Nguyên Nhân Cơn “Sốt” Giấy Vệ Sinh
Lý giải việc tranh giành giấy vệ sinh để trữ mùa dịch corona: tâm lý số đông do hoảng sợ?
Báo
mạng Asia One vào ngày 11/3 có đăng tải bài viết của
tác giả có tên Melissa với tựa tạm dịch “Các chuyên
gia giải thích tại sao mọi người tích trữ giấy vệ
sinh trong khi dịch bệnh coronavirus bùng phát?”
Trong
bài viết, tác giả Melissa nhắc đến việc các băng đảng
vũ trang ở Singapore cũng như ở Hồng Kông đã xông vào
để đánh cắp hàng trăm cuộn giấy vệ sinh giữa lúc
tình hình mua bán đang hoảng loạn.
Trong
khi đó, vào ngày 11/3, các siêu thị tại Penang, Malaysia đã
báo cáo bán sạch giấy vệ sinh sau khi bệnh nhân nghi ngờ
nhiễm Covid-19 đầu tiên của thành phố xuất hiện.
Trao
đổi với RFA, bạn Quỳnh Phương, hiện đang sống ở
Melbourne, Úc cho rằng đây là điều bất ngờ vì bạn đã
sống ở đây 13 năm nhưng chưa bao giờ thấy hiện tượng
này xảy ra. Các kệ hàng vẫn còn đầy đủ, riêng kệ
bán giấy vệ sinh lại trống trơn:
“Giống
như overreaction (làm quá lên) vậy. Đồng ý đây là flu
(cúm) mọi người nên hạn chế ra ngoài nhưng không có
nghĩa là phải (tích trữ) như vậy. Với lại cái này
affect (ảnh hưởng) nhiều với những người có tiền án
bệnh sử các loại rồi, nên cẩn thận đối với những
người này thôi. Nếu mọi người làm quá lên như vậy,
supply (nguồn cung cấp) thiếu thì người cần sẽ không
có còn người có lại không xài tới thì cũng vậy.”
Tại
Mỹ cũng không ngoại lệ, bạn Lan hiện đang sống ở
bang Maryland cho biết tình hình nơi bạn cũng trong tình
trạng tương tự:
“Hôm
qua mình đi Costco thì thật sự không còn (bán) một mảnh
giấy vệ sinh nào cả, mọi người tranh nhau mua hết rồi.
Trong khi đó đồ ăn thức uống thì không tới mức như
thế.
Nếu
dịch xảy ra thì nhu cầu đầu tiên cần chú ý đến là
đồ ăn, thức uống và nước. Nếu tích trữ những thứ
đó thì có thể hiểu được, chứ chuyện tích trữ giấy
vệ sinh thì mình thấy không cần thiết. Làm sao tích trữ
đủ dùng trong một thời gian ngắn, giữ như sinh hoạt
bình thường hàng ngày là được.”
Nhận
xét về việc mọi người đổ xô tích trữ giấy vệ
sinh đang diễn ra, Nina, một bạn trẻ ở Virginia bày tỏ
thắc mắc của bản thân thật sự không hiểu vì sao mọi
người lại trữ giấy vệ sinh. Tại Mỹ thường khi có
vấn đề gì về thảm họa thiên và bệnh thì người ta
thường mua nước và giấy vệ sinh. Nhưng lần này mọi
người lại mua tới mức độ đáng ngạc nhiên. Bạn Nina
cho đó là không cần thiết khiến không còn giấy cho các
đối tượng người già, người không có điều kiện hay
không có thời gian đi chợ thường xuyên, không đi được
nhiều chợ…
Dưới
góc độ chuyên môn, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, nhà
nghiên cứu tâm lý xã hội học hiện đang công tác tại
Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nhận định:
“Tôi
nghĩ đó là phản ứng tự nhiên của con người khi người
ta cảm thấy lo lắng, hoảng loạn. Thực sự nó như hiệu
ứng đám đông, cả một đám đông tâm lý hoảng sợ thì
người ta sẽ mất phương hướng và lo sợ.
Nếu
như chúng ta hiểu rằng khi người ta bị hoảng loạn thì
người ta không còn đủ tỉnh để phân biệt cái gì dùng
nhiều, cái gì không dùng nhiều mà người ta theo đám
đông đang xếp hàng rồng rắn để mua cái gì đấy.
Chẳng biết đang mua gì nhưng mình cứ thấy đông là mình
xông vào mua. Đấy là tâm lý đám đông. Không
biết mình đang mua gì và mua để làm gì. Nghe rất buồn
cười nhưng thực tế xảy ra như vậy.”
Theo
bà Katharina Wittgens, một nhà tâm lý học chuyên về hành
vi cá nhân và nhóm, cũng nhấn mạnh rằng người ta dễ
nhận thấy hơn khi kệ giấy vệ sinh hết hàng vì chúng
quá cồng kềnh. Điều này vô tình cũng khiến cơn sốt
giấy tăng lên.
Trong
bài viết đăng tải trên Asia One, tác giả Melissa đưa ra
lập luận cho rằng hoảng loạn mua hàng cũng gây ra một
cảm giác sai lầm khi kiểm soát một tình huống. Khi mọi
người không biết coronavirus sẽ tồn tại trong bao lâu,
họ bắt đầu đánh giá quá mức số lượng nhu yếu phẩm
họ cần.
Đã
vài tuần kể từ khi mọi người hoảng loạn đi mua hàng
ở Singapore, hàng hóa tại các siêu thị đã được bổ
sung và có vẻ như hoạt động lại bình thường hiện
nay. Nay mọi người nhận ra rằng đất nước đã dự trữ
đủ lương thực nên người dân không cần phải tích
trữ.
Do
đó, cô cho rằng nếu sau này mọi người nghĩ đến việc
tích trữ, trước tiên cần bình tĩnh và suy nghĩ hợp lý
thay vì để nỗi sợ hãi lấn áp và chạy theo số đông
No comments:
Post a Comment