Ông Nguyễn Văn Thuấn: đen thôi, đỏ quên đi
Chi
Mai
(VNTB)
– Suy
cho cùng, ông Thuấn xui thôi. Vì số đông cán bộ và
cao cấp hiện nay, có thể dễ dàng lựa chọn lối
sống như đồng chí Thuấn, một lối sống mà cơ chế
cho phép được hưởng thụ sa hoa, có phần đồi truỵ về
mặt bản chất.
Ông
Nguyễn Quang Thuấn, ca bệnh số 21 trở thành tâm điểm
của chỉ trích dư luận xã hội trên Facebook.
Trang
điện tử VTCnews đăng tải bài phê phán lối sống xa
hoa, dẫn lời của ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi
đồng của Quốc hội.
Như
vậy sau khi mạng xã hội lên tiếng, giờ đây các đồng
chí một thời của ông Thuấn sẽ phê bình và kết luận
tội trạng của ông.
Một
người là tấm gương đạo đức, văn minh ngời ngời,
lại nằm trong một tổ chức ngời ngời văn minh và đạo
đức. Nay bỗng chốc bị lột trần, là tên đại tư bản
đỏ thứ thiệt, sừng sõ.
Nhưng
suy cho cùng, ông Thuấn xui thôi. Vì số đông cán bộ
và cao cấp hiện nay, có thể dễ dàng lựa chọn lối
sống như đồng chí Thuấn, một lối sống mà cơ chế
cho phép được hưởng thụ sa hoa, có phần đồi truỵ về
mặt bản chất.
Là
nhân sự đầu não của chế độ, ai gặp cũng phải nể
sợ ít phần, từ anh Bí thư tỉnh đến vị Bộ trưởng.
Ấy thế mà anh lại ‘đổ đốn’, làm cho bộ mặt chế
độ trở nên ‘ê chề’ trước bàn dân thiên hạ.
Do
ông Thuấn đen thôi, chứ đỏ thì quên đi. Chỉ là vì
ông xui đi ‘du ngoạn’ cái thời kỳ virus Vũ Hán hoành
hoành và gặp nạn ở phút 69. Hệ quả của cái đen của
ông Thuấn vì thế sẽ được diễn giải là ‘hiện
tượng’, không phải bản chất của chế độ.
Chưa
dừng lại đó, ông Nguyễn Quang Thuấn còn nguyên Chủ
tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn
2016-2019. Cơ quan mà vào tháng 5-2016, báo Tuổi Trẻ đã
chỉ ra, tiêu tốn ngân sách quốc gia chỉ tính riêng năm
2015 là 22,6 triệu USD. Trong khi chất xám thành phẩm lại
vô cùng khiêm tốn.
“5
bài công bố khoa học trong danh mục ISI của Web of Science,
với số lượt trích dẫn là 8 và số lượt trích dẫn
trung bình là 1,60 (*). Nếu tính cả quá trình 5 năm từ
2011-2015, tổng số công bố ISI của viện là 22 bài, một
thành quả chỉ tương đương con số bài báo khoa học tối
thiểu để được bổ nhiệm giáo sư ở Malaysia.” báo
Tuổi Trẻ ngày 5-5-2016.
Đó
mới chỉ là con số tương đối nghịch trong ngân phí và
kết quả ở một cơ quan nhà nước cấp Viện. Vậy nếu
minh bạch Hội đồng lý luận trung ương thì chi tiêu ngân
sách và thành quả có thể đo đếm được sẽ nghịch lý
đến mức độ nào? Đó phải chăng là cơ chế, bản chất
của sự kiệt quệ ngân sách nhà nước hiện nay, khi
nguồn chi không dành cho phát triển sản xuất mà ngược
lại chi vào những cơ quan yếu kém, với những lý luận
mang tính lỗi thời?
Do
ai, vì ai nên nỗi này? Câu hỏi này chỉ có sự sáng
suốt, tài tình, đạo đức và văn minh của các lãnh đạo
cao cấp của đảng – nhà nước mới trả lời được.
Nếu họ không trả lời, thì dân đen như chúng ta phải
ngậm ngùi chịu thua. Đừng thắc mắc, ngưng chỉ trích
vì phía sau lãnh đạo có nhà tù, cảnh sát và toà án sẵn
sàng ‘xử lý’ bạn.
Con
đường đi lên xã hội chủ nghĩa, nơi được đồn đại
là ‘công bằng, văn minh’ chưa bao giờ xa và vất vả
đến thế. Bởi các chặng đường lý luận và nghiên cứu
tìm kiếm con đường tiến lên ấy chỉ là ‘tổ ấm’
kiếm chác của một bộ phận không nhỏ lãnh đạo ‘cần,
kiệm, liêm, chính, chí, công, vô, tư’.
No comments:
Post a Comment