Wednesday, October 10, 2018

Biển Đông : Trung Cong bành trướng và 3 kịch bản của Mỹ -Trọng Thành


Biển Đông : Trung Cong bành trướng và 3 kch bn ca M
Trng Thành

Trung Cong xây dựng cả một đô thị ở quần đảo Trường Sa. Trong ảnh, đá Xu Bi, nơi Trung Cong đã xây dựng 1 phi đạo cùng nhiều cơ sở quân sự. Ảnh chụp ngày 21/04/2017.Reuters/Erik de Castro
Trong những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10/2018, Mỹ cùng đồng minh liên tục thách thức tham vọng của Trung Cong tại Biển Đông, nhằm bảo vệ quyền « tự do hàng hải », đặc biệt là gia tăng tập trận hay đưa tàu chiến vào phạm vi 12 hải lý các thực thể địa lý, do Bắc Kinh kiểm soát tại quần đảo Trường Sa. Trung Cong đua  tàu ngăn chặn. Nhiều nhà quan sát nói đến nguy cơ bùng nổ chiến tranh cục bộ. Washington hành xử ra sao trước tham vọng của Bắc Kinh trong thời gian tới ?
RFI xin giới thiệu các phân tích và dự báo nhà nghiên cứu Sean R. Liedman, làm việc tại Center for a New Americain Security (1). Bài viết mang tựa đề « The Evolution of U.S. Strategy in the South China Sea », được đăng tải trong cuốnGreat Power, Grand Strategie : The New Game in the South China Sea (2), ra mắt đầu năm nay.
Trước khi nói đến ba kịch bản Hoa Kỳ có thể tiến hành để đối phó với các hoạt động bành trướng của Trung Cong ở Biển Đông, nhà phân tích Liedman điểm lại các diễn biến của chiến lược Biển Đông của Mỹ đối với Trung Cong, được đặt trên cái nền quan hệ song phương nói chung từ năm 1949 đến nay. Ông Sean R. Liedman đặc biệt nhấn mạnh đến giai đoạn « vừa cạnh tranh, vừa hợp tác » («Coopetition ») của Hoa Kỳ với Trung Cong, khởi sự từ năm 2001 đến nay.
Tình hình Biển Đông đột ngột căng thẳng kể từ năm 2009, với nhiều hành động gây hấn của Trung Cong nhắm vào tàu cá nước ngoài, các hoạt động thăm dò của các nước láng giềng như Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế kinh tế, hay việc kiểm soát trên thực tế bãi cạn Scarbourough, nằm hoàn toàn trong phạm vi 200 hải lý của Philippines.
Trung Cong tận dụng khoảng trống quyền lực quốc tế
Các hành động gây hấn của Trung Cong gia tăng trong bối cảnh các quốc gia ven Biển Đông đệ nạp hồ sơ lên Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa của Liên Hiệp Quốc (Commission on the Limits of the Continental Shelf United Nations / CLCS) năm 2009, và nhất là vụ kiện lịch sử của Philippines lên Tòa Trọng Tài Thường Trực Liên Hiệp Quốc, có trụ sở tại La Haye, khởi sự từ đầu năm 2013. Năm 2014, lợi dụng sự vắng mặt của binh sĩ Philippines, Trung Cong xâm chiếm bãi cạn Second Thomas Shoal.
Tuy nhiên, hành động ghê gớm nhất của Trung Cong chính là việc bồi đắp và xây cất các công trình có thể dùng cho hoạt động quân sự tại 7 thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa, trong đó ba thực thể, Đá Xu Bi (Subi Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá Vành Khăn (Mischief Reef), có quy mô lớn nhất, có thể là nơi đồn trú hàng nghìn binh sĩ, với cảng biển, đường bay cho máy bay quân sự lớn, cùng nhiều công trình quân sự kiên cố khác, nơi Bắc Kinh có thể bố trí các tổ hợp tên lửa chống hạm và đất đối không.
Điều đáng lưu ý là các hoạt động bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo diễn ra dồn dập trong khoảng thời gian hai năm 2014-2015, vào đúng thời điểm mà Tòa Trọng Tài Thường Trực của Liên Hiệp Quốc chuẩn bị ra phán quyết về vụ Manila kiện Bắc Kinh.
Theo nhiều chuyên gia, hoạt động xây đắp đắp, với tổng diện tích hàng nghìn acre, với tốc độ nhanh chóng như vậy, là chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Việc xây dựng nói trên đã phá hủy hoàn toàn hệ sinh thái ở nhiều nơi, đến mức không thể hồi phục.
Chính sách Obama : Dễ khiến Trung Cong lấn lướt
Nhà nghiên cứu Sean R. Liedman tóm lược lại phản ứng của chính quyền tiền nhiệm Obama trước các hoạt động bành trướng quy mô lớn của Trung Cong tại Biển Đông. Cho đến đợt xây cất ồ ạt các đảo nhân tạo, về Biển Đông Washington duy trì một chính sách nhất quán từ 20 năm qua. Đó là kiên quyết chống lại việc sử dụng sức mạnh, hay đe dọa dùng sức mạnh để giải quyết các tranh chấp, yêu cầu các bên liên quan kiềm chế tránh làm tình hình căng thẳng hơn, để bảo đảm an ninh và ổn đinh, bảo đảm tự do hàng hải ở vùng biển huyết mạch của thế giới. Cũng như khuyến khích Trung Cong trỗi dậy một cách hòa bình. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng tuyên bố không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền đối với các thực thể địa lý trên Biển Đông.
Tuy nhiên, trước các hành động gây hấn quy mô lớn của Trung Cong trong những năm 2014-2015, chính quyền Obama đã buộc phải thay đổi định hướng. Theo chuyên gia Mỹ, phải ghi nhận là chính sách của tổng thống Obama trong thời gian này, đã có một tác dụng nhất định, cụ thể là đã gây được thiện cảm của nhiều nước ven Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam. Quan hệ hợp tác với Việt Nam hay Malaysia đã được siết chặt kể từ những năm 2013, 2014.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy chính sách về Biển Đông của người tiền nhiệm Obama được tác giả đánh giá là đã không đủ mạnh, để buộc Bắc Kinh phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực, bác bỏ hoàn toàn yêu sách chủ quyền của Trung Cong (theo hình 9 vạch, hay còn lại là đường Lưỡi bò), bác bỏ các hành động xâm phạm quyền chủ quyền của Philippines tại khu vực đặc quyền kinh tế…. Một số trong bốn cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải, thời Obama đã không đủ rõ ràng về mục tiêu, nên đã không có tác dụng răn đe với Trung Cong.
Ngược lại chính sách này cho thấy Bắc Kinh không phải trả giá gì nhiều cho các hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế về biển, vì vậy chẳng khác nào kích thích Trung Cong được đằng chân lân đằng đầu.
« Nhân nhượng » : Kịch bản thứ nhất
Trong thời gian tới, Hoa Kỳ cần chọn chiến lược nào ? Nhà nghiên cứu Sean R. Liedman chỉ ra ba kịch bản, cùng các điểm mạnh, điểm yếu, cũng như các biện pháp cụ thể để thực thi. Kịch bản thứ nhất mang tên là « Nhân nhượng », có nghĩa là sự nối tiếp chính sách thời tổng thống Obama, mà trong đó, Biển Đông không thực sự là vấn đề trung tâm trong quan hệ Mỹ-Hoa.
Theo những người ủng hộ kịch bản này, thì Hoa Kỳ rất cần đến Trung Cong hợp tác trong các hồ sơ quan trọng khác, như hạt nhân Iran, phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên, biến đổi khí hậu, an ninh mạng, sở hữu trí tuệ, chính sách tiền tệ quốc tế, hay quan hệ với Đài Loan… Mặt khác, Washington cũng phải dè chừng Biển Đông nóng lên có thể kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Trung Hoa. Về mặt quân sự, những người ủng hộ phương án này cho rằng các đảo nhân tạo của Trung Cong không đáng sợ. Nếu xung đột bùng nổ, quân đội Mỹ có thể dễ dàng vô hiệu hóa các đảo này nhanh chóng.
Chiến lược của Hoa Kỳ trong trường hợp này sẽ là cảnh báo để ngăn chặn các hoạt động quân sự hóa tiếp theo, khuyến khích các thương thuyết song phương để giải quyết bất đồng, hay yem trợ các cơ chế đa phương, bao hàm cả Trung Hoa, và nhấn mạnh đến các hợp tác với Trung Cong trong nhiều hồ sơ lớn khác. Điểm nổi bật của kịch bản này là « tránh mọi nguy cơ đối đầu trực tiếp ».
Điểm yếu lớn nhất của tiếp cận này, theo tác giả, là sẽ làm cho luật pháp quốc tế ngày càng trở nên mất thiêng. Trong mọi đàm phán song phương với các láng giềng, bao giờ Trung Cong cũng đứng ở thế mạnh. Kịch bản này chắc chắn sẽ đi liền với viễn cảnh Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh bành trướng mỗi khi có cơ hội.
« Nguyên trạng » :Kịch bản thứ hai
Kịch bản thứ hai được tác giả gọi là « Nguyên trạng ». Điểm cơ bản là công nhân chủ quyền của tất cả các quốc gia ven bờ, dựa trên kiểm soát thực tế hiện nay. Kịch bản này nhiều người coi là « các bên cùng thắng », việc đi lại trên Biển Đông được thực thi theo luật pháp quốc tế.
Các biện pháp thực thi kịch bản bao gồm, việc tiến hành các cuộc tuần tra bảo vệ tự do đi lại, trên biển và trên không. Cổ vũ sự tham gia của các quốc gia ngoài khu vực, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc… vào các hoạt động nói trên. Mọi hành động gây hấn mới của Trung Cong sẽ bị ngăn chặn bằng vũ lực.
Bên cạnh các ưu điểm kể trên, theo tác giả, kịch bản này có điểm bất lợi là rất có khả năng sẽ đi liền với việc kích thích hoạt động bồi đắp xây dựng tại tất cả các thực thể địa lý ở Biển Đông, trước ngày thỏa thuận chính thức có hiệu lực. Bên cạnh đó, việc thương thuyết để đạt được các thỏa thuận là không dễ dàng, và trong thời gian đó, Trung Cong có thể khai thác để giành nhiều lợi thế về chính trị.
« Khôi phục như trước » : Kịch bản thượng tôn pháp luật
Còn lại một kịch bản thứ ba « Khôi phục như trước » được tác giả coi là, tuy khó thực hiện, nhưng phù hợp với tinh thần thượng tôn pháp luật quốc tế. Đó là buộc Trung Cong phải khôi phục lại tình trạng trước khi có các hành động lấn chiếm bất hợp pháp của Bắc Kinh. Năm 2017, ngoại trưởng Mỹ vào thời điểm đó, ông Rex Tillerson, tuyên bố : Thứ nhất, chấm dứt xây dựng đảo, thứ hai, Trung Quốc sẽ không được phép tiếp cận các thực thể này. Kịch bản này, vào thời điểm đó, đã bị truyền thông Nhà nước Trung Cong phản đối dữ dội, với đe dọa, sẽ có chiến tranh.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Mỹ, Hoa Kỳ hoàn toàn có khả năng thực thi giải pháp triệt để này, mà không buộc phải dùng các biện pháp quân sự. Một trong các biện pháp được nêu ra để thực thi kịch bản này, là trừng phạt có trọng điểm nhằm vào các doanh nghiệp Trung Hoa liên quan đến các thực thể địa lý mà Trung Cong chiếm giữ bất hợp pháp. Ví dụ như công ty hàng không đảo Hải Nam, các công ty truyền thông như China Mobile, China Telecom, China United Telecom, nơi cung cấp dịch vụ viễn thông, giao thông cho các đảo. Hay các công ty đã tham gia bồi đắp, xây dựng đảo.
Sức mạnh của pháp lý và đoàn kết quốc tế
Hàng loạt biện pháp pháp lý khác có thể dùng để gâyCong phải thực thi phán quyết của Trọng Tài Thường Trực về Biển Đông… Để thực thi kịch bản này, Hoa Kỳ chắc chắn phải chấp nhận quan hệ với Bắc Kinh sẽ có nhiều rạn nứt, chủ nghĩa dân tộc tại Trung Hoa có thể bị kích động, khiến khủng hoảng Biển Đông lan rộng… Hoa Kỳ và các đồng minh, đối tác cần theo sát, để kịp thời đối phó.
Bài nghiên cứu của chuyên gia Sean R. Liedman được công bố đầu năm nay. Thực tế cho thấy một số biện pháp như ông đã nêu ra trong kịch bản thứ ba, như tước quyền tham gia của Trung Cong vào các hoạt động quốc tế lớn, ví dụ cuộc tập trận đa quốc gia Rimpac mùa hè 2018, đã được chính quyền Donald Trump thực thi. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa rõ chính quyền Mỹ có kiên quyết chọn kịch bản thứ ba, để pháp luật quốc tế được thượng tôn tại Biển Đông hay không ? Và các đồng minh, đối tác khu vực và quốc tế có thái độ như thế nào ?
Ghi chú
1. Ông Sean R. Liedman từng phục vụ 25 năm trong Hải Quân Mỹ, và là người sáng lập, đương kim chủ tịch cơ sở tư vấn hàng hải Eagle Strategy, Inc. Ông cũng từng là phu ta phó tư lệnh Bộ Chỉ Huy Trung Tâm Mỹ, phụ trách vùng Trung Đông (CENTCOM).
2. Nxb Viện Hải Quân Mỹ (Naval Institute Press), năm 2018.


No comments:

Post a Comment