CEO Facebook Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang là ai?
Phi Long (tổng hợp) Thứ Tư, ngày 21/03/2018 09:50 AM (GMT+7)
(Dân Việt) Mới đây,
Facebook đã xác nhận cựu CEO Fossil Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang sẽ đảm đương vị
trí Giám đốc Facebook Việt Nam và làm việc tại trụ sở Singapore. Tuy nhiên,
không phải ai cũng biết những thành tích đáng ngưỡng mộ của nữ CEO xinh đẹp
này.
Được gọi là “cô gái vàng”
Lê Diệp Kiều Trang ( còn được gọi là Christy Lê) sinh năm 1980 tại
TP.HCM, trong một gia đình danh giá, có sự nghiệp học vấn vững vàng, cộng với
một lý lịch làm việc tại nhiều công ty lớn.
Lê Diệp Kiều Trang lớn lên trong gia đình có truyền thống kinh
doanh với nền tảng thuận lợi và cơ bản để theo đuổi con đường học tập, nghiên
cứu. Cha cô là ông Lê Văn Trí, từng là phó tổng giám đốc Công ty cao su miền
Nam. Anh cô là Lê Trí Thông, từng là phó giám đốc ngân hàng Đông Á. Anh trai cô
cũng từng học MBA tại đại học Oxford và hiện là phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ
phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận.
Ngay từ nhỏ Lê Diệp Kiểu Trang đã nổi tiếng khi được lựa chọn đại
diện của Việt Nam hát cùng Michael Jackson. Năm lớp 9 Kiều Trang đã lấy bằng C
tiếng Anh và được đặc cách theo học đại học tại chức tiếng Anh của Đại
học Nguyễn Tất Thành. Cô là thủ khoa tuyển sinh đầu vào PTTH chuyên Lê Hồng
Phong, đồng thời cũng là thủ khoa tốt nghiệp lớp 12 của trường.
Năm 1998, cô nhận học bổng học dự bị đại học 2 năm tại Anh và năm
2000 giành học bổng Đại học Oxford. Năm 2005, Kiều Trang về Việt Nam làm việc.
Năm 2008, cô đã có bằng thạc sĩ thủ khoa ngành kinh tế học ở ĐH Oxford (Anh).
Từng nhận học bổng tiến sỹ nhưng cô đã không theo đuổi và quyết định đầu quân
cho Tập đoàn Tài chính Mc Kinsey, văn phòng tại Boston với vị trí chuyên gia tư
vấn tài chính.
Ngoài ra, Lê Diệp Kiều Trang là gương mặt thân quen trong
giới khởi nghiệp công nghệ Việt Nam và tại thung lũng Silicon khi cùng chồng là
Sonny Vũ sáng lập Misfit và sau này bán cho Fossil Group với giá 260 triệu USD
vào năm 2015. Cô được giới start up Việt Nam ưu ái đặt cho cái tên "cô gái
vàng" với nhiều thành tích đáng nể trong suốt quá trình học tập.
Năm 2011, sau khi tốt nghiệp thủ khoa ngành thạc sĩ quản trị kinh
doanh ở MIT, Kiều Trang đầu quân cho Tập đoàn Tài chính Mc Kinsey, văn phòng
tại Boston với vị trí chuyên gia tư vấn tài chính.
Tháng 1.2014, Kiều Trang nghỉ việc tại Mc Kinsey để về phụ trách
nhân sự và tài chính cho công ty Misfit Wearables (chuyên về các thiết bị đeo
theo dõi sức khỏe) do chồng cô (anh Sony Vũ) và những người khác - trong đó có
cựu CEO Apple John Sculley - đồng sáng lập.
Ý tưởng thành lập Misfit Wearables của chồng cô và ông John
Sculley đã khiến cô quyết định từ bỏ công việc tại McKinsey, vốn được xem là
ước mơ của nhiều người.
Công ty này sau đó được Fossil Group, tập đoàn chuyên về đồng hồ
thời trang của Mỹ, mua lại với giá 260 triệu USD vào cuối năm 2015. Sau thương
vụ, Kiều Trang giữ chức Giám đốc Fossil Việt Nam và chồng cô giữ chức Giám đốc
Công nghệ.
Sau khi cùng chồng rời Fossil Việt Nam, Lê Diệp Kiều Trang đã trở
thành giám đốc Facebook Việt Nam. Xác nhận với truyền thông ở vị trí mới, Kiều
Trang cho biết sẽ làm việc ở trụ sở của Facebook tại Singapore.
Lãnh đạo giỏi là có cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng xã hội
Chia sẻ với VTV về công việc mới, bà Lê Diệp Kiều Trang khẳng
định: "Với kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam và nước ngoài, tôi nhận thấy
người Việt Nam đã nhanh nhạy nắm bắt xu hướng của di động. Cộng đồng người dùng
Facebook tại Việt Nam rất tích cực, sáng tạo và sẵn sàng kết nối với nhau cũng
như với các doanh nghiệp theo nhiều cách đầy ý nghĩa.
Với tỉ lệ 97% người Việt Nam sử dụng Facebook trên thiết bị di
động, chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng được sức mạnh của
điện thoại thông minh, mang lại thành công cho doanh nghiệp tại thị trường
trong nước và quốc tế".
"Ở Việt Nam, rất nhiều lãnh đạo các tập đoàn lớn đều
xuất thân từ nhóm học sinh ưu tú được học bổng đi du học ở những nước phát
triển. Nhưng thước đo thành công không chỉ là giàu. Những bác sĩ đầu ngành,
những nhà khoa học, nhà nghiên cứu giỏi... đều xuất thân từ khối trường
chuyên lớp chọn.
Để làm việc hiệu quả, thành công, IQ cũng chỉ là một phần,
vì vậy không có nghĩa ai thông minh, học giỏi sẽ thành công. Sự thấu hiểu,
uyển chuyển trong quyết định và nhiều kỹ năng cuộc sống khác chiếm phần không
nhỏ trong hiệu quả công việc", bà Lê Diệp Kiều Trang chia sẻ với báo chí
|
Trước đó, trả lời phỏng vấn trên Báo Tuổi Trẻ, Lê Diệp Kiều Trang
cho rằng: Rất nhiều học trò giỏi trong môi trường giáo dục ở Việt Nam thường là
người “học giỏi thụ động”, chỉ có khả năng trình bày lại những kiến thức được
học một cách đầy đủ nhất, chứ không có khả năng ứng dụng kiến thức được học để
phân tích, giải quyết một vấn đề thực tế hoặc sáng tạo ra sản phẩm, tìm ra
nguyên lý mới.
Bên cạnh đó, tìm ra cách giải quyết không có nghĩa là thuyết phục
được người khác hoặc một tập thể chấp nhận ý kiến của mình. Kỹ năng này vô cùng
quan trọng trong cuộc sống, nhưng hầu như chưa bao giờ được chú trọng trong môi
trường giáo dục Việt Nam.
Vì vậy, cũng không ngạc nhiên khi rất nhiều sinh viên giỏi ra
trường đã không thể trở thành những thủ lĩnh giỏi, mà phải nhường vị trí này
cho những bạn có chuyên môn không mạnh bằng nhưng có thể tập hợp nhiều người
giỏi.
Vậy nên nếu chỉ lo tập trung chuyên môn mà coi nhẹ thu thập kỹ
năng xã hội thì khó lòng có thể vươn lên làm lãnh đạo. Nếu chỉ lo tập trung
phát triển kỹ năng mà không vững về chuyên môn thì con đường thành công sẽ gập
ghềnh hơn và nhiều khi dễ bị thu hút bởi những giá trị phù phiếm
No comments:
Post a Comment