Phiên
xử bãi nhiệm TT Trump trong 2 ngày đầu tiên tại Thượng viện
Phan Quang Trọng: Thưa nhà báo TSL (Trương Sĩ Lương) , trước khi chúng ta nói về ngày đầu tiên của phiên xử tổng thống Trump tại
Thượng viện Hoa Kỳ, em xin được nói vắn tắt về việc TT Trump đã bị cáo buộc những
tội trạng gì để đảng Dân Chủ dùng như hai lý do để luận tội ông. Thứ nhất,
ông Trump bị cáo buộc đã gây áp lực lên Ukraine để lục ra các nguồn tin
có hại cho một trong các đối thủ chính của ông, thuộc phe Dân chủ trong
cuộc đua vào BẠCH ỐC năm 2020, đó là cựu PTT Joe Biden thời TT Obama.TT Trump
bị cáo buộc là đã mặc cả với Ukraine – đó là giữ lại ngân khoản 400 triệu đô
la tiền viện trợ quân sự cho Ukraine vốn đã được Quốc hội Mỹ cho phép chi
dùng. Các thành viên Dân chủ cho rằng việc này tạo thành tội lạm dụng quyền
lực tổng thống. Và khi TT Trump bị đàn hặc thì Ông cũng bị cáo buộc là đã cản
trở Quốc hội với việc từ chối hợp tác với cuộc điều tra của Quốc hội. Đây
là việc cỏn con và hết sức vô lý nên Ông Trump đã từ chối hợp tác. Do đó ông bị
thêm cái tội thứ Hai. Sau khi vận động Hạ Viện đồng ý đưa ông Trump ra tòa án
bãi nhiệm tại Thượng Viện, Bà CTHV Pelosi đã giữ bản luận tội trong hơn 4 tuần
lễ mới đưa qua thượng viện. Xin Anh cho biết cách thượng viện sắp xếp phiên xử
bãi nhiệm ông Trump thế nào?
Xin mời
quý độc giả nghe audio dưới đây:
Trương
Sĩ Lương: Thượng viện đã thông qua một nghị quyết nêu rõ các quy tắc
căn bản về cách xét xử luận tội Tổng thống Donald Trump, diễn ra sau phiên điều
trần mệt mỏi kéo dài qua sáng sớm Thứ Tư, 22/1/2020. Nhưng sau khi Thượng viện
thông qua một nghị quyết trong một cuộc bỏ phiếu tỷ lệ 53-47. Trong đó, nghị quyết
yêu cầu mở các cuộc tranh luận vào lúc 1 giờ chiều thứ Tư. Impeachment Managers
là tên gọi của các dân biểu và LS đại diện bên Hạ viện hay đúng hơn là đại diện
cho đảng DC và các cố vấn cũng như LS của tổng thống sẽ có 24 giờ trong vòng ba
ngày để tranh luận về sự việc này.
Sau đó,
các thượng nghị sĩ sẽ có 16 giờ để đặt câu hỏi về điều khoản mà nnh Trọng vừa
nói qua. Vào thời điểm đó, các thượng nghị sĩ sẽ có cơ hội bỏ phiếu về việc họ
muốn nghe từ các nhân chứng bổ sung hoặc xem các tài liệu bổ sung.
Trong
ngày đầu tiên sau khi hai bên cử đại diện để trình bày những lời tố cáo cũng
như bênh vực có tính cách nẩy lửa và hào hứng. Trong ngày đầu tiên hơn 10 dự
thảo về việc chọn nhân chứng cũng như cách xét xử được bàn cãi đã xảy ra rãt
căng thẳng, do đó ông John Roberts, Chánh án đại diện TCPV có lúc phải kêu gọi
cả hai bên nên tránh tình trạng cãi vã căng thẳng.
Phan
Quang Trọng: Thưa Anh, chắc chắn 2 ngày đầu tiên này đã diễn ra rất sôi nổi
vì Đảng Dân Chủ muốn thông qua tiến trình truất phế, tấn công vào toàn bộ những
gì họ cho là sai trái của ông Trump. Họ còn cho là cách hành xử của Ông Trump
đã hạ thấp vai trò cũng như uy tín của ngôi vị tổng thống HK và có nguy cơ làm
suy yếu một chính phủ pháp quyền.
Ngược
lại, khi chống lại việc truất phế, đảng Cộng Hòa bảo vệ những gì mà TT Trump đã
làm: giúp kinh tế thành công lâu dài, cắt giảm thuế, hành động quyết đoán,
chống nhập cư, bổ nhiệm hàng loạt các thẩm phán bảo thủ, đánh vào sào huyệt
cũng như các thủ lãnh của đám khủng bố, v.v… Họ cho rằng đây là cuộc luận tội
có mục đích chính trị chứ không dựa trên pháp luât. Mặc dù tin tưởng là mình sẽ
thắng, ông xem ra rất vui vẻ và vững tâm bay qua Âu châu tham dự Hội nghị kinh
Tế Devos, nhưng ông Trump vẫn cố tìm cách bảo vệ danh dự khi thuê hai luật sư
nổi tiếng biện hộ cho ông: Luật sư chuyên về luật Hiến Pháp Alan
Dershowitz, từng bào chữa cho những tội phạm nổi tiếng, và cựu công tố viên,
Kenneth Starr, người đã điều tra để luận tội cựu tổng thống Bill Clinton khoảng
20 trước đây trong vụ Monica Lewinsky. Thực ra, vai trò của hai luật sư
từng trải kinh nghiệm này không phải chỉ để bảo vệ ông Trump trước Tòa Án ở
Thượng Viện, mà là để đảm trách vấn đề truyền thông ngoài tòa, chắc chắn sẽ nổi
sóng gió trong thời gian diễn ra phiên xét xử. Hôm nay lúc anh theo dõi phiên
xử tại thượng viện hầu như các dự luật (Admenment) do bên Dân chủ đưa ra đều bị
Thượng viện bác bỏ với kết quả bầu quá bán, Anh thử nói về vài dự luật Ông
Schiff hay Nadler đưa ra trong ngày hôm nay thế nào?
Trương
Sĩ Lương: Một trong những cuộc tranh luận sôi nổi là việc bên Dân chủ
đòi đưa một số người họ xem là những nhân chứng quan trọng ra thượng viện,
chẳng hạn như việc đòi đưa ông Bolton ra làm chứng để nhóm Dân chủ khai
thác. Cuộc nói chuyện diễn ra sau khi nhóm biện giải pháp lý của tổng
thống, tranh luận sôi nổi với Chủ tịch Tư pháp (Hạ viện) Jerry Nadler. Ông
Nadler nói nếu các thượng nghị sĩ bỏ phiếu chống lại trát hầu tòa của ông
Bolton, tức là họ đã bao che cho ông này. Nadler lập luận nếu các ông muốn có
sự thật thì phải cho phép các nhân chứng tham gia phiên tòa, hoặc nếu ông
muốn che đậy nội dung xấu hổ đó, thế thôi! Lịch sử và cử tri sẽ phán xét!
LS Cipollone
đáp trả và kêu gọi ông Nadler xin lỗi Thượng viện, tổng thống và hầu hết cử
tọa: “ông nợ một lời xin lỗi đến người dân Mỹ” vì “Ông. Nadler đến nơi đây và
đưa ra những cáo buộc sai lầm chống lại những biện giải đoàn của chúng tôi.
Nghĩa là Ông đã đưa ra những cáo buộc sai lầm, chống lại tất cả mọi
người. Ông đã buộc tội chúng tôi về một vụ bao che? ông Cipollone nói. “Một
người duy nhất xấu hổ, đó chính là ông Nadler, vì cách ông biện giải sai vấn
đề”. Xin nhớ đây là Thượng viện Hoa Kỳ, ông không có vai trò phụ trách ở
đây. Ông Cipollone đã trả lời thẳng thừng như vậy. Theo sự nhận xét của anh
Trọng thì các luật sư bào chữa cho TT Trump thế nào? Họ có khả năng kháng án
này không?
Phan
Quang Trọng: Nhóm luật sư do cố vấn Bach Ốc như ông Pat Cipollone và
luật sư riêng của ông Trump là Jay Sekulow dẫn đầu, ngay từ đầu khi ra thượng
viện, họ đã lên tiếng rất mạnh mẽ thách thức việc luận tội, cả về
trình tự tố tụng lẫn các cơ sở pháp lý dựa theo hiến pháp. Họ nói rằng tổng
thống không làm gì sai trái và đã bị đối xử không công bằng. Theo em, họ còn đi
một bước mạnh mẽ khi nói các nội dung luận tội mà phe Dân chủ Hạ viện đệ
trình là “môt sự tấn công nguy hiểm vào quyền công dân của người dân Hoa Kỳ
trong việc được tự do lựa chọn tổng thống của mình”. “Đây
là một nỗ lực trơ tráo và bất hợp pháp nhằm lật lại kết quả của kỳ bầu cử
2016 và can thiệp vào kỳ bầu cử 2020 chỉ còn 9 tháng nữa sẽ diễn ra”. Giống
như Ông Trump đã lên án trong nhiều tháng nay và nhóm luật sư của ông sau khi
đã đọc bản luận tội của phe dân chủ, đã kết luận là các cáo buộc luận
tội không đưa ra được “bất kỳ hành vi phạm tội hay vi phạm pháp luật nào”. Họ
còn cho đây “kết quả của một tiến trình vô pháp, vi phạm các nguyên tắc
căn bản về trình tự điều tra, kết tội và về sự công bằng”.
Ngay
trong ngày đầu em thấy LS. Cipollone rất có tài thuyết phục, ông còn cho rằng
nếu đọc kỹ bản luận tội và những cáo buộc nói ra trước thượng viện, phe Dân chủ
đã tính đến việc cấm ông Trump không được ra ứng cử TT vào năm 2020 nếu bị bãi
nhiệm. Tức là họ cho ông Trump là một tội phạm và không có đủ tư cách pháp nhân
để ra ứng cử nếu bị truất phế. Ngoài việc đòi thượng viện đưa ra những
Admendment, các thành viên Dân chủ trong ngày đầu tiên cố đưa ra hình ảnh gì về
ông Trump thưa Anh TSL?
Trương
Sĩ Lương: Nói chung cũng là những luận điệu mà chúng ta đã nghe trong
nhiều ngày qua. Trong hồ sơ dài 111 trang đệ trình hôm thứ Bảy, các nhà
lập pháp Dân chủ dẫn đầu vụ kiện ông Trump tóm tắt những lập luận đã đưa ra
trong các tuần trình bày lời khai trong quá trình điều tra hồi năm ngoái. Họ
nói tổng thống cần phải bị kết tội và phải bị phế truất “để
tránh những tổn hại nghiêm trọng dài hạn cho các giá trị của nền dân chủ và an
ninh quốc gia của chúng ta”. Hay họ dùng các từ
ngữ nặng nề như “Vụ kiện đối với tổng thống Hoa Kỳ là đơn giản, các cơ sở lập
luận là không thể bác bỏ, và chứng cứ thì nhiều tới mức choáng ngợp,” Họ
còn đổ qua thượng viện như sau “Câu hỏi duy nhất còn lại là liệu các thành
viên của Thượng viện có chấp nhận và thực thi trách nhiệm mà những nhà kiến
tạo Hiến pháp Hoa Kỳ và những lời tuyên thệ tuân thủ Hiến pháp của họ đặt lên
họ hay không.” Các dân biểu Dân chủ ý nói nếu thượng viện không xử ông Trump
nặng nề là bãi nhiệm, thì kể như họ đã không thi hành trách nhiệm của TNS
theo hiến pháp. Toàn là những luận điệu tuyên truyền theo kiểu CS, nói cho được
nhưng hầu như không dựa trên hiến pháp gì cả. Chính vì vậy ông Trump đã có GS
Alan Dershowitz được giới luật gia HK cho là người có trình độ cao, kinh
nghiệm và hiểu biết bậc Thày về hiến pháp. Việc này cho thấy TT Trump đã chuẩn
bị kỹ càng và theo tôi nghĩ phe Dân chủ sẽ có bài học để đời.
Ngay từ
ngày đầu 21/1, sau khi nghe hết bài “thuyết giảng” bạo miệng của Adam Schiff,
LS Cipollone đã phản biện là Schiff trong qúa trình theo kế sách của đảng DC:
Trước
nhất, Schiff xảo trá bằng cách nặn ra một nội khác trong clip audio mà
TT Trump và TT Ukraine đã nói chuyện với nhau tại phòng họp của LHQ. Sau
đó TT Trump đã phải công bố nội dung trước công luận, nhưng Schiff vẫn không
ngừng ở đó mà Schiff vẫn tìm đủ mọi cách cấu kết với phe dân chủ để luận tội
ông – đó là những buổi điều trần ở quốc hội, tìm những nhân chứng phá hoại TT
như quý độc giả đã thấy vào những tháng 10- và 11 trong năm qua.
Chưa hết,
sau khi đã vu khống TT với 2 tội: Lạm dụng quyền lực & Chống lại quốc hội.
Sau khi cấu kết với phe DC tại HV, Schiff đã thông qua bãi nhiệm TT Trump vào
ngày 18/12, nhưng mãi đến ngày 15/1 mới chịu trình lên TV để được xét xử. Có
tin cho rằng họ có mục 2 đích để: 1) làm khó Thượng Viện để kèo nài thêm các
điều kiện thực hiện thiết lập cho được các amendments. 2) đủ thì giờ để soạn
bài vở cho các vị Impeachment managers, trình bày khúc chiết “hư cấu” như
những nội dung kịch bản dài hấp dẫn để thu hút khán giả — Nếu để ý, quý vị sẽ
thấy họ nói đi nói, nói lại hoài mà không thấy nhàm chán!
Thưa quý
vị, thật ra chúng tôi có thu nhặt rất nhiều tiểu tiết hấp dẫn trong 2 ngày qua,
nhưng thì giờ thì ít, nên đành khất lại lần tới.
Phan
Quang Trọng: Như vậy khi nói về pháp luật v/v luận tội một vị TT, Thượng
viện trở thành một toà án đặc biệt. Một Chánh án được chọn từ các quan tòa của
Tối cao Pháp viện, trở thành chủ toạ phiên toà, tất cả thượng nghị sĩ trở
thành bồi thẩm viên, hợp thành bồi thẩm đoàn. Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Thượng
viện có thể bãi nhiễm Tổng thống trước khi kết thúc nhiệm kỳ nếu như phát hiện
có các tội ác và hành vi sai trái nghiêm trọng. Điều 1, Khoản 4, Hiến
pháp đưa ra ba yêu cầu đối với một phiên tòa luận tội: 1) Các Thượng nghị sĩ
phải tuyên thệ; 2) Chánh án là người chủ toa phiên tòa, 3) Yêu cầu phải có 2/3
tổng số thượng nghị sĩ bỏ phiếu đồng ý để kết án một tổng thống có tội. Nhưng
hiện nay con số đảng Cộng hòa nắm đa số trong thượng viện, ngoại trừ trường hợp
tội trạng với chứng cớ rõ ràng không thể chối cãi thì may ra các TNS Cộng hòa
mới bỏ phiếu thuận, còn như trường hợp của TT Trump như hiện nay việc có được
túc số 2/3 thuân theo bản luận tội, phải nói là rất khó phải không Anh TSL?
Trương
Sĩ Lương: Đúng thế. Trong ngày hôm nay tôi đã theo dõi Tòa án
luận tội TT Trump hơn 12 tiếng đồng hồ, tôi thấy phe dân chủ như Schiff
cũng rất quyết tâm, nhưng tôi cảm thấy hầu như nhàm chán nói lui nói tới cũng
là luận điệu như ngày hôm qua, nên họ không cần phản biện nữa. Họ là
những chuyên gia nên bản luận tội dựa trên những nhân chứng vô danh và nhất là
việc TT Trump đã bạch hóa tất cả buổi nói chuyện với Ukraine, cho thấy
ông không có gì phải giấu diếm. Tôi thấy đảng Dân chủ kỳ này sẽ bị bẽ mặt vì Tổng
thống Trump – vẫn như mọi lần,chế giễu quá trình luận tội trong nhiều tháng –đã
phản ứng với việc mở phiên tòa bằng cách thêm một lần nữa gọi đó là một “trò
lừa bịp”. Tôi nghĩ rằng nó sẽ được tiến hành rất nhanh! Tổng thống Trump đã nói
với các phóng viên tại Phòng Bầu dục: “Việc này hoàn toàn mang tính
đảng phái”, ông nói. “Tôi đã phải trải qua một trò
lừa bịp, một trò lừa bịp do đảng Dân chủ đưa ra để họ có thể giành chiến thắng
trong một cuộc bầu cử 2020” Bạn PQT có thể cho biết vài dự kiện kỹ
thuật về việc nhân chứng hay trường hợp một TT bị luận tội thì kết quả sẽ thế
nào?
Phan
Quang Trọng: Trở lại thái độ bình tĩnh của TT Trump tỏ ra có phong thái của kẻ
tin tưởng mình sẽ thắng ở phiên tòa, do đó, ông vẫn tham dự hội nghị diễn đàn
kinh tế Devos. Trở lại một vấn đề kỹ thuật mà em thấy vài người thắc mắc là
Tổng thống có thể được gọi làm nhân chứng trong phiên tòa luận tội của chính
mình không? Một trong hai bên có thể yêu cầu tổng thống làm chứng trong phiên
tòa Thượng viện, nhưng tổng thống có quyền từ chối, không xuất hiện.
Theo quy
tắc của Thượng viện, phiên tòa luận tội vẫn được tiến hành cho dù tổng thống từ
chối làm chứng. Tổng thống Andrew Johnson và Bill Clinton đều không xuất
hiện tại các phiên tòa luận tội của họ. Và thắc mắc thứ hai là Điều gì diễn ra
nếu tổng thống bị kết tội? Trong trường hợp một tổng thống được xử không có
tội, phiên tòa luận tội kết thúc. Tuy nhiên, nếu tổng thống bị kết tội, phiên
tòa Thượng viện chuyển sang giai đoạn tuyên án. Hiến pháp cho phép hai loại
hình phạt đối với một tổng thống bị kết tội. Một là loại bỏ khỏi văn phòng, hai
là cho vị đó không đủ tư cách nắm giữ bất kỳ vị trí nào trong chính phủ trong
tương lai.
Hình phạt
đầu tiên, loại bỏ khỏi văn phòng, sẽ có hiệu lực ngay lập tức, sau khi 2/3
Thượng nghị sĩ bỏ phiếu tổng thống có tội. Nhưng hình phạt thứ hai, không đủ tư
cách nắm giữ bất kỳ vị trí nào trong chính phủ ở tương lai, đòi hỏi một cuộc bỏ
phiếu riêng biệt của Thượng viện. Việc này chỉ cần đa số phiếu đồng ý là được.
Cuộc bỏ phiếu thứ hai đó chưa bao giờ được tổ chức vì từ xưa tới nay không có
tổng thống nào trong lịch sử nước Mỹ bị kết tội tại phiên tòa Thượng viện. Thưa
anh TSL, như vậy ngày mai là đã bắt đầu chương trình như thượng viện đưa ra
chưa hay là còn nhiều tranh cãi?
Trương
Sĩ Lương: Ông McConnell và lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện là
Chuck Schumer đã họp bàn trong 20 phút nhằm thương thuyết về thỏa thuận tiến
hành phiên xử luận tội ông Trump tại Thượng viện, dự kiến diễn ra vào tháng
1/2020. TNS McConnell ủng hộ tiến hành một phiên xử nhanh, không có các
nhân chứng mới mà phía Dân chủ muốn có. Nghị sĩ này mong muốn giữ vững lợi thế
chiến lược nếu 53 thượng nghị sĩ Cộng hòa vẫn đoàn kết.
Trong khi
đó, ông Schumer hy vọng các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa sẽ từ bỏ đảng trước
sức ép của công chúng để phiên xử toàn thể nhằm vào Tổng thống có thể diễn ra.
Nhưng trên thực tế thì tuy chiếm thiểu số, phe TNS Dân chủ chắc
chắn sẽ đưa ra những luận cứ để kéo dài và cứu vãn tình thế trong những ngày
sắp tới. Chắc chắn chúng ta sẽ có ít nhất 2 đến 3 tuần lễ đầy căng thẳng và
nhiều cuộc đấu trí ngoạn mục. Tôi chắc chắn sẽ theo dõi kỹ để tường trình tới
quý độc giả.
Phan
Quang Trọng: Cảm ơn và chào quý thính giả.
No comments:
Post a Comment