Vì sao
TQ nuôi sáu tỷ con gián?
BBC MundoBBC World Service tiếng Tây Ban
Nha
Nhiều người thấy loài gián thật kinh tởm, nhưng gián lại là
một hướng kinh doanh hấp dẫn cho công nghiệp dược phẩm Trung Quốc do công
dụng chữa bệnh được cho là kỳ diệu của chúng.
Từ nhiều năm nay, gián chiên ròn là một món ăn ở Trung Quốc,
cũng như ở các nước châu Á khác, nhưng giờ đây, nghề nuôi gián đang phát triển
rất mạnh.
Một cơ sở nuôi gián khổng lồ do một công ty dược phẩm điều
hành 'sản xuất' sáu tỷ con gián mỗi năm.
Cơ sở này đóng tại thành phố Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, ở Tây Nam
Trung Quốc.
Trí tuệ nhân tạo
Gián được nuôi trong một tòa nhà có diện tích bằng hai sân
bóng đá, tờ South China Morning Post mô tả.
Bên trong tòa nhà, có nhiều dãy kệ với các hộp đựng nước và
thức ăn.
Không khí bên trong ấm, ẩm ướt và tối.
Trong trang trại này, gián được thoải mái di chuyển và sinh sản,
nhưng chúng không thể ra ngoài và không bao giờ thấy ánh sáng trời.
Một hệ thống trí tuệ nhân tạo theo dõi trang trại này, và
điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và cung cấp thức ăn.
Mục tiêu là làm cho gián sinh sản càng nhanh càng tốt.
Công dụng chữa bệnh
Khi gián đến tuổi trưởng thành, các con gián được chế biến thành
một dung dịch được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền của Trung
Quốc.
Sản phẩm này có mùi tanh và vị ngọt và được gọi là Kangfuxin.
Nó được dùng để chữa các bệnh viêm đường ruột, loét dạ dày tá
tràng, bệnh về đường hô hấp và một số bệnh khác.
"Gián thực sự là một loại thần dược," ông Lưu Vũ
Sinh, giáo sư tại trường Đại học Nông nghiệp Sơn Đông và hội trưởng Hội Côn
trùng tỉnh Sơn Đông nói với tờ báo Anh The Telegraph.
"Chúng có thể chữa được nhiều bệnh và có tác dụng nhanh
hơn các loại thuốc khác rất nhiều," ông nói thêm.
Phương thuốc "rẻ tiền"
"Trung Quốc gặp vấn đề là dân số đang già nhanh,"
Giáo sư Lưu giải thích.
"Chúng tôi đang cố gắng tìm những loại thuốc mới cho người
già, và loại thuốc này rẻ hơn thuốc Tây," ông nói.
Mặc dù việc nuôi gián làm thuốc chữa bệnh được chính phủ
khuyến khích và việc dùng các sản phẩm từ côn trùng là phổ biến trong các
bệnh viện Trung Quốc, có nhiều người có ý kiến bất đồng.
"Dung dịch này không phải là thuốc bách bệnh, chúng không
có tác dụng thần kỳ nào chống lại bệnh tật," một điều tra viên của
Viện Khoa học Y tế Trung Quốc ở Bắc Kinh, người không muốn lộ danh tính, nói
với tờ the South China Morning Post.
Theo một học giả khác, số lượng gián quá lớn bị nhốt chung
trong trang trại này là nguy hiểm.
"Sẽ là một thảm họa nếu hàng tỷ con gián bị thả ra ngoài
môi trường, dù bởi con người hay do động đất," Giáo sư Chu Triều Đông của
Viện Khoa học Trung Quốc tại Bắc Kinh được the the South China Morning Post
dẫn lời.
No comments:
Post a Comment