Tuesday, June 26, 2018

Tao Đàn 17/6, Khủng bố tại Sài Gòn?


Tao Đàn 17/6, Khủng bố tại Sài Gòn?
Kính Hòa RFA
2018-06-25
Quang cảnh khu vực Nhà thờ Đức bà ngày 17/6/2018.
https://www.rfa.org/rfa_resources/graphics/icon-zoom.png Courtesy of Facebook Nhật ký biểu tình.
Công viên Hoàng Văn Thụ tại quận Tân Bình là một trong những điểm chính của cuộc biểu tình qui tụ hàng ngàn người tại Sài Gòn vào ngày 10/6 để phản đối dự luật đặc khu và luật an ninh mạng. Một tuần lễ sau đó, ngày 17/6, không khí nơi này vẫn còn nóng bỏng không phải do những đám đông biểu tình mà là do sự hiện diện rất đông đảo của công an và đủ các sắc phục, cùng an ninh, dân phòng.
Nhưng đó là điều bất ngờ đối với ông Phạm Nguyễn (tên đã thay đổi do nhân chứng còn ở Việt Nam) một Việt kiều từ Mỹ về nước du lịch:
Khi tôi đi ra đường có cầm tờ giấy mà tụi này book đi chơi ở Úc. Đi lững thửng ra ngã ba Phạm Văn Hai, Hoàng Văn Thụ, thì nghe tiếng còi hụ vì họ bắt được ai đó ở đường Cộng Hòa. Nó xúm vô một lúc năm mười người, mình đang ngơ ngơ ngáo ngáo xem chuyện gì thì có hai ba thằng không biết ở đâu nhảy ra, một thằng bẻ tay tôi ra đằng sau, thằng kia giữ cổ tay còn lại đang cầm tờ giấy, một thằng mặc đồ thường xiết cổ tôi ở phía sau. Hình như nó có lên gối vào lưng mình đau đến mấy ngày sau. Một thằng dân phòng thục cái gì vô ngực mình. Tay an ninh chìm giật tờ giấy trong tay mình ra, xem xong đẩy hai thằng kia ra nói là hiểu lầm thôi, rồi nói với tôi là xin lỗi bác, hiểu lầm thôi, bác về đi, khu vực này nguy hiểm, đang nóng.”
Cách Tân Bình khá xa, tại Quận Hóc Môn, vào đêm hôm trước, công an và an ninh kiểm tra nhà riêng của một giảng viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Người giảng viên này nói với đài RFA trong điều kiện ẩn danh:
Ngày 16/6, đêm thứ bảy, rạng sáng chủ nhật, lúc đó khoảng 10h30, có World Cup 2018, hai vợ chồng ở nhà coi. Có một cậu anh ninh mặc thường phục, công an khu vực, công an phường với lại dân quân tự vệ, gõ cửa vào để kiểm tra hộ khẩu với giấy tờ. Họ nói chuyện cũng đàng hoàng, vô coi rồi thì không thấy có gì, họ đưa ra một biên bản, trong đó ghi là ngày đó, giờ đó, tới kiểm tra nhà của anh chị thì anh chị đang ở nhà xem TV, coi đá banh.”
Ông cho rằng gia đình ông bị liệt vào danh sách đen của nhà cầm quyền, vì vào tháng 5/2016, vợ ông có tham gia cuộc biểu tình lớn tại Sài Gòn chống việc nhà máy thép Formosa xả chất thải, gây nên thảm họa môi trường biển miền Trung.
Họ dùng nhục hình đánh đập người dân, xâm phạm đến thân thể của họ, xảy ra rất nghiêm trọng mà tôi cho là lần đầu tiên xảy ra một cách qui mô, bất chấp luật pháp như vậy.
-Luật sư Lê Công Định.
Việc trấn áp lên đến đỉnh điểm vào ngày 17/6, theo nhiều nhân chứng, cảnh sát, công an, đủ loại sắc phục được triển khai tại ba khu vực chính là quận Tân Bình, Quận Một, và Quận Ba, đặc biệt là tại khu vực Nhà thờ Đức Bà trung tâm Sài Gòn, cùng với nhiều hàng rào dây kẽm gai di động.
Chính tại đây, nhà báo Lê Bảo Nhi cho biết rằng chồng bà đã bị bắt và tra tấn chỉ vì hiếu kỳ:
Bốn năm thằng quay lại bắt ảnh, rồi nó ném lên xe, chở ảnh tới một đồn công an nào đó mà ảnh không biết vì bị nhận đầu xuống sàn xe. Họ tịch thu điện thoại, giấy tờ các thứ, rồi kêu mở điện thoại ra. Xong rồi thì nó đánh, một nhóm khoảng sáu người lột giày đập vào đầu. Nó đánh không đâu khác mà chỉ đánh vào đầu thôi. Ảnh cũng bị còng chân, mỗi khi nó không vừa ý điều gì thì nó đạp vô cái còng một phát. Rồi ba nhóm thay ba ca cứ nhào vô đánh. Ảnh không phải là một người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền gì cả, mà chỉ là một người bình thường.”
Bản thân bà Lê Bảo Nhi vì đã từng tham gia vào cuộc biểu tình chống Formosa vào năm 2016, nên bị công an không cho đi đâu vào ngày 17/6.
Theo lời kể của chồng bà Nhi, những người ra tay đánh đập những người bị bắt gồm nhiều loại đồng phục khác nhau và không đeo bảng tên.
Chồng bà Nhi sau đó được đưa về tập trung tại khu Công viên Tao Đàn, tiếp tục bị đánh rồi được đưa về địa phương vào rạng sáng hôm sau. Bà Nhi chỉ nhận được tin chồng do nhờ cậy một nhân viên công an quen biết tại phường.
Một nhân chứng bị bắt tập trung về Công viên Tao Đàn, không muốn nêu tên cho chúng tôi biết rằng tại đây chị nghe nhân viên an ninh nói có 102 nam và 73 nữ bị bắt, còn nhân viên an ninh thì rất đông, những người ra tay tra tấn người bị bắt mặc đồng phục màu xanh và còn rất trẻ. Chị cũng có thấy một số cảnh sát giao thông cũng tham gia còng tay và tra tấn người bị bắt. Tất cả đều tháo bảng tên, và đeo găng tay cao su màu xanh để đánh người. Chị nhận được tên một người có thể là quên tháo bảng tên, tên là Lê Cao Minh Quân.
Chúng tôi không có nguồn tin nào khác để xác định con số người bị bắt tại Tao Đàn.
Chúng tôi đã gửi thư đến Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đặt câu hỏi là liệu việc bắt bớ, đánh đập nhiều người như vậy có xảy ra tại Tao Đàn và nhiều nơi khác tại Sài Gòn vào ngày 17/6 hay không, nhưng không có hồi âm.
Chúng tôi cũng có gọi điện đến ông Hồ Hiếu Thảo, Chánh văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh nhưng không có người trả lời.
Trong cuộc biểu tình lớn ngày 10/6, những gương mặt thường tham gia biểu tình, hay chỉ trích những chính sách của chính phủ trên mạng xã hội đều bị canh giữ gắt gao không thể tham gia vào cuộc biểu tình này. Một trong những người này là luật sư Lê Công Định, nhà ông bị canh giữ suốt cho đến ngày 23/6.
Theo Luật sư Định cuộc biểu tình ngày 10/6 là một diễn biến rất lớn, vì đó là cuộc biểu tình lớn nhất tại Sài Gòn từ sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc:
Điều đó làm cho nhà cầm quyền thực sự rúng động, và ngày 17/6, sau đó một tuần, là một ngày mà có thể nói là nhà cầm quyền gieo rắc một không khí khủng bố trắng. Những ai ra nơi công cộng, mặc dù chỉ là sinh hoạt bình thường, đi chơi với gia đình, bạn bè, họ vẫn có thể bị đánh đập, bắt bớ rất tùy ý. Họ dùng nhục hình đánh đập người dân, xâm phạm đến thân thể của họ, xảy ra rất nghiêm trọng mà tôi cho là lần đầu tiên xảy ra một cách qui mô, bất chấp luật pháp như vậy.”
Ảnh cũng bị còng chân, mỗi khi nó không vừa ý điều gì thì nó đạp vô cái còng một phát. Rồi ba nhóm thay ba ca cứ nhào vô đánh. Ảnh không phải là một người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền gì cả, mà chỉ là một người bình thường.
-Nhà báo Lê Bảo Nhi nói về chồng.
Một phụ nữ sống tại khu vực trung tâm Sài Gòn xác nhận với chúng tôi điều Luật sư Định nói, chị cho biết thêm là trong buổi sáng ngày chủ nhật 17/6, những quán cà phê khu vực trung tâm bị ép phải đóng cửa, người đi trên vỉa hè từ hai người trở lên là bị cảnh sát đến hỏi giấy tờ.
Người phụ nữ nhân chứng ở Tao Đàn cho chúng tôi biết là sau khi bình phục chị sẽ làm đơn kiện về việc mình bị tra tấn.
Nhà báo tự do Sương Quỳnh ở Sài Gòn cho rằng việc này hầu như là không thể vì không có bằng chứ gì cả, tất cả điện thoại di động của những người bị bắt đều bị xóa hình ảnh.
Nhưng luật sư Lê Công Định thì cho rằng những người bị đánh đập vẫn có thể kiện được vì thân thể họ có dấu vết của việc tra tấn, và họ cũng có thể nhận diện được những người tra tấn họ, ông nhấn mạnh rằng nếu muốn thì nhà cầm quyền vẫn có thể điều tra được.
Theo số liệu được báo chí nhà nước Việt Nam đưa ra vào ngày 14/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh có 310 người bị bắt giữ, 7 người bị xử lý hình sự, 175 người bị xử lý hành chính. Cũng vào ngày 14, Công an Thành Phố Hồ Chí Minh nói với báo chí rằng cảnh sát xác định những người trên có hành vi vi phạm pháp luật ở những mức độ khác nhau. Cụ thể, những người này đã gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản. Đặc biệt, cảnh sát đã làm rõ có một số người nhận tiền của tổ chức phản động để tham gia tuần hành, gây rối an ninh trật tự.
Các biện pháp bạo lực của chính quyền dường như đã có hiệu quả khi trong hai ngày chủ nhật sau đó, 17/6 và 24/6 không có cuộc biểu tình nào xảy ra. Nhưng người phụ nữ sống tại trung tâm Sài Gòn cho chúng tôi biết rằng chị là người chưa bao giờ quan tâm đến chính trị, nhưng trong những ngày vừa qua chị đã treo avatar phản đối luật đặc khu trên trang Facebook cá nhân, và chị đặt ra câu hỏi cho chị và cho chúng tôi là tại sao nhân viên công an và an ninh lại xem dân chúng như kẻ thù như vậy?

No comments:

Post a Comment