Việt Nam và
trò chơi địa chính trị
Nguyễn Hùng BBC
Tiếng Việt
Cụ
Nguyễn Khuyến, người sống hầu hết cuộc đời trong thế kỷ 19, nổi tiếng với bài
thơ trào phúng ' Hội Tây' trong đó có câu 'Tham tiền
cột mỡ lắm anh leo'.
Sang
thế kỷ 21 với thái độ nghiêm túc hơn, Truyền hình Việt Nam vừa quyết định mở
lại chương trình ' Hội nhập' sau nhiều năm gián đoạn vì
theo họ "năm 2015 sẽ là năm của hội nhập vì trong năm nay Việt Nam dự định
sẽ ký kết hiệp định thương mại tự do với EU, với Hàn Quốc, với liên minh hải
quan Nga, Kazakhstan, Belarus và đặc biệt là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình
Dương TPP."
Ở
tuổi 85, Đảng Cộng sản với người đứng đầu chuẩn bị bước sang tuổi 71 cũng đang
đứng trước nhiều cột mỡ trong các mối quan hệ ngoại giao phức tạp và tiềm ẩn
những rủi ro.
'Trò chơi địa chính trị'
Điểm
qua các hoạt động ngoại giao của Việt Nam riêng trong tháng Tư người ta có thể
thấy Hà Nội dường như đang có vị thế ngày càng tăng trong con mắt các cường
quốc đang ve vãn.
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc hôm 7/4 giữa lúc hai tàu chiến Mỹ do một Đại tá người Mỹ gốc
Việt chỉ huy đang ở Đà Nẵng còn Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tới Hà Nội cũng
trong đúng ngày chiến hạm Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa hôm 6/4.
Cùng
ngày 6/4, báo chí Việt Nam và quốc tế đưa tin lãnh đạo cơ quan an ninh quốc gia
Ấn Độ, một đồng minh của Hoa Kỳ, nói Delhi sẵn sàng đào tạo các sỹ quan tình báo, hải
quân và không quân cho Việt Nam khi gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm 3/4.
Trong bối cảnh quan hệ Nga -
Mỹ căng thẳng và Washington đang xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, Việt
Nam có lợi thế với tư cách là một quốc gia nằm ở vị trí quan trọng và có ảnh
hưởng trong khu vực.
Ngay
trong ngày đầu tháng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã điện đàm với Thủ tướng Tony Abbott,
một đồng minh khác của Mỹ mà ông Dũng vừa tới thăm trong tháng Ba.
Trước
đó một ngày Chủ tịch Trương
Tấn Sang
tiếp lãnh đạo phe thiểu số Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi sang thăm Việt Nam trong
khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh Nghị
viên thế giới
mà Việt Nam có vẻ tổ chức đầy tốn kém với xe đưa rước và tiệc tùng khoản đãi
hiếm thấy.
Ông
Trương Tấn Sang cũng còn có chuyến thăm đã lên lịch tới Nga trong tháng Năm,
tháng mà lãnh đạo Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng dự kiến sẽ tới Hoa Kỳ.
Trong
bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ căng thẳng và Washington đang xoay trục sang châu Á -
Thái Bình Dương, Việt Nam có lợi thế với tư cách là một quốc gia nằm ở vị trí
quan trọng và có ảnh hưởng trong khu vực.
Nhưng
một nhà quan sát người Nga, Giáo sư Vladimir Kolotov, cũng vừa cảnh báo hôm 6/4
rằng Hà Nội chỉ là "con tốt" trong "trò chơi địa chính trị"
giữa Mỹ và Trung Quốc, hai cựu thù của Việt Nam.
Và
Nga cũng không chỉ đứng nhìn trò chơi này của hai nước đứng hàng thứ nhất và
thứ ba về xuất khẩu vũ khí, lĩnh vực Nga cũng đứng hàng thứ nhì.
Hà
Nội đã nhận ba trong số sáu tàu ngầm kilo trong hợp đồng vũ khí trị giá khoảng
hai tỷ đô la mà ông Nguyễn Tấn Dũng ký khi thăm Nga hồi năm 2009.
Cũng
phải nói thêm Việt Nam còn mua hai chiếm hạm lớp Sigma từ Hà Lan với giá
được cho là chừng 600 triệu đô la sau khi vẫn thủ tướng Việt Nam đặt vấn đề về chuyện này từ
năm 2010.
Quan hệ tay tư
Điều
có thể dễ dàng thấy từ chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Bắc Kinh là sự
hiện diện đông đảo các nhân vật cao cấp của Việt Nam trong đoàn tháp tùng.
Kể
cả ông Trọng, đoàn có năm ủy viên Bộ
Chính trị
trong đó bốn người gần như chắc chắn sẽ có mặt trong dàn lãnh đạo hậu Đại hội
Đảng trong năm sau.
Người
Mỹ hẳn sẽ nhìn vào phái đoàn thăm Trung Quốc để xem có bao nhiêu người sẽ cùng
ông Trọng tới Hoa Kỳ trong chuyến đi có thể diễn ra trong thời gian tới.
Ông Trọng sang
Trung Quốc với phái đoàn hùng hậu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng thăm Hoa Kỳ và
nhiều nước đồng minh nhưng chưa thăm chính thức Trung Quốc
Một
điều khác cũng đáng chú ý trong bối cảnh chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng
là đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là muốn ngồi vào ghế
tổng bí thư trong năm sau, chưa từng thăm chính thức Trung Quốc dù đã thăm cả
Hoa Kỳ và Nga trong hai nhiệm kỳ thủ tướng.
Mối
quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh, Moscow và Washington luôn tiềm ẩn những thách
thức ở các góc độ khác nhau.
Căng
thẳng trên Biển Đông nơi hiện Trung Quốc đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và
một góc của đảo Trường Sa sẽ luôn là cái gai trong quan hệ Việt - Trung.
Những văn bản được hai bên ký
kết trong chuyến đi của ông Trọng tới Trung Quốc không có văn bản nào nói cụ
thể về giải pháp tháo gỡ căng thẳng trên biển và lòng tin giữa hai bên vào
những gì ký kết cũng không phải khi nào cũng cao.
Những
văn bản được hai bên ký kết công khai trong chuyến đi của ông Trọng tới Trung
Quốc không có văn bản nào nói cụ thể về giải pháp tháo gỡ căng thẳng trên biển
và lòng tin giữa hai bên vào những gì ký kết cũng không phải khi nào cũng cao.
Ngay
khi ông Trọng còn ở Trung Quốc, tờ New York Times nói Bắc Kinh vẫn tiếp tục mở
rộng sự hiện diện của họ trên đảo Trường Sa sau khi chiếm một đảo từ tay Việt
Nam hồi năm 1988.
Hoa
Kỳ ở các mức độ khác nhau thường đặt ra vấn đề nhân quyền thậm chí với danh
sách cụ thể các 'tù nhân lương tâm' mà họ muốn chính quyền trả tự do.
Trong
năm 2014 hai nhân vật có trong danh sách, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ và blogger Điếu
Cày, tức Nguyễn Văn Hải, đã được trả tự do nhưng mới đây một dân biểu Mỹ đã lại
trao một danh sách khác cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Các
lãnh đạo Việt Nam có vẻ vồn vã với Nga hơn cả do họ không bị ép về dân chủ,
nhân quyền và cũng không có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải.
Nhưng
Nga cũng là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Trung Quốc, nước trong thập niên
80 còn được chính quyền Hà Nội công khai coi là kẻ thù nguy hiểm nhất của Việt
Nam.
Và
quan hệ chặt chẽ chưa từng có trong lịch sử giữa Nga, nước đang bị phương Tây
cấm vận, và Trung Quốc sẽ khiến Moscow khó có phản ứng mạnh mỗi khi Hà Nội và
Bắc Kinh xung khắc.
Việt
Nam đã ý thức được điều này và tăng cường quan hệ với nhiều đồng minh thân cận
của Hoa Kỳ trong đó có Hàn Quốc, Nhật Bản và cả Anh.
'Ăn xin đến bao giờ'
Nhưng
điều quan trọng hơn cả vẫn là nội lực của chính Việt Nam trong các mối quan hệ
với bên ngoài.
Mới
đây một quan chức Nhật Bản đã đặt câu hỏi đến bao giờ Việt Nam sẽ không cần đến
viện trợ phát triển ODA của họ nữa sau khi đã nhận chừng 20 tỷ đô la trong 20
năm qua theo blogger Nguyễn Văn Tuấn.
Blogger
này còn dẫn lời ông Lê Đăng Doanh thuật lại lời của một nhà tài trợ giấu
tên hỏi rằng Việt Nam "định ngửa tay ăn xin đến bao giờ" trong khi tự
hào là "người thông minh, có học", có "truyền thống" cũng
như "trí tuệ".
Tháng
Tư này cũng đánh dấu 40 năm kết thúc Cuộc chiến Việt Nam vốn đã khiến cả triệu
người bỏ nước ra đi sau đó.
Tháng Tư này
đánh dấu 40 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam
Nhưng
chính những người mà đối với họ tháng này là "tháng Tư đen" và ngày
30/4 là "ngày quốc hận" cũng đóng góp vào số 80 tỷ đô la kiều hối mà
Việt Nam nhận được chỉ trong 12 năm từ 1991-2013 theo các chuyên
gia trong nước.
Những
Việt kiều mà đa số sống ở Hoa Kỳ và nhiều con em của họ phục vụ trong quân đội
nước này sẽ tiếp tục có ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt Nam trong tương
lai.
Người
chỉ huy hai chiến hạm tối tân của Hoa Kỳ đang cập cảng Đà Nẵng là Đại tá người
Mỹ gốc Việt Lê Bá Hùng.
Và
điều có thể khẳng định là Việt Nam sẽ chỉ thực sự được nể trọng trong con mắt
các cường quốc khi người dân Việt Nam, chứ không chỉ các quan chức, giàu có và
có quyền đưa ra các quyết định quan trọng về hướng đi của đất nước trong đó có
hướng đi của các mối quan hệ đa phương.
Và
cũng chỉ như vậy sự hội nhập mới không như sự mô tả 'Hội Tây' của cụ Nguyễn
Khuyến:
"Khen
ai khéo vẽ trò vui thế, Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!"
No comments:
Post a Comment