Cái
giá Trung Quốc có thể phải trả khi âm thầm bắt Chủ tịch Interpol
Việc bí mật bắt Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành
Vĩ để điều tra có thể hủy hoại thể diện và nỗ lực vươn ảnh hưởng toàn cầu của
Trung Quốc.
Pháp điều tra thông tin Chủ tịch Interpol mất tích ở
Trung Quốc / Chủ tịch
Interpol đang bị điều tra tại Trung Quốc
Ủy ban Giám sát Quốc gia (NSC), siêu cơ quan chống tham
nhũng của Trung Quốc, đêm qua thông báo Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ (Meng
Hongwei) đang bị điều tra vì bị nghi ngờ "vi phạm nghiêm trọng pháp luật
nhà nước" nhưng không nêu cụ thể. Vài giờ sau, Interpol cho biết đã nhận
được đơn xin từ chức "ngay lập tức" của ông Mạnh.
Giới phân tích cho rằng việc Trung
Quốc bí mật bắt và điều tra người đứng đầu một tổ chức quốc tế như Interpol là
động thái gây sốc, có thể ảnh hưởng rất tiêu cực đến nỗ lực xây dựng hình ảnh
toàn cầu của nước này, nhưng Bắc Kinh dường như có lý do rất cấp bách để buộc
phải hành động mau lẹ như vậy với ông Mạnh, theo NYTimes.
Bắc Kinh ra thông báo về tình trạng của ông Mạnh ba ngày sau
khi vợ ông hôm 5/10 trình báo với cảnh sát Pháp về việc chồng mình không quay
về, cũng không liên lạc với gia đình kể từ chuyến bay về Trung Quốc hôm 25/9.
Trong ba ngày đó, Chủ tịch Interpol bị coi là "mất tích", trong khi
Trung Quốc giữ im lặng hoàn toàn, buộc Interpol phải ra yêu cầu Bắc Kinh làm rõ
về tình hình của ông.
Bình luận viên Edward Wong và Alissa J. Rubin của NYTimes
đánh giá đây là một bước đi táo bạo và quyết liệt của Trung Quốc, trong bối
cảnh nước này đang tìm cách khẳng định vai trò lãnh đạo của mình trong các tổ
chức quốc tế.
"Việc ông Mạnh trở thành người Trung Quốc đầu tiên được
bầu làm Chủ tịch Interpol vào tháng 11/2016 được coi là một thành tựu lớn
với Trung Quốc và là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện trên trường quốc tế cũng
như ảnh hưởng ngày càng tăng của họ", Julian Ku, giáo sư Đại học Hofstra,
nhận định. "Nhưng việc ông biến mất mà Interpol không hay biết gì có thể
hủy hoại nỗ lực vươn ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh".
Trong hai năm qua, ông Mạnh chủ yếu làm việc tại tổng hành
dinh Interpol ở Lyon, Pháp, nhưng ông đồng thời vẫn nắm giữ vị trí Thứ trưởng
Bộ Công an Trung Quốc. Luật pháp Trung Quốc quy định NSC có quyền "lưu
giữ" bất cứ công chức nào trong nhiều tháng để điều tra nếu nghi ngờ họ có
hành vi tham nhũng mà không cần ra quyết định khởi tố hay xin lệnh bắt từ viện
kiểm sát. Sau cuộc điều tra, nếu bị phát hiện sai phạm, công chức đó thường bị
khai trừ khỏi đảng và bị chuyển hồ sơ sang cơ quan tư pháp để khởi tố.
Tuy vậy, việc người đứng đầu một tổ chức quốc tế bị
"lưu giữ" theo quy trình này là chưa từng có tiền lệ. "Thật khó
tưởng tượng rằng sau vụ của ông Mạnh, có tổ chức quốc tế nào lại có thể cảm
thấy thoải mái khi bầu một công dân Trung Quốc vào vị trí đứng đầu mà không lo
ngại điều tương tự sẽ xảy ra", Ku nói.
Chuyên gia này cho rằng việc ông Mạnh bị điều tra cho thấy
đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) coi trọng xử lý những vấn đề nội bộ của mình hơn
là lo ngại về hình ảnh hay sự minh bạch quốc tế. "Chưa lúc nào sự quan
ngại nội bộ của Trung Quốc lại lấn át mối lo về ảnh hưởng tiêu cực ở bên ngoài
được thể hiện rõ ràng như trong vụ này", Ku cho hay.
Steve Tsang, giám đốc Viện Trung Quốc SOAS ở London, cho
rằng mục tiêu tối thượng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc vẫn là phục
vụ lợi ích của CCP, nên dù coi trọng việc thúc đẩy hình ảnh trên trường quốc
tế, chính phủ Trung Quốc vẫn phải đặt những lo ngại của CCP lên hàng đầu.
"Việc bắt và điều tra đương kim Chủ tịch Interpol có
thể là sự cố khiến Trung Quốc cảm thấy mất mặt và phải trả một cái giá nào đó
về đối ngoại, nhưng nó chỉ là ưu tiên thứ yếu nếu lãnh đạo Trung Quốc nhận thấy
có lý do buộc họ phải điều tra Mạnh Hoành Vĩ", Tsang nói.
Một số nhà phân tích khác cũng cho rằng cách ông Mạnh "biến mất" trên lãnh thổ Trung Quốc không chỉ làm giảm đáng kể cơ hội quan chức nước này được bổ nhiệm vào những vị trí cấp cao trong các tổ chức quốc tế, mà còn hủy hoại nỗ lực của nước này trong việc xây dựng các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực hành pháp, pháp lý với các quốc gia trên thế giới.
Một số nhà phân tích khác cũng cho rằng cách ông Mạnh "biến mất" trên lãnh thổ Trung Quốc không chỉ làm giảm đáng kể cơ hội quan chức nước này được bổ nhiệm vào những vị trí cấp cao trong các tổ chức quốc tế, mà còn hủy hoại nỗ lực của nước này trong việc xây dựng các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực hành pháp, pháp lý với các quốc gia trên thế giới.
Đồn đoán về lý do
Ngay sau khi NSC ra thông báo về việc điều tra Mạnh Hoành Vĩ,
nhiều chuyên gia cho rằng ông này nhiều khả năng bị nghi ngờ có hành vi tham
nhũng, trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến dịch "đả hổ, diệt
ruồi" do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động. NSC là cơ quan chống tham nhũng
siêu quyền lực được ông Tập lập ra để phục vụ mục đích này.
Trong 6 năm qua, chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" của
ông Tập đã hạ bệ nhiều quan chức cấp cao, đặc biệt là trong giới an ninh, quân
đội. Cùng với một loạt tướng quân đội cấp cao, cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang
cũng đã bị kết án chung thân với tội danh nhận hối lộ. Mạnh Hoành Vĩ được bổ
nhiệm chức Thứ trưởng Công an vào năm 2004, dưới thời của Chu Vĩnh Khang, và
ông này được coi là có thời kỳ hợp tác chặt chẽ với Chu.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát lại chỉ ra rằng trong thông
báo đêm qua của NSC, Mạnh Hoành Vĩ bị tình nghi "vi phạm nghiêm trọng pháp
luật nhà nước", nhưng không có cụm từ "vi phạm kỷ luật của
đảng", vốn được sử dụng rộng rãi trong các vụ điều tra quan chức tham
nhũng trước đây. Điều này làm dấy lên những đồn đoán rằng Trung Quốc bắt Mạnh
Hoành Vĩ là còn vì lý do khác.
Zhang Lifan, nhà bình luận chính trị
ở Bắc Kinh, cho rằng lãnh đạo nước này hiểu rõ những rủi ro về đối ngoại và
phản ứng quyết liệt của cộng đồng quốc tế khi bắt ông Mạnh ngay khi vừa xuống
máy bay và dẫn đi để thẩm vấn, theo SCMP. "Có vẻ như có gì đó
rất khẩn cấp đã xảy ra, buộc nhà chức trách phải hành động ngay lập tức, bất
chấp nguy cơ mất thể diện trên trường quốc tế", Zhang nhận định. "Nếu
ông Mạnh chỉ liên quan đến một vụ tham nhũng bình thường, nhà chức trách sẽ
không cần phải xử lý vụ việc theo cách như vậy".
Dali Yang, giáo sư khoa học chính
trị ở Đại học Chicago, cho rằng Trung Quốc hẳn có những "lý do chính trị
rất quan trọng" để thực hiện động thái tự tước đi lá bài quan trọng để gây
ảnh hưởng tới các sự kiện quốc tế như vậy, theo Washington Post.
"Đó chắc hẳn là lý do rất cấp bách, khiến họ chấp nhận việc hình ảnh về hệ
thống tư pháp của mình bị hủy hoại như thế", Yang nói.
Tsang cho rằng với người giữ vị trí cao trong tổ chức quốc
tế như Mạnh Hoành Vĩ, bất cứ quyết định giam giữ để điều tra nào đều phải được
đưa ra từ cấp cao nhất trong CCP, có thể là do chính Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ
đạo.
Theo Maggie Lewis, giáo sư tại Đại học Luật Seton Hall, vụ
bắt và điều tra ông Mạnh giúp Bắc Kinh phát đi một tín hiệu rằng "không ai
được an toàn", ngay cả với những quan chức Trung Quốc đã ra làm việc ở
nước ngoài, và có thể góp phần củng cố quyền lực của ông Tập.
Trung Quốc tới nay vẫn chưa giải thích cụ thể về lý do điều
tra Mạnh Hoành Vĩ cũng như những gì sẽ xảy ra với ông này trong thời gian tới.
Sau khi nhận được đơn từ chức của ông Mạnh, Interpol đã chỉ định quyền Phó chủ
tịch Kim Jong-yang tới từ Hàn Quốc làm quyền Chủ tịch cho đến khi đại hội đồng
Interpol bầu tân chủ tịch vào tháng tới.
No comments:
Post a Comment