Trích: "Tin giờ chót, khoảng ba chục dân biểu CH đã xông vào cuộc họp kín
của Ủy Ban Tình Báo để đòi công khai hóa các cuộc điều trần. Cuộc điều trần bị
gián đoạn 5 tiếng
đồng hồ." Ngưng trích.
Vũ Linh-Tin Vắn Trong Tuần (Oct, 20, 2019)
TIN CẬP NHẬT BẦU CỬ
Tuần qua đánh dấu một bước thụt lùi nữa của cụ Biden. Việc cụ tuột
xuống hạng nhì sau cụ bà Elizabeth Warren trên cả nước đã được hầu hết các thăm
dò xác nhận. Đồng thời, số tiền yểm trợ cụ cũng đang cạn rất nhanh, khiến cụ đã
phải gửi thư báo động cho khối cử tri của cụ, kêu gọi yểm trợ tiền gấp.
Các chuyên gia cho rằng cụ Biden quả thực đã quá lỗi thời rồi. Bây
giờ là thời của một đảng DC cấp tiến cực đoan nặng trong khi cụ Biden lại nhất
định bám víu vào hình ảnh một ‘lão đồng chí ôn hòa’. Đảng DC hiện đang bị những
thành phần quá khích nhất sách động, từ cụ ông xã nghiã Sanders đến cụ bà nghĩa
xã Warren, cho tới các cô dân biểu nhí trong đám Tứ Quái Chiêu.
Dĩ nhiên là trong đảng DC vẫn có nhiều thành phần ôn hòa không
chấp nhận đi quá xa về phiá tả, nhưng đáng tiếc cho cụ Biden, những người này
theo các nghiên cứu mới nhất, dường như muốn ủng hộ anh (hay chị?) Buttigieg
chứ không chạy về phiá cụ Biden, là người già hơn anh Buttigieg tới gần bốn
thập niên.
Tuy nhiên, cũng có tin một số không nhỏ cử tri DC lại muốn quay về
với cụ Biden vì sợ bà Warren quá thiên tả trong
khi cũng ngại ông Buttigieg quá non, và cả hai đều sẽ bị TT Trump bóp mũi chết
ngay.
Ngoài ra, phe ta đang cắn phe mình rất kỹ.
Bà Hillary không rõ vì lý do nào và dựa trên bằng chứng nào, đã
bất thình lình ‘vung dao chém’ bà đồng chí dân biểu Tulsi Gabbard là ‘gà nhà’
của Putin cài vào nằm vùng trong đảng DC. Bà Gabbard là cựu thiếu tá từng tham
gia chiến trận Iraq, hiện là dân biểu của Hawaii, có chồng người Ấn và chính bà
cũng có phần gốc Ấn, hiện là một ứng cử viên tổng thống của đảng DC.
Bà Gabbard đã đáp lễ, công khai gọi bà Hillary là “nữ hoàng hiếu
chiến, hiện thân của tham nhũng và sự ung thối của đảng DC từ bao lâu nay”.
Bình loạn gia kiêm tài tử Joy Behar bênh vực bà Hillary, tố bà
Gabbard nếu không phải là người của Putin thì cũng là một “tên ngu hữu dụng”
–useful idiot- của Putin. Danh từ “useful idiot” do Lê-Nin sáng tạo ra để chỉ
những tay trí thức thiên tả Tây Âu, là những tên trí thức u mê, không tri thức,
làm và nói những chuyện có lợi cho CS và Liên Xô nên dùng họ.
Lời cảnh giác của DĐTC: xin đừng nghĩ hai bà đánh nhau thì ta phải
bênh một. Bà Hillary thì khỏi cần bàn thêm, bà Gabbard thì đứng sát nách cụ xã
nghiã Sanders.
Cụ xã nghĩa Sanders lên tiếng bênh vực bà Gabbard là người đã từng
hy sinh tham gia chiến trận Iraq, không thể tố cáo bậy bạ và chất vấn tính yêu
nước của bà. Một cựu phụ tá của bà Hillary đáp lễ ngay, lên tiếng nhục mạ cụ
Sanders bằng những danh từ thô tục nhất.
Câu hỏi đặt ra là bà Hillary đang tính toán chuyện gì đây? Muốn ra
nữa sao?
Tin đáng ngạc nhiên nhất là bà Kamala Harris tiếp tục rớt như sung
rụng. Thăm dò mới nhất cho thấy tại tiểu bang then chốt
Iowa, tỷ lệ hậu thuẫn của bà trước đây có lúc lên tới 12%, bây giờ còn có 3,3%, trong khi tại New Hampshire, tiểu
bang thứ nhì có bầu sơ bộ, hậu thuẫn của bà tuột xuống dưới 4,7%. Ngay tại tiểu
bang nhà Cali, bà đứng hạng tư với 8% hậu thuẫn. Thực tế mà nói, bà Harris
coi như tiêu tan mộng, chỉ còn chút hy vọng mong manh được làm phó, đi dự đám
ma khắp thế giới. Dù vậy, nếu bà Warren đắc cử đại diện cho đảng DC thì bà
Harris cũng vô vọng làm phó luôn.
Về phiá CH, ‘danh hài’ Bill Maher muốn chơi
nổi đã đề nghị tặng TT Trump một triệu đô để ông từ chức. Chuyện... muỗi đốt gỗ! Theo tập san tài chánh Bloomberg, tài sản của
ông Trump từ ngày đắc cử tổng thống đã giảm đâu cả tỷ đô rồi, không kể vài trăm
triệu tiền túi ông đã bỏ ra để vận động tranh cử năm 2016.
TIN ĐIỀU TRA ĐÀN HẶC
Cuộc điều tra của Hạ Viện vẫn kéo dài lê thê trong bí mật và điều
trần kín nên chẳng ai hiểu rõ câu chuyện đã đi đến đâu, đã tìm ra được bằng
chứng gì chưa.
Tin mới nhất, ông Bill Taylor đã ra điều trần và khai TT Trump quả
đã áp lực Ukraine điều tra về cho con cụ Biden đổi lấy quân viện. Chuyện này,
DĐTC đã bàn rồi. Xin trích lại: “Trong tập tài liệu ông Volker nộp cho Hạ
Viện, có một bức thư của một tham sự tòa đại sứ Mỹ tại Ukraine, Bill Taylor tỏ
ý lo ngại việc TT Trump hoãn tháo khoán viện trợ quân sự đổi lấy cuộc điều tra
về cựu PTT Biden. Nhưng cũng có thư của đại sứ Mỹ tại Liên Âu, Gordon Sondland,
bác bỏ mối quan tâm này và cho rằng ông Taylor đã hoàn toàn hiểu sai ý định và
chỉ thị của TT Trump.
Hạ Viện và TTDC dĩ nhiên khai thác tối đa thư của ông Taylor trong
khi phớt lờ thư của ông Sondland”.
Khi TT Trump giải nhiệm bà đại sứ Marie Yovanovitch thì ông Taylor
được bổ nhiệm xử lý thường vụ (chargé d’affaires) một thời gian ngắn trước khi
đại sứ mới nhậm chức.
Vì nhiều lời khai của ông Taylor khác biệt với những lời khai
trước đó của ông Sondland, phe DC trong Hạ Viện đang dọa truy tố ông Sondland
về tội khai gian. Tất nhiên khi hai người nói ngược nhau là phải có một người
khai gian hay ít nhất cũng là ‘nhớ lộn’. Vì là điều trần bí mật, không ai biết
tại sao người bị truy tố khai gian lại là ông Sondland mà không phải ông
Taylor. Theo những tin lắt nhắt được xì ra báo chí thì những lời khai của ông
Taylor cũng vẫn chỉ là việc như “tôi nghe nói”, “tôi được biết”, “theo tôi
hiểu”,… không có bằng chứng cụ thể nào.
TTDC dĩ nhiên lại hô hoán ngày ông Taylor điều trần đã là ngày ‘tệ
nhất’ của TT Trump, phát đạn ân huệ cho sự nghiệp chính trị của TT Trump. Lại là một ngày ‘tận thế’ mới của
Trump. Không ai biết ông Taylor đã thực sự nói gì, nhưng nghĩ cho cùng, khó có
thể tưởng tượng một tổng thống có thể bị truất phế dựa trên lời tố giác khơi
khơi của một viên chức của một tòa đại sứ.
Ngoài ra, có vài chuyện khác đáng nói.
- Tất cả 9 ủy viên CH trong Ủy Ban Tình Báo đều
nhất loạt tố cáo chủ tịch Ủy Ban, dân biểu Adam Schiff đã giấu nhiều tài liệu
không cho phe CH tham khảo. Câu hỏi là tại sao phải làm việc mờ ám như vậy? Tin
giờ chót, khoảng ba chục dân biểu CH đã xông vào cuộc họp kín của Ủy Ban Tình
Báo để đòi công khai hóa các cuộc điều trần. Cuộc điều trần bị gián đoạn
5 tiếng
đồng hồ.
Phe DC bào chữa việc điều trần kín là cần thiết để các đối thủ
không biết được Ủy Ban đã biết những gì, và nhất là để các nhân chứng không
biết các nhân chứng khác nói gì, nên có hy vọng họ sẽ nói những chuyện trái
ngược nhau. Nghe sơ qua thì cũng có lý. Cho đến khi biết được nền tảng minh
bạch và trong sáng –transparency- của thể chế dân chủ của Mỹ đã bị phe DC vứt
vào thùng rác theo gương cụ thể của các đồng chí Xít-ta-lin, Mao và Hồ rồi.
- 185 dân biểu CH đã biểu quyết cho quyết nghị lên
án dân biểu Adam Schiff về cách ông điều hành cuộc điều tra cũng như cuộc nói
chuyện Trump-Ukraine mà ông Schiff phiạ ra trước Hạ Viện. Chuyện quan trọng
nhất mà phe CH chỉa mũi dùi vào là việc có thể ông Schiff đã đọc trước và ‘góp
ý’ vào báo cáo của ông thổi còi. Ngoài ra cách ông Schiff điều tra ‘kín’ cũng
đã là yếu tố phe CH khai thác. Hạ Viện với đa số dân biểu DC kiểm soát đã bác
bỏ quyết nghị này dĩ nhiên.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đã đưa ra một
nghị quyết trên Thượng Viện tố cáo việc đảng DC tiến hành cuộc truy lùng TT
Trump đã phản lại mọi nguyên tắc của thể chế dân chủ của Mỹ, đã không cho TT
Trump những quyền tối thiểu mà các TT Nixon và Clinton đã được hưởng một cách
minh bạch và công bằng.
Ngay cả bà dân biểu Tulsi Gabbard đang tranh
cử tổng thống cũng lên tiếng phàn nàn đảng DC đã đi quá xa trong việc truy lùng
TT Trump. Bà Gabbard nói còn một năm nữa thì bầu lại, cứ để dân quyết định, sao
phải đàn hặc trong khi ai cũng biết TT Trump sẽ không bị truất phế bằng cách
này được. Bà này nói nghe oai lắm, nhưng sự thật là đảng DC biết nếu để dân
quyết định thì ai cũng thấy là sẽ có thêm một nhiệm kỳ nữa với ông Trump.
Trên báo Washington Post, bình luận gia bảo
thủ Mark Thiessen đã viết bài dài tố cáo đảng DC đã vi phạm tất cả các tiêu
chuẩn pháp lý trong tấn tuồng điều tra này (nguyên văn: Democrats are violating every standard of due
process).
Một thăm dò mới của Đại Học Emerson của Iowa,
cho thấy trong 100 cử tri Iowa, chỉ
có 6 người thấy chuyện điều
tra đàn hặc là quan trọng, đáng để ý. Ngay cả trong khối cử tri DC, cũng chỉ có
10 người cho
việc điều tra đàn hặc là quan trọng. Trong khi đó, có 33 người nghĩ kinh tế và công ăn việc làm mới là
chuyện quan trọng nhất, và 19 người cho y tế là ưu tư hàng đầu.
Cũng trong thăm dò này, TT Trump sẽ hạ cả cụ Biden lẫn bà Warren
tại Iowa. Iowa là tiểu bang nhỏ nhưng đóng một vai trò cực quan trọng vì là
tiểu bang đầu tiên có bầu sơ bộ.
Theo nhiều chuyên gia theo dõi chính trị Mỹ, cuộc điều tra đàn hặc
TT Trump là con dao hai lưỡi: có thể là cách đảng DC diệt kẻ thù Trump, nhưng
cũng có thể hại đảng DC.
Bà chủ tịch Hạ Viện Pelosi đấm ngực phán đàn hặc là việc làm “nguy
hiểm cho chúng tôi, nhưng vì quyền lợi đất nước, chúng tôi phải chấp nhận cái
rủi ro và hy sinh này”. Sự thật khác xa. Dân biểu da đen Al Green của Texas
hiển nhiên thành thật hơn khi ông tuyên bố “nếu không đàn hặc thì Trump sẽ đại
thắng năm 2020 thôi”.
Nôm na ra, với những thành quả TT Trump đạt
được trong ba năm qua, phe DC chỉ có một cách duy nhất bứng ông ta: đàn hặc.
Được thì quá tốt, không được thì ... đằng nào cũng thua rồi. Đâu có rủi ro nhất
chín nhì bù gì đâu?
TIN VỀ CUỘC CHIẾN THỔ NHĨ KỲ
Sau khi TT Trump ra lệnh rút quân Mỹ về, quân
Thổ đã tấn công ngay vùng dân Kurds tại biên giới Thổ-Syria. TT Trump đã công
khai lên án, điện thoại cho TT Erdogan của Thổ và gửi PTT Pence qua nói chuyện.
Ngay sau đó Thổ đã chịu đình chiến 10 ngày
để dân Kurds có thể di tản ra khỏi vùng chiến trận.
TTDC tố TT Trump là thủ phạm đã rút quân Mỹ
khiến Thổ tấn công. Chuyện bá láp. Một trận chiến quy mô với cả ngàn quân Thổ
tràn qua biên giới chỉ có thể phát động được sau khi đã có kế hoạch và chuẩn bị
ít ra cả tháng trước, chứ không thể trong vòng một ngày được.
Một số tướng lãnh tên tuổi đã phản đối lệnh
của TT Trump. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các tướng nhìn vấn đề dưới con
mắt của chiến lược gia quân sự trong khi tổng thống lấy quyết định vì sách lược
chính trị. Câu chuyện tiêu biểu nhất trong lịch sử Mỹ có lẽ là chuyện TT Truman
cất chức đại tướng McArthur khi ông này muốn đánh qua Trung Cộng luôn sau khi
đã đánh bại quân của Mao và quân Bắc Hàn. Ngay sau khi lấy quyết định này, TT
Truman đã bị chỉ trích rất mạnh, nhiều người đã cổ võ tướng McArthur ra tranh
cử tổng thống chống TT Truman. TT Truman không muốn có đại chiến chống lại cả
tỷ dân Tầu sẽ chết không biết bao nhiêu triệu người nữa.
Ta cần phải hiểu quân sự luôn luôn chỉ
là một công cụ của chính trị, chứ không thể có chuyện quân sự chi phối chính
trị. Hiến Pháp Mỹ ghi rất rõ Tổng Tư Lệnh quân lực Mỹ là tổng thống, một chính
trị gia dân sự, chứ không phải một thống tướng nào. Ngay cả bộ trưởng quốc
phòng chỉ huy tất cả các tướng lãnh cũng phải là dân sự, ngoại trừ trường hợp
đặc miễn được quốc hội phê duyệt, như trường hợp tướng Mattis mới đây.
Các Cha Già Khai Quốc luôn e ngại các tướng
lãnh lúc nào cũng hiếu chiến nên muốn dân sự kiểm soát các tướng.
Có một điều ít người biết vì TTDC im re là dân Kurds sống trong một
vùng lớn trong đó bao gồm một phần lãnh thổ của 5 nước là Thổ Nhĩ Kỳ, Syria,
Iraq, Iran, và Armenia. Và dân Kurds đang đòi tự trị hay độc lập trên tất cả
các vùng của họ trong cả 5 xứ trên. Tất cả các
chính quyền những xứ đó đều không chấp nhận tự trị cho dân Kurds nhưng cũng
chẳng nước nào muốn giết hết khối dân đó. Thổ đã chấp nhận ngưng chiến 10 ngày, cốt ý để cho dân Kurds trong vùng
tranh chấp với Syria di tản khỏi vùng lửa đạn.
Vùng tranh chấp giữa Thổ và Syria bị Thổ tấn công là cái đốm nhỏ gọi là tỉnh
Kobane và vùng lân cận. Vùng núi non hiểm trở cực đông bắc của Syria là vùng
tam biên Thổ-Syria-Iraq ít ai dòm
ngó tới,
tuy nhiên trong thời chiến tranh Mỹ-ISIS, nhiều nhóm vũ trang lẻ tẻ Kurds trấn
đóng vùng núi non này đã giúp Mỹ đánh ISIS. Hiện nay, Mỹ vẫn còn khoảng 5.000 quân đóng tại vùng bắc Iraq, và đang
nghiên cứu để lại một số quân nhỏ tại vùng này để kiểm soát ISIS.
Một cụ tỵ nạn cuồng chống Trump nêu vấn đề “Mỹ đột ngột rút một ngàn lính Mỹ khỏi Syria
nhưng còn lính Mỹ ở Iraq, Afghanistan, Ả Rập Saoud và vùng Vịnh Ba tư thì sao?”
Nếu tôi bị đau bụng, bác sĩ cho tôi uống vài viên thuốc, tôi hết
đau bụng, có cần uống thuốc nữa không? Đám gần một ngàn chuyên gia quân sự Mỹ
có mặt tại Syria với mục đích chính là đánh ISIS. ISIS hiện đã bị loại trừ hẳn
khỏi Syria, một vài anh còn cầm cự nhưng đang bị Syria tiêu diệt với sự giúp đỡ
mạnh của Nga, như vậy chưa đủ để giải thích việc Mỹ rút ra sao? Hết đau bụng
rồi, sao bắt uống thuốc hoài vậy?
Còn lính Mỹ tại vài xứ Trung Đông khác thì sao? Đây là lính hiện
diện vì nhu cầu vẫn còn. Đau bụng chưa hết thì cần chữa trị tiếp tục. ISIS vẫn
còn hiện diện tại Iraq tuy không mạnh như trước; Afghanistan chưa ổn định mà
vẫn bị đe dọa bởi Taliban; Ả Rập Saoud cần Mỹ hiện diện để cảnh giác Iran không
thể làm ẩu.
Mỗi bệnh có cách chữa khác nhau. Mỗi nơi có nhu cầu quân sự và
chính trị khác biệt, rút quân tại Syria không có nghĩa là phải rút tại toàn
vùng Trung Đông. Một bác sĩ mà cho một loại thuốc cho đủ loại bệnh khác nhau
thì… xin lỗi, ông bác sĩ đó nên về hưu là vừa.
Trong khi đó, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cho
biết Mỹ đang thảo luận việc để lại một số quân tác chiến lại tại vùng đông bắc
Syria để bảo vệ vài mỏ dầu lớn nhất trong vùng dân Kurds kiểm soát. Cách đây ít
tuần, Mỹ cũng đã cho biết sẽ gửi một số quân, phần lớn cũng là chuyên viên kỹ
thuật của không lực chuyên về radar và hỏa tiễn, qua giúp Ả Rập Saoud, trái với
tin của TTDC là TT Trump đang phủi tay tại Trung Đông để ISIS lộng hành lại hay
Iran thao túng cả vùng.
Tin mới nhất: TT Trump cho biết Thổ và Kurds
đã ký một hòa ước có tính “vĩnh viễn”. Vĩnh viễn là chuyện đáng nghi ngờ, nhất
là với ông Trump thích nổ. Chuyện đáng nói là tướng Mazloum Abdi, tư lệnh Lực Lượng Kurds tại Syria,
đã lên tiếng cám ơn TT Trump đã can thiệp với Thổ, giúp bảo vệ lực lượng của
ông chống lại quân Thổ. Cụ tỵ nạn nào vẫn gân cổ chửi TT Trump nhắm mắt để Thổ
giết dân Kurds xin email hỏi ý kiến ông Abdi.
Không hiểu quý độc giả nghĩ sao, nhất là những
cụ cuồng chống Trump, tình nguyện làm loa phóng thanh lại những lập luận của
phe DC công kích việc TT Trump rút chuyên viên kỹ thuật quân sự Mỹ ra khỏi vùng
chiến tranh Thổ-Kurds-Syria, chứ cá nhân kẻ này chỉ thấy cái giả dối thô bỉ
nhất của đám chính khách DC và những cái loa thông ngôn tỵ nạn.
Các cụ ồn ào chống Trump, nhái lại lập luận của đảng DC và đồng
minh TTDC, hô hoán là “khiến Mỹ mất uy tín”, “phản bội đồng minh”,
“bỏ rơi bạn bè”, “còn ai dám tin Mỹ nữa”, “quá tàn nhẫn”, “dọn cỗ cho Nga
xơi”,… Nhưng mặt khác, lại ủng hộ đảng DC là cái đảng đã nhẫn tâm nhất định thí
cả miền Nam VN cho VC, bất kể những chuyện như… “khiến Mỹ mất uy tín”, “phản
bội đồng minh”, “bỏ rơi bạn bè”, “còn ai dám tin Mỹ nữa”, “quá tàn nhẫn”, “dọn
cỗ cho Nga xơi”,…
THẦN TƯỢNG MỚI CỦA TTDC
TTDC trong vài tuần qua, mới tìm ra được thần
tượng mới, một người hùng bất thình lình được TTDC tung hô hết sức mình. Đó là
thượng nghị sĩ CH của Utah, ông Mitt Romney.
Vâng, quý độc giả không đọc lộn đâu. Trước
đây, khi ông Romney ra tranh cử tổng thống chống Đấng Tiên Tri Obama thì ông bị
TTDC đánh tơi bời lá thu, khiến ông Romney rớt đài dĩ nhiên.
Sau này, ông Romney công khai ra mặt chống
ứng cử viên Trump để trả thù việc khi ông Romney ra tranh cử, ông Trump không
lên tiếng hậu thuẫn dù ông Trump khi đó chỉ là doanh gia không dính líu gì tới
chính trị. Sau khi ông Trump đắc cử tổng thống, ông Mitt Romney thân thiện lại
với ông Trump, thậm chí muốn xin chức ngoại trưởng, được TT Trump khoản đãi ăn
riêng giữa hai người. Sau đó, ông Romney lại rớt đài, TT Trump chọn ông Rex
Tillerson làm ngoại trưởng.
Ông Romney trở mặt, công kích TT Trump lại.
Sau đó, ông ra tranh cử thượng nghị sĩ tại Utah vì ông theo đạo Mormon và Utah
là tiểu bang có nhiều dân Mormon nhất. Ông lại thân thiện lại với TT Trump, nhờ
TT Trump tới Utah giúp ông tranh cử. Có lẽ vì muốn bảo đảm CH nắm đa số càng
lớn càng tốt tại Thượng Viện, TT Trump nhận lời đến Utah vận động cho ông
Romney. Ông Romney đắc cử thượng nghị sĩ, nhưng lại mau mắn trở mặt, khoác ngay
cái áo #NeverTrump, và bây giờ là thượng nghị
sĩ CH duy nhất mạnh bạo công kích TT Trump trong vụ xì-căng-đan Ukraine, lên
tiếng có thể biểu quyết truất phế TT Trump.
Chính vì vậy mà ông Romney gần đây đã được
TTDC phong thánh, ca tụng như một chính khách can đảm, dám chỉ trích cả tổng
thống đồng chí cùng đảng và dọa biểu quyết truất phế tổng thống luôn.
Tin mới tiết lộ cho biết ông Romney dùng một
tên giả, Pierre Delecto để mở một trang tuýt (twitter account) ngày ngày công
kích TT Trump.
Trong các chính khách nổi tiếng của Mỹ,
chắc chắn ông Romney là người tráo trở nhất, khó ai so sánh được. Tháng
Năm 2012, khi ông Romney tranh cử
tổng thống, kẻ này –VL- đã có viết về ông Romney trên Việt Báo như sau: “Ông Romney … cũng là một chính khách có lập
trường ‘uyển chuyển’ vì thực tế, đến độ bị tố là ‘lươn lẹo’, không lập trường”. Bẩy năm sau, nghĩ lại, ông Romney… lươn lẹo
thật!
Vũ Linh
No comments:
Post a Comment