TT Obama:
Thỏa thuận hạt nhân Iran là cơ hội 'ngàn năm có một'
Victor Beattie
06.04.2015
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên
bố thỏa thuận khung về hạt nhân đạt được tuần trước với Iran tiêu biểu cho một cơ
hội 'ngàn năm có một' để đem lại đôi chút ổn định cho Trung Đông – một sự ổn
định sẽ tốt cho cả Israel lẫn các quốc gia khác. Tuy nhiên, một số đại biểu
Quốc hội Hoa Kỳ vẫn không tin tưởng và một nhà lập pháp chính của Hoa Kỳ dự
định xúc tiến dự luật yêu cầu Tổng thống Obama xuất trình mọi thỏa thuận chung
quyết ra Quốc hội để tranh luận và biểu quyết. Thông tín viên VOA Victor
Beattie tường thuật.
Phát
biểu với báo The New York Times hôm qua, ông Obama nói ông sẽ coi như là một
thất bại cơ bản trong nhiệm kỳ của ông, nếu trong khi ông tại chức hoặc vì hậu
quả công việc ông đã làm, Israel trở nên dễ bị tổn hại hơn. Ông nói đó sẽ không
những là một thất bại về mặt sách lược mà còn là một thất bại về mặt đạo dức.
Thông điệp cho nhân dân Israel
Thông điệp cho nhân dân Israel
Được
hỏi ông muốn chuyển đi một thông điệp gì cho nhân dân Israel về thỏa thuận,
tổng thống nói mặc dù có quyền quan ngại về Iran, họ cũng nên quan ngại về việc
Iran không có khả năng thủ đắc vũ khí hạt nhân. Ông cho rằng không có chọn lựa
nào để bảo đảm điều đó không xảy ra tốt hơn so với thỏa thuận khung đã đạt được
ở Thụy Sĩ. Khung này là một cái sườn sẽ được sử dụng trong những cuộc thương
nghị sau này về một thỏa thuận chung quyết vào cuối tháng 6.
Tổng
thống Obama nói: “Iran sẽ không có một vũ khí hạt nhân khi tôi còn tại chức.”
Nhưng ông cũng bày tỏ hy vọng sự sắp xếp ngoại giao này có thể “khơi mào cho
một kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran” và một kỷ nguyên mới trong
quan hệ của Tehran với các nước láng giềng.
Phát
biểu trong chương trình Meet the Press của đài truyền hình NBC, Thủ tướng
Israel Benjamin Netanyahu gọi thỏa thuận khung là một “thỏa thuận xấu” dành cho
Iran “một con đường tự do đi tới một quả bom”.
“Nó
để lại cho quốc gia khủng bố vượt trội nhất trong thời đại của chúng ta một cơ
sở hạ tầng hạt nhân rộng lớn. Hãy nhớ rằng không có một máy ly tâm nào bị phá
hủy. Hàng ngàn máy ly tâm sẽ được để yên làm công tác xay uranium. Không có một
cơ sở hạt nhân nào kể cả các cơ sở ngầm dưới đất, bị đóng cửa. Đây là một thỏa
thuận để lại cho Iran khả năng chế tạo chất liệu cho nhiều, rất nhiều quả bom
hạt nhân. Thỏa thuận này có tác dụng như thế qua việc bãi bỏ mọi biện pháp chế
tài gần như trước tiên. Vì thế mà Iran sẽ có hàng tỷ đôla đổ vào các ngân quỹ
không phải dành cho trường học, hay bệnh viện, hay đường sá, mà là để củng cố
cho bộ máy khủng bố trên toàn thế giới và bộ máy quân sự, đang bận rộng chinh
phục Trung Đông, vào ngay lúc này.”
Ông
Netanyahu nói đây không phải là một vấn đề đảng phái, nó là một vấn đề thế giới
bởi vì tất cả mọi người sẽ bị đe dọa bởi một Iran có vũ trang hạt nhân.
Hạn chế nghiêm ngặt
Hạn chế nghiêm ngặt
Bộ
trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Ernest Moniz, người tham gia các cuộc thương nghị, nói
thỏa thuạn sẽ đem lại cho cộng dồng quốc tế một sự thừa nhận “gần như tức thời”
mọi mưu toan của Iran nhằm tránh né thỏa thuận. Ông Moniz gọi đây là một thỏa
thuận dài hạn.
“Không
có hoàng hôn. Sẽ có rất nhiều giai đoạn khởi đầu bằng những hạn chế cực kỳ gắt
gao về chương trình của Iran. Hy vọng là họ sẽ tuân thủ lâu dài, và xây dựng
lòng tin. Nhưng, chúng ta có những hạn chế trong 10 năm, 15 năm, 25 năm và
chúng ta có những hạn chế vĩnh viễn. Do đó, đây là một chương trình dài hạn,
chứ không phải một thứ sẽ mai một trong vài năm.”
Ông
Moniz nói thỏa thuận đòi hỏi sự tiếp cận chưa từng có từ trước đến nay với
chương trình hạt nhân của Iran, không những ở các địa điểm được công bố, mà còn
với bất cứ khía cạnh bí mật nào của cơ sở hạ tầng.
Nhiều ẩn số
Nhiều ẩn số
Chủ
tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, ông Bob Corker, đại diện tiểu bang
Tennessee nói nhiều chi tiết trong bản thỏa thuận chưa được biết khiến khó mà
xác định được đây là một thỏa thuận tốt hay xấu. Ông nói dường như có những sự
bất nhất về cách thức các biện pháp chế tài sẽ được nới lỏng. Ông cũng muốn
biết làm cách nào những cuộc thanh sát bất ngờ sẽ được tiến hành đối với các
khía cạnh bí mật của chương trình hạt nhân Iran, cũng như các tầm vóc quân sự
của chương trình. Nghị sĩ Corker lập luận:
“Một
lần nữa, tôi sẵn sàng. Tôi biết sẽ có nhiều chi tiết được thảo luận trong những
tháng sắp tới. Đó là lý do vì sao, nhân danh dân chúng Hoa Kỳ, Quốc hội cần
phải đóng một vai trò. Những gì người dân Mỹ có thể không biết được ngay lúc
này là sẽ có mọi hình thức thêm thắt bí mật mang tính cách rất quan trọng. Họ
đề ra các chi tiết về mức độ sự kiện này sẽ diễn ra. Và dó là lý do vì sao Quốc
hội cần phải đóng vai trò đúng đắn trong việc phê chuẩn việc này trước khi nới
lỏng những biện pháp chế tài theo yêu cầu của quốc hội mà chúng ta đã áp dụng.”
Ông
Corker nói ủy ban của ông sẽ xúc tiến các kế hoạch biểu quyết vào ngày 14 tháng
này vể dự luật yêu cầu tổng thống đệ trình một thỏa thuận chung quyết ra trước
Quốc hội để tranh luận và biểu quyết. Việc này sẽ ngăn ông Obama đình chỉ các
biện pháp chế tài trong thời gian 60 ngày quốc hội xét duyệt. Tuy nhiên, ông
thừa nhận rằng ông không chắc có hội đủ được con số 67 phiếu trong viện 100 ghế
này để vượt qua một sự phủ quyết của tổng thống hay không.
Nguồn:
http://www.voatiengviet.com/content/obama-thoa-thuan-hat-nhan-iran-la-co-hoi-ngan-nam-mot-thuo/2708275.html
No comments:
Post a Comment