Chuỗi cung ứng đảo lộn
Nguyễn Xuân Nghĩa
2019-05-14
2019-05-14
Trận
thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đi vào giai đoạn căng thẳng nhất với các
biện pháp trả đũa hai bên tung ra gần như hàng ngày sẽ được áp đặt vào thời
gian tới. Trong bối cảnh đó, chuỗi cung ứng hàng hóa và giá trị sản xuất giữa
các nước đang có thay đổi lớn, Việt Nam sẽ ở vào vị trí nào, và hưởng lợi ra
sao? Diễn đàn kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện này.
Việt Nam: giải pháp thay
thế?
Nguyên
Lam: Ban
Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế
Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, như diễn đàn này đã dự báo, trận chiến thương mại
giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc còn kéo dài chứ chưa dứt và nay đang lên tới một cao
độ mới sau các quyết định trả đũa giữa đôi bên. Người ta đặc biệt chú ý là
trong ngày Thứ Hai 13 tháng năm vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump hai lần
nhắc tới Việt Nam, trên trương mục Twitter và khi tiếp xúc với báo chí bên Thủ
tướng Hungary, như một giải pháp thay thế thị trường Trung Quốc. Ông nghĩ sao
về biến chuyển này?
Nhờ
ưu điểm tự do, Hoa Kỳ phát triển mạnh về tư tưởng, kinh tế lẫn quân sự. Còn
Trung Quốc lụn bại sau mấy thế kỷ duy trì hệ thống kinh tế chính trị lạc hậu
nay muốn tìm lại vị trí cường quốc của mình. Vì vậy, mâu thuẫn giữa hai nước từ
hai bờ Thái Bình Dương tất nhiên xảy ra, và rút tỉa các bài học thất bại quân
sự, Hoa Kỳ chọn trận địa chiến là kinh tế thay cho quân sự.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: -
Tôi thiển nghĩ ông Trump trễ mất vài năm khi nhắc tới Việt Nam như một giải
pháp điền thế cho giới đầu tư khi họ rút khỏi thị trường Trung Quốc vì thật ra
điều ấy đã xảy ra từ lâu, mà trong giới đầu tư trực tiếp cũng có các nhà đầu tư
từ Trung Quốc. Còn lại, Việt Nam tính sao trước cục diện mới là điều chúng ta
cần tìm hiểu kỳ này…
- Trước hết, Hoa Kỳ là
siêu cường rất trẻ nếu so với các cường quốc hay Đế quốc xuất hiện trước đó
trên thế giới. Nhờ ưu điểm tự do, siêu cường này phát triển mạnh về tư tưởng,
kinh tế lẫn quân sự. Nhưng vì quá trẻ nên mắc bệnh lạc quan, tưởng mình muốn
làm gì ở nơi nào cũng được, rồi sau đó hốt hoảng bi quan và tái phối trí ưu
tiên cùng phương tiện sau khi căng mỏng lực lượng ra khắp nơi và hụt hơi. Còn
Trung Quốc lụn bại sau mấy thế kỷ duy trì hệ thống kinh tế chính trị lạc hậu
nay muốn tìm lại vị trí cường quốc của mình. Vì vậy, mâu thuẫn giữa hai nước từ
hai bờ Thái Bình Dương tất nhiên xảy ra, và rút tỉa các bài học thất bại quân
sự, nhiều lắm, Hoa Kỳ chọn trận địa chiến là kinh tế thay cho quân sự.
Nguyên
Lam: Ông
cho rằng trận thương chiến giữa hai cường quốc kinh tế từ hai bờ Thái Bình
Dương hiện nay là giải pháp thay thế cho đụng độ quân sự?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: -
Hoa Kỳ đã thất bại trong Chiến tranh Cao Ly 1950-1953 và Chiến tranh Việt Nam,
chưa kể nhiều nơi khác trong hơn 70 năm qua, nên đã trưởng thành hơn xưa. Thứ
hai, cũng do tinh thần lạc quan đến độ chủ quan, nhiều thế hệ lãnh đạo Hoa Kỳ
còn tưởng kinh tế thị trường tất nhiên dẫn đến chính trị dân chủ và việc hợp
tác để trợ giúp Trung Quốc khiến cường quốc này sẽ thành quốc gia biết điều
cùng tham gia giải quyết các vấn đề của thế giới. Một quốc gia tiên tiến về
kinh tế như Hoa Kỳ bên một nước đông dân có nhân công rẻ như Trung Quốc là sự
hội nhập lý tưởng. Do đó, chuỗi cung ứng toàn cầu hình thành giữa các nước cùng
tham dự tiến trình tạo thêm giá trị kinh tế. Nhưng nay sự thể đổi khác trước
mắt chúng ta vì Trung Quốc không hành xử như Hoa Kỳ trông đợi và các doanh
nghiệp Mỹ đang thấy ra điều ấy. Họ rút khỏi trị trường Trung Quốc vì hết còn
lời như xưa và trận thương chiến sẽ tăng tốc hiện tượng triệt thoái ấy. Đấy
cũng là cơ hội cho Việt Nam.
Nguyên
Lam: Ông
vừa nói Tổng thống Donald Trump trễ mất vài năm khi nhắc tới Việt Nam như một
giải pháp thay thế cho thị trường Trung Quốc. Xin đề nghị ông giải thích chuyện
này cho thính giả của chúng ta.
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: -
Từ nhiều năm trước khi ra tranh cử tổng thống, doanh gia Donald Trump đã thấy
Trung Quốc trục lợi và Hoa Kỳ bị thiệt khi buôn bán với nhau. Sau khi đắc cử,
ông muốn cải sửa chuyện đó và chọn trận địa mậu dịch là nơi có lợi nhất cho
nước Mỹ vì Hoa Kỳ không lệ thuộc vào ngoại thương như Trung Quốc dù rằng chiến
tranh mậu dịch tất nhiên gây tổn thất cho cả hai.
- Tôi lấy một thí dụ về
sự tình của ngày Thứ Hai 13 vừa qua, khi truyền thông loan tin rằng các thị
trường cổ phiếu toàn cầu đã mất giá chừng ngàn tỷ đô la vì Bắc Kinh dọa áp thuế
trên 60 tỷ đô la hàng hóa của Mỹ bán vào Trung Quốc. Đấy là sự nông cạn điển
hình vì trị giá của doanh nghiệp Mỹ có thể mất 700 tỷ, chứ giới đầu tư quốc tế
đã rút một ngàn tỷ 900 triệu đô là khỏi thị trường Trung Quốc.
- Điều đáng nói là sau 30
năm tăng trưởng mạnh, kinh tế và dân số Trung Quốc cũng thay đổi khiến ưu thế
dân số đông và nhân công rẻ hết còn như xưa. Kinh tế xứ này không còn một “công
xưởng toàn cầu” và giới đầu tư quốc tế đã phải tìm nơi thay thế là các nền kinh
tế đông dân có nhân công rẻ hơn Trung Quốc trong khi Bắc Kinh ra sức leo lên
một trình độ sản xuất cao hơn, với công nghệ hay “thuật lý” tiên tiến, theo
phương pháp bất chính như ăn cắp hay ăn cướp đang bị Hoa Kỳ khiếu nại và truy
tố. Vì vậy, từ năm năm về trước, giới đầu tư quốc tế đã tìm hơn chục bãi đáp
khác, như Bangladesh, Mexico, Malaysia hay Việt Nam và riêng số lượng đầu tư
của Mỹ vào thị trường Trung Quốc đã giảm từ năm 2016.
Việt Nam hưởng lợi từ
thương chiến?
Nguyên
Lam: Thưa
ông, nếu vậy thì ta có nên kết luận rằng kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi trong
trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hay không?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: -
Chúng ta nên nhìn theo hai giác độ ngắn hạn và dài hạn và tôi thiển nghĩ rằng
Việt Nam cũng đã thấy ra điều ấy. Trước mắt thì Việt Nam có lợi khi chuỗi cung
ứng toàn cầu có thay đổi và đầu tư trực tiếp của nước ngoài sẽ chọn thị trường
Việt Nam làm bãi đáp thay thế Trung Quốc, nhưng lợi nhiều hay ít thì còn tùy
vào khả năng tiếp nhận và khai thác của Việt Nam vì yếu tố quan trọng nhất vẫn
là năng suất và tay nghề của nhân công xứ này. Thứ hai, cũng thuộc về ngắn hạn
thì Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Chính quyền Donald Trump có biệt nhãn với Việt
Nam nên lặng lẽ yểm trợ các hoạt động công thương nghiệp dù bộ máy hành chính
công quyền Mỹ vừa nhắc tới nạn lũng đoạn hối đoái hay thao túng tiền tệ, là tìm
lợi thế nhờ tỷ giá thấp của đồng bạc Việt Nam so với đô la Mỹ. Chúng ta không
quên rằng nước nào cũng có chính sách kích thích kinh tế với hậu quả là sai
biệt về lãi suất và phân lời sẽ làm đồng bạc của mình rẻ hơn so với ngoại tệ
phổ biến nhất là Mỹ kim… Chính Tổng thống Mỹ cũng còn muốn Ngân hàng Trung ương
Hoa Kỳ tham gia trận thương chiến bằng cách hạ lãi suất cơ bản khi Bắc Kinh sẽ
lại bơm thêm tiền để kích thích kinh tế cho thấy sự thể đó. Nhưng việc Việt Nam
được Hoa Kỳ nhắc tới như một quốc gia có thể chiếm lợi thế ngoại hối là một sự
quảng cáo bất ngờ!
Trận
thương chiến Mỹ-Hoa sẽ kéo dài, có tính chất đa diện và, như trong mọi trận
chiến, thể nào cũng có tổn thất. Tổn thất toàn cầu là sự sút giảm trong luồng
ngoại thương giữa các nước, sau đó là đà tăng trưởng toàn cầu. Nằm giữa chuỗi
cung ứng đó, Việt Nam cũng sẽ bị chi phối, khi kinh tế quá lệ thuộc vào xuất
nhập khẩu và đầu tư trực tiếp của quốc tế là những nhược điểm quan trọng nhất
của Việt Nam, chưa nói tới giáo dục và đào tạo.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyên
Lam: Thưa
ông, đó là về chuyện ngắn hạn, chứ trong dài hạn thì sự thể sẽ ra sao?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: -
Tôi nghĩ trận thương chiến Mỹ-Hoa sẽ kéo dài, có tính chất đa diện và, như
trong mọi trận chiến, thể nào cũng có tổn thất. Tổn thất toàn cầu là sự sút
giảm trong luồng ngoại thương giữa các nước, sau đó là đà tăng trưởng toàn cầu.
Nằm giữa chuỗi cung ứng đó, Việt Nam cũng sẽ bị chi phối, khi kinh tế quá lệ
thuộc vào xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp của quốc tế là những nhược điểm
quan trọng nhất của Việt Nam, chưa nói tới giáo dục và đào tạo.
- Chuyện kế tiếp và quan
trọng hơn vậy là vai trò đầu tư trực tiếp của Trung Quốc. Các doanh nghiệp xuất
khẩu xứ này sớm hiểu ra sự thể khi thương chiến bùng nổ từ 10 tháng trước nên
đã cố tìm giải pháp thay thế, là đầu tư vào các nền kinh tế trong khu vực Đông
Nam Á như Thái Lan, Cam Bốt hay Việt Nam. Mục tiêu của họ là vẫn xuất khẩu hàng
hóa vào Mỹ nhưng không dưới nhãn “Made in China”. Khi đã tuyên chiến về thương
mại với Trung Quốc, Hoa Kỳ tích cực canh chừng chuyện đó nên Việt Nam cần thận
trọng để khỏi là một nước ngầm xuất khẩu hàng Trung Quốc dưới thương hiệu của
mình.
Nguyên
Lam: Thưa
ông, chúng ta có thể kết luận như thế nào về biến cố quá phức tạp
này?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: -
Tôi nghĩ rằng chúng ta đang chứng kiến một sự đổi thay lớn kể từ 40 năm nay,
khi Hoa Kỳ bắt đầu xét lại đối sách thân hữu của mình với Trung Quốc và mâu
thuẫn đa diện giữa đôi bên ngày càng lan rộng có thể kéo dài nhiều năm. Điều
tích cực là hai nước đều nói rất mạnh nhưng chẳng muốn có chiến tranh. Điều
tiêu cực là trận chiến kinh tế này sẽ lây lan qua nhiều lĩnh vực và ảnh hưởng
đến các nước khác, trong đó có Việt Nam. So với thời 1979, thì Việt Nam có ưu
thế là đã cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ về nhiều mặtt, nhưng chưa thể thoát vòng
lệ thuộc vào Trung Quốc từ những năm 1989 trở về sau. Thuần về kinh tế thì lãnh
đạo Việt Nam nên khai thác ưu thế đó cho người dân của mình và đấy mới là nền
tảng của một kế hoạch kinh tế trường kỳ. Nền tảng đó không nên là nằm giữa hai
trục Hoa Kỳ và Trung Quốc mà cần mở rộng qua các cường quốc kinh tế và khoa học
kỹ thuật trong một chuỗi cung ứng đa diện, như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan và
cả Ấn Độ. Các quốc gia này thật ra cũng không an tâm trước tham vọng bành
trướng của Trung Quốc mà cũng chẳng tin vào khả năng ứng phó lâu dài của nước
Mỹ.
Nguyên
Lam: Ban
Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân
Nghĩa về bài phỏng vấn tuần này.
No comments:
Post a Comment