Hong Kong sau bầu cử địa phương
Nguyễn Xuân Nghĩa
2019-11-25
2019-11-25
Hôm Chủ Nhật 24 vừa
qua, một biến cố được quốc tế gọi là “long trời lở đất” đã xảy ra tại Hong Kong
sau sáu tháng biến động. Đó là cuộc bầu cử địa phương tại 18 quận, với kết qua
ban đầu là các lực lượng đấu tranh cho dân chủ đã đại thắng và phe thân Bắc
Kinh đại bại. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu tiếp về hậu quả của biến cố này.
Bầu cử địa phương
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng
Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, như
chúng ta đã trình bày kỳ trước, hôm Chủ Nhật 24 vừa qua, Hong Kong đã có cuộc
một bầu cử địa phương khá đặc biệt. Nó không bị hủy bỏ, được tiến hành rất trật
tự thay vì gặp bạo loạn như trong mấy tháng qua và kết quả sơ khởi là phe ủng
hộ dân chủ đã thắng lớn trong khi phe thân Bắc Kinh thì bị thảm bại. Xin đề
nghị ông trình bày cho thính giả của chúng về bối cảnh và hậu quả của biến cố
này.
Lãnh đạo Trung Quốc
coi việc vận động cho tự do và dân chủ tại Hong Kong là làn gió chướng có thể
thổi khí độc vào Hoa lục khiến dân Trung Quốc có khi cũng tự hỏi là tại sao họ
không được như vậy, là điều đi ngược với nguyên tắc “dân chủ tập trung” kiểu
Lenin của một chế độ độc tài toàn trị.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: - Sau khi được Trung
Quốc thu hồi từ ngày một Tháng Bảy năm 1997, cơ chế chính trị của đặc khu hành
chánh tự trị Hong Kong có một hệ thống đại biểu địa phương rất lạ, là do người
dân trực tiếp bầu ra theo thể thức phổ thông đầu phiếu. Họ gọi đó là các “khu
nghị hội”. Chức năng của cơ chế địa phương này thật ra rất thấp nên các cuộc
bầu cử trước đây không gây hào hứng.
- Các khu nghị hội đó
tại 18 quận có số đại biểu thay đổi theo dân số và lần này, người dân bầu ra
452 đại biểu cho một nhiệm kỳ bốn năm. Ngoài ra, phải kể thêm 27 “nghị viên
đương nhiên” trong “hương sự cục” tại vùng nông thôn, tưởng là vị hương cả của
một làng quê mà lại là một tỷ phú. Nhiệm vụ của các hội đồng cấp quận đó là cố
vấn cho chính quyền về các vấn đề của địa phương, từ xe buýt, rác rưởi, điện
nước, môi sinh tới phân bố ngân sách cho các dự án công ích hay sinh hoạt văn
hóa và giải trí, v.v…. Nhưng dần dần, cơ chế tầm thường và thấp kém ấy thuộc về
nhân sự ta tạm gọi là “thân Bắc Kinh”.
- Như sau cuộc bầu cử
năm 2015 thì trong số 431 đại biểu có 198 là theo Bắc Kinh, 100 người ủng hộ
dân chủ và 131 người chẳng thuộc đảng nào, nên cơ chế đó cũng lại trở thành
hang ổ của tham nhũng, là điều chúng ta sẽ nói sau.
Phổ thông đầu phiếu
Nguyên Lam: Thưa ông, vì sao lần này cuộc bầu cử ra
cái hội đồng địa phương đó lại làm cả thế giới chú ý theo dõi?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Có mấy yếu tố đáng lưu ý là 1/ sáu
tháng phẫn nộ của người dân, nhất là giới trẻ; 2/ sự chuyển dịch dân số khiến
lớp người đến tuổi bỏ phiếu tăng đáng kể, có lẽ lên tới bốn chục vạn nên số cử
tri ghi danh đi bầu lên tới gần bốn triệu cho một dân số tổng cộng là hơn bảy
triệu; 3/ họ e ngại chính quyền có thể lấy lý do bất ổn mà hủy bỏ hay đình hoãn
bầu cử nên gọi nhau đi bầu rất đông và đợi từ mờ sáng, trong vòng trật tự bất
ngờ.
- Chúng ta đừng quên
là nhiều quốc gia dân chủ, như nước Úc, thì bắt mọi cử tri đều phải đi bầu vì
đấy là nhiệm vụ của công dân. Hong Kong thì không, mà tỷ lệ đi bầu đã vượt quá
71% số cử tri ghi danh khi lần trước thì chưa lên tới 47%. Nhưng có lẽ yêu tố
quan trọng nhất lại là thể thức phổ thông đầu phiếu, tức là người dân trực tiếp
bầu chọn giới dân cử.
Nguyên Lam: Vì sao ông lại coi yếu tố đầu phiếu đó là quan
trọng nhất?
Nguyễn-Xuân Nghĩa:
- Lần này, có 1090 ứng
cử viên ra tranh cử để bầu ra 452 đại biểu cho các “khu nghị hội” trong 18
quận. Nếu đắc cử thì trong số này có 117 đại biểu sẽ được tham gia vào một Hội
đồng Bầu cử gồm 1200 người để chọn nhân sự vào “Hành chánh Hội đồng”, trong đó
có vị Hành chánh Trưởng quan.
- Trước đây, phe theo
Bắc Kinh chiếm tới gần 70% nên đương nhiên bầu chọn người được Bắc Kinh chỉ
định cầm đầu hành pháp. Bây giờ sau khi thắng lớn thì những người ủng hộ dân
chủ sẽ có ảnh hưởng hơn trong việc đề cử gián tiếp đó.
- Ngoài ra, còn có
“Hội đồng Lập pháp” tức là Quốc hội gồm có 70 đại biểu. Các khu nghị hội của
địa phương có thể đề cử sáu người vào trong số 70 đó. Dù mới chỉ là gián tiếp,
nhưng việc đề cử người tham gia vào hai cơ chế hành pháp và lập pháp ấy vẫn có
thể là một thắng lợi của phe ủng hộ dân chủ vì cho phép họ trực tiếp theo dõi
nghị trình và các sinh hoạt của hai cơ cấu này. Nhờ vậy mà họ có thể thông báo
cho quần chúng bên ngoài biết được sự tình bên trong.
- Sau cuộc bầu cử vừa qua thì việc bầu lại Lập pháp sẽ tiến hành vào năm tới và bầu lại Hành pháp vào năm 2022 nên chúng ta sẽ theo dõi xem kết quả bầu cử sẽ dẫn đến những thay đổi gì trong thời gian tới. Nhưng tôi trộm nghĩ là tình hình vẫn chưa sáng sủa đâu.
Tình hình chưa sáng sủa?
Nguyên Lam: Thưa ông, vì sao trong không khí phấn khởi của
mọi người, ông lại có vẻ dè dặt như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Dù vị Hành chánh Trưởng quan là bà Lâm
Trịnh Nguyệt Nga đã phát biểu ôn hòa sau cuộc bầu cử với kết quả thê thảm cho
mình, chúng ta đừng quên là đằng sau vẫn có sự khó chịu và lo ngại của Bắc
Kinh. Lãnh đạo Trung Quốc coi việc vận động cho tự do và dân chủ tại Hong Kong
là làn gió chướng có thể thổi khí độc vào Hoa lục khiến dân Trung Quốc có khi
cũng tự hỏi là tại sao họ không được như vậy, là điều đi ngược với nguyên tắc
“dân chủ tập trung” kiểu Lenin của một chế độ độc tài toàn trị.
- Thứ hai, đấu tranh
cho dân chủ ngoài đường phố là chuyện hào hùng đáng kính, nhưng khi đắc cử đại
biểu vào trong phòng hội thì người ta phải giải quyết nhiều hồ sơ phức tạp rắc
rối mà chưa có chuẩn bị. Thứ ba, phe thân Bắc Kinh thi có đầy kinh nghiệm mua
chuộc, chia chác nên rất dễ xé xác cơ cấu dân chủ còn non yếu, để gây phân hóa.
Thứ tư, chuyện ấy dễ xảy ra khi nhiều người sẽ phân vân về lẽ đúng sai của các
hồ sơ hay phương án. Huống hồ, Hong Kong lại có hai mặt, là trung tâm giao dịch
tự do của thế giới mà cũng lại là một đặc khu hành chánh thuộc về lãnh thổ của Trung
Quốc, dưới mưu chước ma quỷ của Bắc Kinh.
Vấn nạn tham nhũng
Nguyên Lam: Hồi nãy, ông có nói tới hiện tượng bất
ngờ là nạn tham nhũng trong cơ chế địa phương này. Liệu nạn tham nhũng có nhiễm
độc cho các đại biểu tân cử không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Hồi nãy tôi có nói tới 27 “nghị viên
đương nhiên” trong một cơ chế lạ là “hương sự cục”, lo việc chung cho các đơn
vị thôn quê. Sự thật thì cầm đầu “hương sự cục” là một tỷ phú thân Bắc Kinh,
tên là Lưu Hoàng Phát với hai hỗn danh là “Tân Giới Vương” – Vua đất Tân Giới –
và “Tân Giới Thổ Hoàng Đế” - Hoàng đế của Đất đai Tân Giới. Ông ta chuyên làm
giàu về địa ốc và từng ngồi trong Hội đồng Lập pháp rồi Hội đồng Hành pháp để
chi phối luật lệ và trục lợi cho mình. Sau khi ông tạ thế năm 2017 thì truyền
ngôi cho con trai là Kenneth Lưu Nghiệp Cường, hiện cũng đang ngồi trong Lập
pháp Nghị hội.
- Các nhân vật thân
Bắc Kinh có thể đan lượn từ cửa này qua ghế khác, vừa làm luật, vừa thi hành
luật sao cho có lợi và trở thành tỷ phú. Đấy là “dùng đặc quyền chiếm đặc lợi”,
một định nghĩa của tham nhũng.
Các nhân vật thân Bắc
Kinh có thể đan lượn từ cửa này qua ghế khác, vừa làm luật, vừa thi hành luật
sao cho có lợi và trở thành tỷ phú. Đấy là “dùng đặc quyền chiếm đặc lợi”, một
định nghĩa của tham nhũng.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Thí dụ kia lại còn
nguy hơn, các “khu nghị hội” mới được bầu có quyền phân phối ngân sách của
chính quyền cho địa phương. Nhưng từ khi phe theo Bắc Kinh làm mưa làm gió ở
địa phương thì sự phân phối đó cũng là tham nhũng. Tại một địa phương kia,
người dân mong có dự án đầu tư vào các cơ sở y tế cho người già và con trẻ,
nhưng các quan ở trên lại muốn làm một vòi nước phun nhạc trị giá tới bảy triệu
đô la, với lý do là dự án sẽ đóng góp cho yêu cầu tuyên truyền!
Kết luận
Nguyên Lam: Nói về hậu quả thì ông kết luận thế nào
về chuyện này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa:
- Người dân Hong Kong từ
già đến trẻ đều có biết và khổ vì chuyện tham nhũng và bất công này nên mới
tranh đấu. Họ vừa thắng một keo, nhưng cần ý thức rằng đây chỉ là bước đầu
thôi. Những người vừa đắc cử vào cơ chế quyền lực và tiền tài này có thể còn
trẻ nên rất cần cảnh giác và vừa làm việc bên trong thì cũng phải thông tin cho
bên ngoài biết được sự thật ghê gớm đó, mà bên ngoài cũng có nghĩa là ngoại
quốc. Doanh gia quốc tế có phân biệt được cách làm ăn của các doanh nghiệp
Trung Quốc vốn quan liêu và tham ô khác hẳn các doanh nghiệp Hong Kong vốn đã
có truyền thống thượng tôn pháp luật. Nhưng từ khi Bắc Kinh muốn sửa luật pháp
Hong Kong thì cùng ách độc tài họ đã thổi ngọn gió tham nhũng vào khu vực. Kết
luận của tôi: trận đánh sắp tới của giới sùng chuộng dân chủ sẽ là luật pháp và
tham nhũng trong tinh thần đoàn kết một lòng. Nếu thiếu đoàn kết thì rất dễ tan
rã.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam
xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích rất lý thú của tuần
này.
Tin, bài liên quan
No comments:
Post a Comment