Wednesday, June 19, 2019

Vì sao không chấp thuận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2?

Vì sao không chấp thuận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2?
Trung Khang, RFA
2019-06-14
Quốc hội Việt Nam hôm 14/6/2019 đã thông qua luật Giáo dục sửa đổi, với nhiều nội dung được điều chỉnh… tuy nhiên, đề xuất quy định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai không được chấp nhận.
Trong buổi biểu quyết tán thành thông qua luật Giáo dục sửa đổi, với đề xuất bổ sung quy định ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh hay một ngoại ngữ khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải trình rằng: Hiến pháp 2013 quy định ‘Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình’, ‘công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp’, chưa quy định về ngôn ngữ thứ hai.
Trao đổi với RFA hôm 14/6, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Giám đốc Ban Đảm bảo chất lượng giáo dục, Phó Chủ tịch Đảm bảo chất lượng giáo dục, Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng, nhận định:
“Từ trước tới giờ tôi vẫn giữ quan điểm nên chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam. Nhưng tôi cũng hiểu vì sao Quốc Hội chưa thông qua luật công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Bởi vì Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, ngoài người Việt còn có người Hoa, và những cộng đồng khá lớn khác như Khmer, Chăm, họ đều có ngôn ngữ của họ, và cho đến nay chưa có chính sách rõ ràng về ngôn ngữ của các dân tộc.”
Từ trước tới giờ tôi vẫn giữ quan điểm nên chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam. Nhưng tôi cũng hiểu vì sao Quốc Hội chưa thông qua luật công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Bởi vì Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc.
-Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh cũng cho biết trước đây khi đặt vấn đề này thì có hai luồng ý kiến. Số ủng hộ nêu quan điểm để cho Việt Nam dễ dàng hội nhập với thế giới và phát triển theo mô hình giống Singapore. Nhưng một số ý kiến khác lại lo ngại về vấn đề bình đẳng dân tộc. Cũng như đặt vấn đề người Khmer khi đi học thì tiếng Việt đã là ngôn ngữ thứ hai, và nếu như tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai nữa thì họ sẽ rất là khó khăn.
Hôm 5/12/2018, tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp năm 2018 với chủ đề “Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, đã đề xuất chính phủ sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam.
Nhà ngôn ngữ học, Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, khi trao đổi với chúng tôi hôm 14/6 liên quan vấn đề này, ông nói:
“Cái này có hai vấn đề, về học thuật thì giới ngôn ngữ học nói ngôn ngữ thứ hai là để phân biệt giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Vậy ngoại ngữ và ngôn ngữ thứ hai khác nhau như thế nào? Ngôn ngữ thứ hai thì cũng là một ngoại ngữ nhưng khác ở chỗ là bắt buộc phải dùng, còn ngoại ngữ thì tùy chọn. Ví dụ ở Việt Nam, người K’hor, tiếng mẹ đẻ là K’hor, nhưng ngôn ngữ thứ hai phải là tiếng Việt, họ không có lựa chọn nào khác. Vì thế khi đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai thì về mặt học thuật hoàn toàn không ổn.”
Tuy nhiên Phó giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Dũng cho rằng, nếu nói đến thực chất của vấn đề, hiểu một cách khác, coi tiếng Anh là một ngôn ngữ quan trọng sau tiếng Việt thì ông cho rằng đúng đắn hoàn toàn. Điều đó cho thấy Việt Nam đã hiểu rằng, muốn hội nhập vào thế giới, muốn trở thành một phần của thế giới thì phải coi trọng tiếng Anh. Đó cũng là kinh nghiệm của hàng loạt quốc gia trên thế giới. Hiện có đến ¾ tài liệu khoa học viết bằng tiếng Anh, vì vậy theo ông, cũng đủ để hiểu nếu không coi trọng tiếng Anh sẽ phải trả giá như thế nào trong tương lai.

Theo Washington Post, tuy xếp sau tiếng Trung Quốc và tiếng Hin-di, Urdu ở Ấn Độ, nhưng tính đến cuối năm 2018, có đến 527 triệu người bản ngữ sử dụng tiếng Anh. Hiện có 35 quốc gia coi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, nhưng có đến 101 nước có sử dụng tiếng Anh.
Thạc sĩ Đinh Gia Hưng, giảng viên Anh ngữ hiện đang giảng dạy tại trường Đại học Đà Nẵng, nhận định:
“Tôi là giảng viên tiếng Anh, tôi có quá trình học và phát triển tiếng Anh cũng lâu rồi, khoảng gần 30 năm… Tôi thấy về mặt định hướng phát triển thì Việt Nam nên chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Tất cả mọi người đều thừa nhận giá trị của tiếng Anh đối với khả năng hội nhập của Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Việt Nam nên chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.”
Một sinh viên học chuyên ngành Đông Phương học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, khi trao đổi qua tin nhắn với RFA hôm 14/6, đưa ra ý kiến của mình:
“Em nghĩ nếu xem tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 ở Việt Nam thì rất tốt, có thể giúp tạo nhiều mối quan hệ giao tiếp đẩy mạnh phát triển ở Việt Nam. Nhưng có trở ngại về mặt văn hoá, vì khi đó có thể người Việt Nam mình sẽ quá xem trọng tiếng Anh sợ rằng văn hoá về ngôn ngữ sẽ bị hoà tan không giữ được bản sắc ngôn ngữ truyền thống. Theo em thấy, một số người có thể sẽ không chấp nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 tại Việt Nam, vì hiện tại thì cộng đồng mạng đang chỉ trích và châm biếm khá nhiều việc người ta đan xen giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong một cuộc hội thoại ạ.”
Ví dụ ở Việt Nam, người K’hor, tiếng mẹ đẻ là K’hor, nhưng ngôn ngữ thứ hai phải là tiếng Việt, họ không có lựa chọn nào khác. Vì thế khi đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai thì về mặt học thuật hoàn toàn không ổn.
-PGS. TS. Hoàng Dũng
Khi không chỉnh lý dự luật theo hướng công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 chính thức của Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, về đối ngoại, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, việc dạy học ngoại ngữ đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng, nên không công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, là tôn trọng sự lựa chọn của người học.
Để tìm hiểu thêm, RFA đã liên hệ một cán bộ hiện đang làm công tác quản lý trong ngành giáo dục tại TPHCM, tuy nhiên vì lý do tế nhị, ông không đồng ý nêu tên. Ông đưa ra ý kiến của mình:
“Theo tôi nghĩ nếu công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 thì nếu không chuẩn bị kỹ, sẽ phát sinh nhiều vấn đề. Tôi ví dụ một chuyện thôi, khi đó các văn bản đều bắt buộc phải có tiếng Anh thì phải làm sao? Chưa kể phải thay đổi toàn bộ chương trình giảng dạy, song song với tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt thì phải dạy mọi thứ bằng tiếng Anh, lúc đó sẽ phải khác, trong khi bây giờ tiếng Anh vẫn chỉ là ngoại ngữ, dễ dàng điều chỉnh hơn. Chưa kể vấn đề chính trị trong quan hệ với các nước.”
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, việc Quốc Hội không công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, thì đúng về mặt học thuật, nhưng ông cảm thấy tiếc, vì lẽ ra cơ quan có trách nhiệm nên tham khảo giới ngôn ngữ học để trình bày vấn đề đó, nhưng với cách gọi thích hợp hơn, thì ông nghĩ dễ cho Quốc Hội thông qua.
Tin, bài liên quan

  RFA
2019-06-14
Quốc hội Việt Nam hôm 14/6/2019 đã thông qua luật Giáo dục sửa đổi, với nhiều nội dung được điều chỉnh… tuy nhiên, đề xuất quy định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai không được chấp nhận.
Trong buổi biểu quyết tán thành thông qua luật Giáo dục sửa đổi, với đề xuất bổ sung quy định ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh hay một ngoại ngữ khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải trình rằng: Hiến pháp 2013 quy định ‘Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình’, ‘công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp’, chưa quy định về ngôn ngữ thứ hai.
Trao đổi với RFA hôm 14/6, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Giám đốc Ban Đảm bảo chất lượng giáo dục, Phó Chủ tịch Đảm bảo chất lượng giáo dục, Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng, nhận định:
“Từ trước tới giờ tôi vẫn giữ quan điểm nên chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam. Nhưng tôi cũng hiểu vì sao Quốc Hội chưa thông qua luật công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Bởi vì Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, ngoài người Việt còn có người Hoa, và những cộng đồng khá lớn khác như Khmer, Chăm, họ đều có ngôn ngữ của họ, và cho đến nay chưa có chính sách rõ ràng về ngôn ngữ của các dân tộc.”
Từ trước tới giờ tôi vẫn giữ quan điểm nên chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam. Nhưng tôi cũng hiểu vì sao Quốc Hội chưa thông qua luật công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Bởi vì Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc.
-Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh cũng cho biết trước đây khi đặt vấn đề này thì có hai luồng ý kiến. Số ủng hộ nêu quan điểm để cho Việt Nam dễ dàng hội nhập với thế giới và phát triển theo mô hình giống Singapore. Nhưng một số ý kiến khác lại lo ngại về vấn đề bình đẳng dân tộc. Cũng như đặt vấn đề người Khmer khi đi học thì tiếng Việt đã là ngôn ngữ thứ hai, và nếu như tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai nữa thì họ sẽ rất là khó khăn.
Hôm 5/12/2018, tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp năm 2018 với chủ đề “Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, đã đề xuất chính phủ sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam.
Nhà ngôn ngữ học, Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, khi trao đổi với chúng tôi hôm 14/6 liên quan vấn đề này, ông nói:
“Cái này có hai vấn đề, về học thuật thì giới ngôn ngữ học nói ngôn ngữ thứ hai là để phân biệt giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Vậy ngoại ngữ và ngôn ngữ thứ hai khác nhau như thế nào? Ngôn ngữ thứ hai thì cũng là một ngoại ngữ nhưng khác ở chỗ là bắt buộc phải dùng, còn ngoại ngữ thì tùy chọn. Ví dụ ở Việt Nam, người K’hor, tiếng mẹ đẻ là K’hor, nhưng ngôn ngữ thứ hai phải là tiếng Việt, họ không có lựa chọn nào khác. Vì thế khi đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai thì về mặt học thuật hoàn toàn không ổn.”
Tuy nhiên Phó giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Dũng cho rằng, nếu nói đến thực chất của vấn đề, hiểu một cách khác, coi tiếng Anh là một ngôn ngữ quan trọng sau tiếng Việt thì ông cho rằng đúng đắn hoàn toàn. Điều đó cho thấy Việt Nam đã hiểu rằng, muốn hội nhập vào thế giới, muốn trở thành một phần của thế giới thì phải coi trọng tiếng Anh. Đó cũng là kinh nghiệm của hàng loạt quốc gia trên thế giới. Hiện có đến ¾ tài liệu khoa học viết bằng tiếng Anh, vì vậy theo ông, cũng đủ để hiểu nếu không coi trọng tiếng Anh sẽ phải trả giá như thế nào trong tương lai.

Theo Washington Post, tuy xếp sau tiếng Trung Quốc và tiếng Hin-di, Urdu ở Ấn Độ, nhưng tính đến cuối năm 2018, có đến 527 triệu người bản ngữ sử dụng tiếng Anh. Hiện có 35 quốc gia coi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, nhưng có đến 101 nước có sử dụng tiếng Anh.
Thạc sĩ Đinh Gia Hưng, giảng viên Anh ngữ hiện đang giảng dạy tại trường Đại học Đà Nẵng, nhận định:
“Tôi là giảng viên tiếng Anh, tôi có quá trình học và phát triển tiếng Anh cũng lâu rồi, khoảng gần 30 năm… Tôi thấy về mặt định hướng phát triển thì Việt Nam nên chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Tất cả mọi người đều thừa nhận giá trị của tiếng Anh đối với khả năng hội nhập của Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Việt Nam nên chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.”
Một sinh viên học chuyên ngành Đông Phương học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, khi trao đổi qua tin nhắn với RFA hôm 14/6, đưa ra ý kiến của mình:
“Em nghĩ nếu xem tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 ở Việt Nam thì rất tốt, có thể giúp tạo nhiều mối quan hệ giao tiếp đẩy mạnh phát triển ở Việt Nam. Nhưng có trở ngại về mặt văn hoá, vì khi đó có thể người Việt Nam mình sẽ quá xem trọng tiếng Anh sợ rằng văn hoá về ngôn ngữ sẽ bị hoà tan không giữ được bản sắc ngôn ngữ truyền thống. Theo em thấy, một số người có thể sẽ không chấp nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 tại Việt Nam, vì hiện tại thì cộng đồng mạng đang chỉ trích và châm biếm khá nhiều việc người ta đan xen giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong một cuộc hội thoại ạ.”
Ví dụ ở Việt Nam, người K’hor, tiếng mẹ đẻ là K’hor, nhưng ngôn ngữ thứ hai phải là tiếng Việt, họ không có lựa chọn nào khác. Vì thế khi đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai thì về mặt học thuật hoàn toàn không ổn.
-PGS. TS. Hoàng Dũng
Khi không chỉnh lý dự luật theo hướng công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 chính thức của Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, về đối ngoại, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, việc dạy học ngoại ngữ đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng, nên không công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, là tôn trọng sự lựa chọn của người học.
Để tìm hiểu thêm, RFA đã liên hệ một cán bộ hiện đang làm công tác quản lý trong ngành giáo dục tại TPHCM, tuy nhiên vì lý do tế nhị, ông không đồng ý nêu tên. Ông đưa ra ý kiến của mình:
“Theo tôi nghĩ nếu công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 thì nếu không chuẩn bị kỹ, sẽ phát sinh nhiều vấn đề. Tôi ví dụ một chuyện thôi, khi đó các văn bản đều bắt buộc phải có tiếng Anh thì phải làm sao? Chưa kể phải thay đổi toàn bộ chương trình giảng dạy, song song với tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt thì phải dạy mọi thứ bằng tiếng Anh, lúc đó sẽ phải khác, trong khi bây giờ tiếng Anh vẫn chỉ là ngoại ngữ, dễ dàng điều chỉnh hơn. Chưa kể vấn đề chính trị trong quan hệ với các nước.”
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, việc Quốc Hội không công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, thì đúng về mặt học thuật, nhưng ông cảm thấy tiếc, vì lẽ ra cơ quan có trách nhiệm nên tham khảo giới ngôn ngữ học để trình bày vấn đề đó, nhưng với cách gọi thích hợp hơn, thì ông nghĩ dễ cho Quốc Hội thông qua.
Tin, bài liên quan


No comments:

Post a Comment