Nếu nhìn kỹ bức tranh chúng ta sẽ thấy nét vẽ cũa các
họa sĩ đã phối hợp một cách hài hòa và ăn ý với tác giả của ý tưởng cho bức
tranh này.
Đại ý bức tranh muốn nói rằng: Đức Phật luôn luôn bị
ma quỷ theo sau quấy phá ngay từ khi còn đang tu hành cho tới tận bây giờ chúng
vẫn tìm cách quậy phá Phật giáo(quỷ hồ trong tranh). Nhưng vòng pháp luân đã ngăn chặn quỷ đến gần
đến gần Phật để hại (xem hình), và với nét vẽ tài hoa, các hoa sĩ đã mô tả một
cách tuyệt vời sư thất bại đó với khuôn mặt rầu rĩ, nanh ác, hình ảnh mờ nhạt của
quỷ Hồ đứng xa xa phía sau. Đức Phật với
nụ cười hiền hòa, hình ảnh rạng ngồi tỏa sáng ngồi phía trước!
Bắc kỳ thâm thật!!!
Vẽ ông Hồ Chí
Minh ngang hàng Đức Phật là
“nông cạn và
bệnh hoạn”
Trung Khang, RFA
2019-05-13
2019-05-13
Học
viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội hôm 10/5/2019, đã tổ chức sự kiện mừng Lễ
Phật Đản năm 2019 và công bố bức tranh sơn mài có tên “Đạo Pháp và Dân Tộc”.
Học viện Phật giáo Việt
Nam tại Hà Nội hôm 10/5/2019, đã tổ chức sự kiện mừng Lễ Phật Đản năm 2019 và
công bố bức tranh sơn mài có tên “Đạo Pháp và Dân Tộc”. Bức tranh khiến
công luận phản ứng với hình ảnh một bên là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo
dưới cội bồ đề, một bên là ông Hồ Chí Minh, và ở giữa là bánh xe chuyển pháp
luân.
Tác phẩm ‘Đạo Pháp và Dân
Tộc’ được xây dựng dựa trên sáng kiến của ông Hà Huy Thanh, cháu nội của cố
Tổng bí thư đảng Cộng sản Hà Huy Tập, cùng sự ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình
của Thượng toạ Thích Thanh Quyết cùng aThích Thanh Quyết cũng chính là người đã
đặt những nét vẽ đầu tiên để “khai bút” cho qúa trình thực hiện bức tranh.
Nhận định về Bức tranh ‘Đạo
Pháp và Dân Tộc’, Nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho Đài Á Châu Tự Do
biết ý kiến của mình hôm 13/5/2019, như sau:
Tôi
có xem bức tranh đó, trước hết tôi thấy sự hiểu biết quá nông cạn và quá bệnh
hoạn của các họa sĩ này. Bởi vì những họa sĩ có học hành đầy đủ và có nền tảng
về tri thức thì không bao giờ người ta vẽ bức tranh như thế.
-Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
-Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
“Bức
tranh ‘Đạo Pháp và Dân Tộc’ do một nhóm họa sĩ tặng cho Học Viện Phật Giáo mà
người nhận là Thượng Tọa Thích Thanh Quyết, đã gây một chấn động lớn trên mạng
xã hội, và gây một sự phản ứng lớn trong cộng đồng mạng. Tôi có xem bức tranh
đó, trước hết tôi thấy sự hiểu biết quá nông cạn và quá bệnh hoạn của các họa
sĩ này. Bởi vì những họa sĩ có học hành đầy đủ và có nền tảng về tri thức thì
không bao giờ người ta vẽ bức tranh như thế, cho dù người ta có tôn kính Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni hay tôn kính cố Chủ tịch Hồ Chí Minh hay không, thì
người ta cũng không thể phác họa đồ án và trình bày như thế.”
Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân
Diện, sự việc này thể hiện sự hiểu biết về văn hóa rất là thấp kém, thể hiện sự
sùng bái quá đáng, nó là sự xúc phạm lớn đến cả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và cả
ông Hồ Chí Minh. Ông nói tiếp:
“Tôi
cho rằng những người vẽ bức tranh này xứng đáng nhận những lời đàm tiếu của
thiên hạ, của mọi người. Ngoài ra, Thượng Tọa Thích Thanh Quyết là Phó Học Viện
Phật Giáo Việt Nam, người đã hồ hởi nhận bức tranh đó, theo tôi biết cũng là
người tư vấn ban đầu cho dự án vẽ bức tranh này, xứng đáng nhận lời chê trách,
phê bình và khinh bỉ của mọi người.”
Tin cho biết, bức tranh
“Đạo Pháp và Dân Tộc” có chiều cao 2 m, chiều ngang 4,2 m, được thực hiện trên
chất liệu sơn mài với nguyên liệu sơn ta của Việt Nam và vàng thật 100%, thời
gian thực hiện kép dài 1 tháng, với sự tham gia của họa sĩ Ngô Hải Yến và 5 họa
sĩ khác.
Phát biểu tại Lễ công bố
bức tranh, Thượng tọa Thích Thanh Quyết cho biết:
“Toàn
bộ bức tranh là trí tuệ, chất liệu tâm huyết của người Việt Nam vẽ Đức Phật và
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm nay ngày sinh của đức Phật và chủ tịch Hồ Chí Minh
lại trùng nhau, hiếm có ngày nào như vậy, vì vậy tâm thành của các cư sĩ Phật
tử, tri thức và các hoạ sĩ đã vẽ một bức tranh đặc biệt như vậy.”
Tuy nhiên từ Đà Nẵng, Hòa
thượng Thích Thiên Phúc lại bày tỏ sự không đồng tình:
“Lắm
lúc mình nói thì cũng không hay cho lắm, nhưng thực chất vẽ như vậy là không
đúng. Thứ nhất các nhà hội họa, tầm cỡ họ nhìn không rõ ràng và sắc nét, bởi vì
có vẽ gì thì nội dung họ muốn được phong phú. Thứ hai đồng ý ông Hồ là vị lãnh
tụ quốc gia, nhưng ổng ở tại thế gian mà, đâu có xuất gia, làm sao so sánh với
Đức Phật. Đức Phật là xuất thế gian, mình là tại thế gian. Đức Phật thì tầm cỡ
năm châu bốn bể, mình chỉ tầm cỡ quốc gia, ý thức hệ được lòng dân thì 5, 7
chục năm, 100 năm, không được thì còn ít hơn. Từ ngàn xưa đã như thế, Đức Phật
đã hơn 25 thế kỷ rồi, ông Hồ làm sao ngang hàng được.”
Hòa thượng Thích Thiên
Phúc cho rằng, các thầy, các sư là người xuất gia không nên tô son đánh phấn
một cách sai trái văn hóa, sai trái về lịch sử Phật Giáo từ ngàn xưa đến giờ.
Theo ông, ý thức hệ thì sẽ mai một, không trường tồn, chế độ nào cũng tuyên bố
muôn năm, nhưng thực chất không muôn năm. Ông dẫn chứng, Phật Giáo không cần
nói muôn năm, nhưng Phật Giáo vẫn tồn tại trong lòng dân tộc. Ông cho rằng, Đạo
Pháp là của dân tộc chứ không của riêng một ý thức hệ nào cả.
Hòa Thượng Thích Không
Tánh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, nhận định:
Đồng
ý ông Hồ là vị lãnh tụ quốc gia, nhưng ổng ở tại thế gian mà, đâu có xuất gia,
làm sao so sánh với Đức Phật. Đức Phật là xuất thế gian, mình là tại thế gian.
Đức Phật thì tầm cỡ năm châu bốn bể, mình chỉ tầm cỡ quốc gia.
-Hòa thượng Thích Thiên Phúc
-Hòa thượng Thích Thiên Phúc
“Những
vị Tu sĩ Phật Giáo mà thực chất họ là những đảng viên cộng sản, nên đương nhiên
họ bị lệ thuộc hoàn toàn vào đảng và nhà nước. Họ ca ngợi ông Hồ chỉ vì quyền
lợi của họ mà thôi. Những ‘đảng sư’, những nhà sư ủng hộ đảng và nhà nước, thì
vốn từ lâu họ cũng tôn thờ, coi ông Hồ Chí Minh như Bồ Tát, coi như Phật cho
nên họ làm vậy cũng là bình thường đối với họ. Nhưng làm đau lòng những chức
sắc tôn giáo, những phật tử chân chính, rất là đau đớn.”
Theo Hòa Thượng Thích
Không Tánh, những vị sư không còn đi theo đúng đường hướng của Đức Phật thì
đương nhiên họ cũng không cần biết đúng hay sai, miễn sao họ được hưởng lợi.
Cho nên theo ông, họ mới có những hành động tung hê, lấy lòng một cách lộ liễu
như vậy.
Còn Hòa thượng Thích
Thiên Phúc thì cho rằng, đã là con nhà Phật, đã cát ái từ thân xuất gia, thì
không thể làm như thế được. Ông cho biết, khi nhìn bức tranh vẽ như thế,
nhìn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhìn các vị ‘Họ Nô’, ông đã xót xa cho Phật Giáo
vô cùng.
Đối với thực tế lâu nay có
tình trạng đưa tượng bán thân của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh vào trong các ngôi
chùa để thờ cạnh Đức Phật, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, cho rằng điều này phản ánh
một tín ngưỡng, một tâm thế của xã hội Việt Nam, có một cái gì đấy bất ổn về
mặt tâm linh.
No comments:
Post a Comment