mặt với toàn thế giới, mà còn phá hủy sự tín nhiệm cuối cùng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Hoa Kỳ chắc chắn sẽ có động thái để đối phó với Bắc Kinh, “Giống như tất cả các thỏa thuận được ký kết giữa triều Đại Thanh, triều Đại Tống, triều Đại Minh với người Đột Quyết, người phía Bắc, người Mông Cổ chưa bao giờ được thực hiện, cuối cùng cũng được đưa ra!”.
Ngoài ra, Lưu Hạc đã đề cập trong một cuộc họp báo về việc ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung tại Washington vào ngày 15/1 rằng, giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận đã ngăn chặn xu thế tách rời của mối quan hệ thương mại Mỹ- Trung. Quách Văn Quý cho rằng, những lời này là nói cho Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ, Ôn Gia Bảo, Tăng Khánh Hồng, Giả Khánh Lâm và những kẻ dã tâm trong ĐCSTQ nghe. Ý của ông ta là: “Thứ tôi ký không phải là Hiệp ước Nam Kinh, thứ tôi ký là thỏa thuận ngăn chặn sự tách rời, tôi lại cứu ĐCSTQ một lần nữa”. Điều này cũng có nghĩa là cuộc đấu tranh chính trị cấp cao hiện nay ở Bắc Kinh khá khốc liệt.
Minh Huy (Theo Secretchina)
Xem thêm:


No comments:

Post a Comment