Tác hại của các quán internet
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt
Nam
2015-10-05
2015-10-05
Các game thủ đang trực chiến
NGHE: http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/danger-frm-inter-shop-10052015060526.html/10052015-danger-frm-inter-shop.mp3
Trẻ em và thanh thiếu niên ngày càng
trở nên hư hỏng, lao đầu vào những cuộc chơi ảo tại các quán internet. Những
cuộc chơi ngày cành miệt mài đến độ như con thiêu thân, cha mẹ, anh em can ngăn
cũng không được và cuối cùng là dùng bạo lực với người trong gia đình để kiếm
tiền ngồi quán net. Có thể nói rằng đây là thực trạng xã hội Việt Nam trong
suốt nhiều năm nay mà khi nhắc đến, nhà cầm quyền thường đổ thừa do sự xâm nhập
và tiêm nhiễm luồng văn hóa phương Tây nhưng trên thực tế, mọi chuyện hoàn toàn
khác.
Một học sinh không muốn nêu tên,
sống ở Quảng Xương, Thanh Hóa, chia sẻ: “Thường thì mình chơi vào ban đêm khi
mọi người đi ngủ, mình ra quán net mình chơi. Giờ đó mấy ông bà già ngủ rồi,
mình giả vờ lên giường ngủ rồi đợi ông bà già ngủ rồi, mình mở cửa mình đi, gần
sáng mình lại về, bố ai biết được. Ban đầu thì tụi em chơi nhóm nhưng sau tùy
theo cấp độ, thằng nào thằng đó chơi, chơi như tụi em nhanh lên level chứ có
nhiều thằng chơi miết vẫn có level 1. Mấy thằng đó thì nó về nhà nó xin tiền
ông bà già hoặc nhiều khi nó chôm. Như em thì đỡ hơn, lâu lâu em bán mấy cái vũ
khí hoặc cái áo giáp là lên đời.”
Theo em học sinh này, tình trạng các
bạn đồng lứa suốt ngày ngồi quán net để chơi game và mua bán vũ khí trên game
bằng tiền thật đang làm nhiều học sinh có nguy cơ bỏ học. Bởi khi chơi game
online, mức độ gây nghiện của nó rất cao. Thường là các game do Trung Quốc sản
xuất, khi mở một tài khoản ảo, sau đó đầu tư mua vũ khí, chơi cho đến khi tăng
hạng, vũ khí đó sẽ được bán lại cho những game thủ mới vào nghề, sức chiến đấu
còn yếu. Và tiền bán vũ khí là tiền thật.
Ví dụ như một game thủ mới xuất
hiện, cần một thanh kiếm tốt để chiến đấu thăng hạng, phải tìm trên chợ vũ khí
để mua, và trên đó, những vũ khí của các game thủ đã có số má được bán với giá
từ vài trăm ngàn đồng đến vài chục triệu đồng. Một game thủ mới muốn chiến đấu
tốt, phải bỏ ra ít nhất năm trăm ngàn đồng để mua vũ khí. Số tiền này được
chuyển vào tài khoản của người bán hoặc trao trực tiếp nếu như người bán ở gần
vị trí người mua.
Thị trường vũ khí từ kiếm, đao,
trường đao, thanh long đao, khiên, súng, xe tăng, áo giáp… được mua bán tấp nập
ngày đêm. Điều này tạo ra sự hối hả, cuốn cuồng và gây nghiện. Một khi đã
nghiện game, học sinh có thể bỏ học, nói dối với cha mẹ để xin tiền đóng học phí
nhưng thực chất là để mua vũ khí. Thậm chí, nhiều trường hợp về nhà ăn cắp hoặc
trấn lột người thân để có tiền chơi game.
Cũng theo em này, vốn là một game thủ thuộc hạng siêu, đã bán được nhiều vũ khí để có tiền tự trang trải cuộc chơi và đã bỏ học nên có thừa thời gian để chơi thì sau khi bán một bộ giáp ảo trên mạng, em mua được một chiếc xe gắn máy để đi lại và sắp tới đây, em sẽ bán tiếp một bộ giáp cao cấp hơn để đổi chiếc xe máy tốt hơn. Em thuộc diện chơi game có thu nhập.
Cũng theo em này, vốn là một game thủ thuộc hạng siêu, đã bán được nhiều vũ khí để có tiền tự trang trải cuộc chơi và đã bỏ học nên có thừa thời gian để chơi thì sau khi bán một bộ giáp ảo trên mạng, em mua được một chiếc xe gắn máy để đi lại và sắp tới đây, em sẽ bán tiếp một bộ giáp cao cấp hơn để đổi chiếc xe máy tốt hơn. Em thuộc diện chơi game có thu nhập.
Em này đưa ra nhận xét là thời đại
thông tin mạng, nhờ vào những bộ game do người Trung Quốc chế tác mà em không
cần phải đi học thêm vẫn kiếm được tiền, các bạn em cũng vậy, ai cũng mê game
Trung Quốc và các game mới ngày càng hấp dẫn. Đặc biệt là những bộ game có hình
nữ sexy, càng chơi càng được nhìn thấy các cô gái đẹp cởi bỏ quần áo đã kích
thích các em chơi suốt ngày đêm không biết mệt mỏi.
Cũng theo em học sinh này, các game Trung Quốc đã tràn ngập trên thị trường các quán internet tại Việt Nam. Em này khẳng định là tràn ngập trên cả nước chứ không riêng gì ở Quảng Xương, Thanh Hóa. Bởi khi nói, em căn cứ trên lượng vũ khi1 ảo mua đi bán lại trên mạng, chúng xuất phát từ các game thủ của hầu hết sáu mươi tư tỉnh thành chứ không riêng gì Thanh Hóa.
Nhà nước đã quản lý internet như thế nào?
Cũng theo em học sinh này, các game Trung Quốc đã tràn ngập trên thị trường các quán internet tại Việt Nam. Em này khẳng định là tràn ngập trên cả nước chứ không riêng gì ở Quảng Xương, Thanh Hóa. Bởi khi nói, em căn cứ trên lượng vũ khi1 ảo mua đi bán lại trên mạng, chúng xuất phát từ các game thủ của hầu hết sáu mươi tư tỉnh thành chứ không riêng gì Thanh Hóa.
Nhà nước đã quản lý internet như thế nào?
Một giáo viên tên Quốc, hiện làm
việc tại Quảng Xương, Thanh Hóa, đưa ra nhận xét: “Mấy quán net thì tập trung ở
các khu sinh viên, kí túc xá hoặc chung cư vì họ vẫn có nhu cầu. Chủ yếu là
phục vụ cho chơi game, chứ học tập thì… Nó chơi game rồi mê muội nên ra ngoài
cũng ứng dụng để đánh nhau, tiêu cực. Các game như đế chế, đá bóng, các dòng
game bạo lực.”
Theo ông Quốc, sở dĩ có tình trạng các quán internet tràn lan các game và trẻ em, thanh thiếu niên ngày càng trở nên hư hỏng là do sự quản lý, điều tiết của nhà nước. Bởi từ năm 1998, khi phổ biến internet trên toàn quốc cho đến nay, hầu hết các cửa sổ trò chơi, cửa sổ chat được ưu tiên mở trong các dịch vụ. Trong đó, các trang báo mạng phổ biến thông tin, công nghệ và văn hóa chính trị của các nước dân chủ, tiến bộ lại bị hạn chế, bị khóa.
Theo ông Quốc, sở dĩ có tình trạng các quán internet tràn lan các game và trẻ em, thanh thiếu niên ngày càng trở nên hư hỏng là do sự quản lý, điều tiết của nhà nước. Bởi từ năm 1998, khi phổ biến internet trên toàn quốc cho đến nay, hầu hết các cửa sổ trò chơi, cửa sổ chat được ưu tiên mở trong các dịch vụ. Trong đó, các trang báo mạng phổ biến thông tin, công nghệ và văn hóa chính trị của các nước dân chủ, tiến bộ lại bị hạn chế, bị khóa.
Một người vào dịch vụ internet, nếu
không trao đổi thư tín qua gmail, yahoo mail thì chỉ có dùng yahoo chat hoặc
xem phim, sau này có thêm facebook, twitter… Nhưng trong các trang mạng xã hội
này cũng bị giới hạn ở các dịch vụ internet, các game được ưu tiên mở hết cỡ
trong dịch vụ. Những trang báo mạng từ hải ngoại hay bất kì thông tin nào từ
các nước tiến bộ đều bị giới nhạn. Nếu chủ các quán internet này để các trang
này lọt vào máy dịch vụ nhiều thì phải bị trừng phạt, có khi phải sập tiệm.
Chính vì ưu tiên các cửa sổ trò chơi
ảo quá nhiều và luôn có khuynh hướng tạo ra một môi trường trò chơi ảo, tạo ra
tương tác gần như là duy nhất đối với người trẻ khi tiếp cận internet là trò
chơi, mua bán vũ khí và món hàng chủ lực trong internet game lại xuất phát từ
Trung Quốc. Có thể nói rằng món ăn tinh thần từ thế giới mạng của trẻ em quá
sức độc hại, bởi nó là những trò chơi đậm tính bạo lực và thực dụng. Hơn nữa,
đó là trò chơi có chủ ý thần tượng các nhân vật lịch sử của Trung Quốc, biến
tâm thức trẻ em trở thành một bầu khí quyển chứa toàn gió Trung Hoa.
Và ông Quốc chua chát đưa ra kết
luận là với những gì đang có như hiện tại, rồi đây, những thế hệ thực dụng, máu
lạnh, xem thường tính mạng đồng loại và xem thường cả cha mẹ, ông bà, sẵn sàng
trấn lột, đánh đập ông bà, cha mẹ để lấy tiền tiêu xài sẽ còn nảy nở như nấm
sau mưa.
Điều này, theo ông là không nên và tuyệt đối không được đổ thừa cho internet, đổ thừa cho văn hóa phương Tây mà phải xem lại chính sách điều tiết, cấm cản internet của nhà nước. Hay nói cách khác, chính sách quản lý mang đầy màu sắc độc tài trong vấn đề internet đã đẩy nhiều thế hệ đến chỗ đánh mất chính mình, lạc lỏng trong thế giới trò chơi ảo và tự vong thân ngay trên quê hương. Đây là hệ quả của kiểu quản lý độc tài, sợ tiến bộ.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Điều này, theo ông là không nên và tuyệt đối không được đổ thừa cho internet, đổ thừa cho văn hóa phương Tây mà phải xem lại chính sách điều tiết, cấm cản internet của nhà nước. Hay nói cách khác, chính sách quản lý mang đầy màu sắc độc tài trong vấn đề internet đã đẩy nhiều thế hệ đến chỗ đánh mất chính mình, lạc lỏng trong thế giới trò chơi ảo và tự vong thân ngay trên quê hương. Đây là hệ quả của kiểu quản lý độc tài, sợ tiến bộ.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/danger-frm-inter-shop-10052015060526.html
No comments:
Post a Comment