Nước
cờ cuối trong đấu pháp:
Trump có dám ra lệnh tấn công quân sự Trung Quốc hay
không?
Chủ
nhật, 07/10/2018, 10:40 (GMT+7)
(Quốc tế) - Cho đến giờ này, quan sát
những việc làm liên quan đến đối ngoại của Trump trong thời gian qua, chúng ta
nhận thấy điều này: Trump chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung Quốc một cách cẩn
thận và tỉ mỉ đến từng chi tiết từ lâu lắm. Nguyên tắc chung là mọi mũi tên bắn
ra dù chĩa về đâu, bay về hướng nào thì cuối cùng đích đến vẫn là Trung Quốc.
Đấu pháp của Donald
Trump - Mọi nước cờ đều hướng tới Trung Quốc
Trong
vòng hơn một năm rưỡi ngồi ghế tổng thống, Trump không hề động đến Trung Quốc
mà chỉ làm những việc loanh quanh. Nhưng những việc loanh quanh ấy bây giờ nhìn
lại đều có ý nghĩa dọn dẹp cho một cuộc chiến tranh lớn: “Chiến tranh với Trung
Quốc”
Thoạt
đầu là những bước đi ngoại giao thân thiện với Nga. Vào lúc ấy không ai nghĩ
rằng bước đi ấy là tranh thủ kéo Nga về phía Mỹ để sau này Mỹ đối đầu với Trung
Quốc thì không gặp cản ngại từ Nga. Nhưng khi ấy phía Đảng Dân Chủ Mỹ nhảy chồm
chồm lên vì không hiểu Trump. Nhiều người nghĩ Trump không biết làm Tổng thống
chứ không phải là Trump đang có những nước cờ độc.
Sau
khi thân thiện với Nga xong, Trump bắt đầu chuyển qua Triều Tiên. Nước cờ Triều
Tiên đi sau nước cờ Nga đúng là quá tuyệt. Chúng ta thử hình dung nếu nước cờ
Triều Tiên đi trước nước cờ Nga thì sao? Thật là không ổn chút nào vì Nga vẫn
thân cận với Triều Tiên. Cho nên phải đi nước cờ Nga trước, thì nước cờ Triều
Tiên mới thắng.
Nhưng
cả 2 nước cờ Nga và Triều Tiên ấy cũng để phục vụ cho nước cờ lớn: nước cờ
Trung Quốc. Ngay sau khi Kim Jong Un tỏ rõ thiện chí với Mỹ, Trump không bỏ phí
một phút giây nào, lập tức tiến hành những bước đi đầu tiên trong nước cờ đấu
với Trung Quốc.
Vừa
đấu với Trung Quốc, Trump đi tiếp những nước cờ tưởng như không liên quan gì
đến Trung Quốc nhưng thật ra là rất liên quan. Đó là nước cờ với Iran. Trước đó
để lót đường Trump cũng đã đi một hai nước nhỏ với Iran, nay Trump đi thêm
những nước cương quyết hơn. Tuy vậy, Trump không có ý đấu với Iran vì Iran
chẳng là cái đinh gì với Mỹ. Trump đấu với Iran là gián tiếp đấu với Trung Quốc
mà thôi. Vì vậy chúng ta thấy Trump chẳng kéo binh hùng tướng mạnh gì với Iran
cả mà chỉ đơn giản cấm vận dầu mỏ Iran. Nước cờ này Trump chặn yết hầu Trung
Quốc trong vấn đề nhiên liệu cho nền kinh tế. Hiện nay giao dịch dầu mỏ giữa Mỹ
và Trung Quốc đã ngừng, Iran có bán dầu cho Trung Quốc không? Nếu Iran quyết
bán và Trung Quốc quyết mua thì sao? Tôi cho rằng đây chính là cái bẫy chiến
tranh.
Cũng
như thế, khi Trump yêu cầu hủy bỏ NAFTA để đàm phán lại, nhiều người nhảy lên
bảo là Trump chơi luôn cả những đồng minh thân thiết là Canada và Mexico. Có
người bảo Trump có vấn đề tâm thần. Nhưng khi NAFTA mới được ký lại, không có
gì thay đổi nhiều ngoài việc yêu cầu các đối tác không được chơi với Trung
Quốc, mọi người mới ngã ngửa ra. Có nhiều thiên tài bị những “người trần mắt
thịt” đánh giá là tâm thần như thế đấy.
Bây
giờ thì Trump đang đi những nước cờ chính nhắm vào Trung Quốc, công khai thách
thức Trung Quốc cả về mặt quân sự. Biển Đông đang có sóng lăn tăn, khi nào thì
có sóng lớn? Mọi người bảo Trump có dám ra lệnh tấn công Trung Quốc bằng vũ khí
hay không?
Nhiều
người lập luận, thời đại bây giờ đối thoại thay cho đối đầu, chiến tranh quân
sự ít dùng lắm. Vâng, đúng là ít dùng thật nhưng không phải là không dùng. Khi
cần thì vẫn phải dùng. Vấn đề là khi nào thì dùng và dùng thế nào.
Và
hẳn có người sẽ muốn vặn tôi, nói vậy thì sao Trump không “bắn” Bắc Hàn? Ồ, câu
hỏi này rất hay nhưng “bắn” Bắc Hàn không phải là khôn ngoan. “Bắn” Trung Quốc
mới là đấu pháp tuyệt diệu. Trong một trận chiến, người ta có thể dùng kế ly
gián để tách dần những chiến binh nhỏ ra khỏi đối thủ mạnh nhất rồi vận dụng
toàn bộ nội công kết liễu đối thủ mạnh này.
Đó
mới chính là dùng đấu pháp tuyệt.
Nhưng
chiến tranh cũng có thể không xảy ra nếu Tập Cận Bình đầu hàng trước khi Trump
dốc toàn bộ binh lực để kết liễu.
Theo FB Trần Đình Thu
No comments:
Post a Comment