Cuộc
chiến biên giới: Truyền như thế không… thông!
18/02/2019
Cuối cùng, sự nghi
ngại, bất bình giữa dân chúng Việt Nam với hệ thống chính trị, hệ thống công
quyền Việt Nam về cách hành xử với những gì có liên quan đến độc lập, chủ
quyền, với Trung Quốc chẳng giảm chút nào mà tiếp tục tăng…
Sau khi bật đèn xanh
cho hệ thống truyền thông chính thức đồng loạt lên tiếng về cuộc chiến vệ quốc
xảy ra cách nay 40 năm, gây ngạc nhiên trong nhiều người, nhiều giới, hệ thống
chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vừa tự thú đó là nỗ lực có tính… lừa
đảo.
***
Nhìn một cách tổng
quát, chuyện tổ chức tuyên truyền về cuộc chiến cách nay 40 năm, rõ ràng chỉ
nhằm trấn an người Việt, rằng thế hệ nào cũng ái quốc, cũng anh hùng, đã vậy
còn có đảng lãnh đạo nên không cần lo về họa lệ thuộc.
Bởi trấn an là chính
nên chuyện hài cốt của 4.000 người Việt mất mạng trong cuộc chiến kéo dài gần
mười năm ấy, tuy vẫn còn vất vưởng đâu đó trên mảnh đất mà họ đổ máu, góp xương
để giữ gìn chỉ là chuyện… nhỏ không đáng bận tâm (1).
Bởi trấn an là chính
nên tại hội thảo quốc gia về cuộc chiến với Trung Quốc cách nay 40 năm, các sử
gia hứa sẽ… nghiên cứu để dạy cho học sinh lớp 9. Lời hứa ấy chắc còn lâu mới
được thực hiện vì vẫn chưa có ai nghiên cứu cả.
Từ giờ tới lúc… nghiên
cứu thành công để xây dựng nơi hậu sinh ý thức bảo vệ lãnh thổ, sóng gió trong
quan hệ Việt – Trung, nguyên nhân từng khiến răng cắn môi bật máu vẫn chỉ gói
gọn trong… 11 dòng sách giáo khoa của môn Sử dành cho học sinh lớp 12 (2)!
Cũng bởi trấn an là
chính, thành ra việc kỷ niệm một cuộc chiến từng làm toàn bộ khu vực biên giới
phía Bắc của Việt Nam bị san thành bình địa, hàng trăm ngàn người Việt bao gồm
cả lính lẫn dân mất mạng được giới hạn trong phạm vi… truyền thông.
Trừ ông Trương Tấn
Sang, cựu Chủ tịch Nhà nước, cựu Ủy viên Bộ Chính trị đảng CSVN đến viếng Nghĩa
trang Liệt sĩ Vị Xuyên – Hà Giang (3), không viên chức hữu trách nào trong nào
trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam đứng ra tri ân những
người đã “đền nợ nước” và tưởng niệm các nạn dân.
Bởi hệ thống chính
trị, hệ thống công quyền lờ tịt việc tri ân, tưởng niệm, một số người, một số
giới tự làm điều mà luân thường, đạo lý không cho phép bỏ qua… Sáng chủ nhật
ngày 17 tháng 2 năm 2019, ở TP.HCM, một chiếc cẩu đã được điều động đến tượng
Trần Hưng Đạo ở Bến Bạch Đằng, cẩu lư hương bỏ ra chỗ khác (4)!
Chừng đó chưa đủ để
yên tâm, giới hữu trách còn dùng một số xe gom rác như hàng rào để cách ly
tượng đài Trần Hưng Đạo – một biểu tượng của tinh thần ái quốc, chống ngoại xâm
của người Việt – khỏi công chúng. Tri ân liệt sĩ, tưởng niệm đồng bào không có
trong… kế hoạch!
Tại sao tri ân liệt
sĩ, tưởng niệm đồng bào không có trong kế hoạch? Theo một văn bản đóng dấu
“Mật” của Đảng ủy Khối cơ sở Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn phát hành
ngày 15 tháng 2 thì tri ân liệt sĩ, tưởng niệm đồng bào có thể là âm mưu “kích
động biểu tình, gây rối an ninh trật tự” (5).
Bảo đợt tuyên truyền
chưa từng có suốt từ 1990 đến nay về cuộc chiến chống ngoại xâm năm 1979, chỉ
nhằm xả bớt nghi ngại, bất bình để ngăn ngừa một cuộc biểu tình, nhằm tiếp tục
duy trì sự ổn định về mặt chính trị, bảo đảm quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt
đối của đảng chắc không phải là quá lời.
Có một cách rất dễ
dàng để “đập tan các luận điệu sai trái”, chống đảng là bạch hóa Mật ước Thành
Đô, công bố các hiệp định phân định biên giới trên bộ, phân định vịnh Bắc bộ,
minh bạch thông tin nhưng đó là dân chủ theo kiểu… phương Tây, không phù hợp
với dân chủ… xã hội chủ nghĩa.
Chú thích
No comments:
Post a Comment