Lần
theo dòng tiền 'chảy' từ buôn lậu động vật hoang dã
·
1 giờ trước
Nhắm vào việc thu hồi
lợi nhuận kếch xù mà giới tội phạm kiếm được từ hoạt động buôn lậu động vật
hoang dã được giới chuyên gia kỳ vọng là cách tiếp cận mới, có thể giúp bảo vệ
các loài này.
Trên khắp thế giới,
buôn bán trái phép động vật hoang dã đã để lại những tác động mang tính hủy
hoại lên nhiều loài động vật. Nhưng liệu việc nhắm vào lợi nhuận mà giới buôn
lậu thu được có thể giúp cứu các động vật đang nguy cấp?
Động vật - cả còn sống
hay đã chết - được mua và bán ở mức độ công nghiệp để làm thực phẩm, vật nuôi,
thuốc, thậm chí cả đồ trang trí.
Các chú ý của toàn cầu
thường tập trung vào những loài như tê giác và voi - và ở nhiều nước quần thể
hai loài này đã giảm đáng kể.
Chẳng hạn, ở Tanzania,
số lượng voi đã giảm đáng kể 60% từ 109,000 năm 2009, xuống còn 43,000 năm
2014, theo số liệu của chính phủ.
Tuy nhiên, còn nhiều
loài khác cũng bị buôn bán mạnh, từ loài vượn lớn đến chim mỏ sừng, và tê tê.
Nhiều quốc gia khác rất chuộng tiêu thụ thịt và vảy tê tê, khiến loài này trở
thành động vật có vú bị buôn bán nhiều nhất trên thế giới.
Động cơ phía sau hoạt
động buôn bán này rất cơ bản: Lợi nhuận.
Theo dõi dòng tiền
Tiền từ đường dây buôn
bán động vật hoang dã chảy từ túi quan chức tham nhũng tới tay những kẻ buôn
lậu hoặc trực tiếp hoặc qua internet.
Tuy nhiên, dòng tiền
này thường bị 'bỏ qua' trong cuộc chiến để kiềm chế nạn buôn bán động vật hoang
dã bất hợp pháp.
Thay vì 'theo dõi dòng
tiền', cách tiếp cận phổ biến hiện nay vẫn là 'theo dõi đường đi của con vật
[bị buôn bán]'. Bất chấp những con số lợi nhuận khổng lồ liên quan.
Mặc dù khó có thể tính
toán chính xác, lợi nhuận từ buôn bán trái phép động vật hoang dã ước tính
khoảng 7 đến tỷ 23 tỷ đô la một năm.
Phần lớn trong số này
được 'trao tay' giữa những kẻ buôn lậu, nhưng cũng có một khoản kếch sù được
chuyển qua các ngân hàng.
Nỗ lực mới
Có một số nỗ lực gần
đây để ngăn chặn dòng tiền này.
Ví dụ, ở Uganda, ba
người bị bắt và phạt sau khi bị tịch thu 1,3 tấn ngà voi buôn lậu vào năm 2017.
Họ bị buộc tội không chỉ vì sở hữu trái phép các loài được bảo vệ mà còn vì tội
rửa tiền - liên quan đến việc chuyển 190.000 đô la giữa các tài khoản từ Lào và
Uganda.
Trong năm 2014, Văn
phòng Chống Rửa tiền của Thái Lan đã điều tra một chiến dịch buôn bán động vật
hoang dã từ Thái Lan đến Trung Quốc. Kết quả: tịch thu được khối tài sản trị
giá hơn 36 triệu đô la.
Các khả năng lần theo
đường đi của dòng lợi nhuận bất hợp pháp này được củng cố thêm sau khi một vụ
khác bị truy tố ở Indonesia, vào năm 2014.
Theo đó, một cảnh sát
người Indonesia đã bị tòa án tối cao nước này bỏ tù 15 năm vì tội rửa tiền,
khai thác bất hợp pháp và buôn lậu nhiên liệu. Bằng chứng cho thấy khoảng 127
triệu đô la đã được chuyển qua tài khoản ngân hàng của anh ta.
Tuy nhiên, các trường
hợp như vậy vẫn còn rất ít.
Một phần lý do là theo
dõi dòng lợi nhuận từ hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp đòi hỏi
phải có chuyên môn và đủ nguồn lực - điều thường thiếu ở nhiều quốc gia.
Điều tra tài chính
cũng đòi hỏi nhiều bên khác nhau phải làm việc cùng nhau. Các bên có thể bao
gồm các cơ quan bảo vệ động vật hoang dã, cơ quan điều tra tài chính và các tổ
chức thu hồi tài sản - một số người không quen nói chuyện với nhau.
Đóng băng và tịch thu tài sản
Tuy nhiên căn cứ vào
mức độ khủng hoảng mà động vật hoang dã đang đối mặt, việc thu thập thông tin
tài chính có thể là công cụ chìa khóa để bảo vệ các loài nguy cấp.
Bằng cách nhắm vào đối
tượng nào đang thu lợi nhiều nhất từ việc buôn bán các loài nguy cấp, động cơ -
kiếm tiền - có thể được loại bỏ.
Việc đóng băng và tịch
thu tài sản có thể loại bỏ cả tiền thu được của thủ phạm lẫn các phương tiện mà
bọn chúng dùng để tái đầu tư vào hoạt động bất hợp pháp trong tương lai.
Tuy nhiên, nghiên cứu
gần đây của Văn phòng Liên Hiệp Quốc về Ma túy và Tội phạm và Viện Rusi cho
rằng cơ hội này thường bị bỏ qua.
Trong hầu hết các
trường hợp liên quan đến buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, các hành vi
phạm tội thường chỉ dẫn đến hình phạt tối thiểu - phạt tiền và án tù ngắn - làm
cho nó trở thành một hoạt động có nguy cơ tương đối thấp.
Thành công trong hoạt
động bảo vệ động vật hoang dã cho tới nay thường được đo đếm bằng số liệu hàng
năm đã tịch thu được bao nhiêu sản phẩm động vật hoang dã bị buôn bán.
Điều này trái ngược
với các tội phạm quốc tế khác, chẳng hạn như buôn bán ma túy, nơi điều tra tài
chính và tịch thu tiền cùng các tài sản khác là những ưu tiên.
Tại một hội nghị ở
Luân Đôn tuần này, một chủ đề chính sẽ được đưa ra là xem xét đưa việc buôn bán
động vật hoang dã bất hợp pháp như một tội phạm quốc tế, có tổ chức. Các phương
pháp tài chính để tháo dỡ các mạng lưới tội phạm liên quan sẽ được thảo luận.
Không có chiến thắng
dễ dàng nào trong cuộc chiến này.
Nhưng chừng nào chúng
ta thất bại trong việc nhắm mục tiêu vào quy trình thu lợi từ các giao dịch bất
hợp pháp, chúng ta có nguy cơ không bắt được những kẻ phạm tội nghiêm trọng
nhất.
Việt Nam và tội phạm buôn lậu động vật hoang dã
Việt Nam là một trong
những nước bày tỏ quyết tâm xoá bỏ thị trường buôn bán trái phép động vật hoang
dã.
Tuy nhiên, thành tích
của Việt Nam được công bố mới đây dường như mới chỉ dừng lại ở tiêu hủy các sản
phẩm động vật hoang dã bị tịch thu.
Sau một năm thực hiện các cam kết quốc tế liên quan, Việt Nam
báo cáo "đã tiêu huỷ hơn 2 tấn ngà voi, 70kg sừng tê giác và một số mẫu
vật xương hổ", theo Vietnamnet.
Trong khi đó, các tội
phạm buôn lậu động vật hoang dã bị bắt giữ chỉ chịu các án tù nhẹ hoặc phạt ít
tiền.
Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, từ năm 2015-2017, chỉ có tám bị
cáo trong số 231 vụ án được thụ lý bị phạt tù 3-7 năm. Số còn lại bị tù từ ba
năm trở xuống hoặc chỉ bị phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc cho hưởng án
treo.
No comments:
Post a Comment