Bạch Hồng Quyền trả lời phỏng vấn RFA
ngay khi đặt chân đến Canada
RFA
2019-05-03
2019-05-03
Nhà hoạt động môi trường
vừa đáp chuyến bay đến sân bay Toronto tại Canada vào sáng ngày 3/5. Ngay sau
khi về nhà, anh có dành cho RFA buổi phỏng vấn nói rõ hơn về hoàn cảnh của anh
trong thời gian qua.
RFA: Trong thời gian
2 tuần lễ ở Trung tâm tạm giữ người nhập cư của Thái Lan (IDC) tại Bangkok anh
bị giam chung với ai? Có những ai đến tiếp xúc?
Bạch
Hồng Quyền: Trong
khoảng thời gian 2 tuần tôi bị giam giữ tại IDC, tôi rất may mắn được ở buồng
giam của anh Phan Thanh Hiền Sỹ, người bị bắt và giam trong tù IDC 20 năm. Theo
luật của IDC, những người đi định cư nước thứ 3 mà nhập cảnh bất hợp pháp ở
Thái sẽ phải vào IDC giam giữ ít nhất 4 tuần. Khi tôi vào được 3 ngày bên phía
Đại Sứ Quán Việt Nam vào hỏi IDC thông tin của tôi, xem tôi có vào đó chưa và
xin thông tin của tôi, cũng như số IDC của tôi khi bị giam tại đây. Sau đó một
tuần, vào thứ ba tuần trước, phía Đại Sứ Quán Việt Nam có đưa giấy cho cảnh sát
Thái làm việc tại IDC. Cảnh sát Thái mang giấy giống như giấy thăm gặp đưa lên
buồng tôi đang bị giam để xuống gặp Đại Sứ Quán Việt Nam.
Khi xuống gặp Đại Sứ Quán
Việt Nam tại IDC, gặp được khoảng 1 phút thì nhân viên của UNHCR thường trực
tại IDC đưa tôi vào phòng làm việc của UNHCR để hỏi về thông tin tại sao bên
Đại Sứ Quán Việt Nam vào đó làm việc và họ gặp tôi để tìm hiểu thông tin gì.
Trong khoảng 1 phút gặp
người tên Ngọc, đại diện của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Thái Lan, họ hỏi tôi sống
ở buồng giam đó thế nào và khi nào đi Tây. Chỉ kịp hỏi 2 câu đó thì nhân viên
UNHCR đưa tôi vào văn phòng UNHCR tại IDC.
RFA: Khi anh ở trong
IDC, bên ngoài có tin là chính phủ Hà Nội có yêu cầu Thái Lan trục xuất anh về
Việt Nam; anh nghĩ gì về thông tin này?
Bạch
Hồng Quyền: Không
chỉ khi tôi vào IDC mới có thông tin bên phía Việt Nam muốn hợp tác với bên
Thái Lan muốn đưa tôi về Việt Nam. Những người bạn, những người làm trong các
tổ chức nhân quyền đã cho tôi biết thông tin đó trước đó.
Khi vào IDC tôi thật sự
lo lắng chuyện có thể bị dẫn độ về Việt Nam. Tôi biết trước là khi bước chân
vào đó, tỷ lệ đi định cư nước thứ 3 và bị dẫn độ về Việt Nam là 50/50. Đến khi
tôi vào đó, tôi biết được thông tin Đại sứ quán Việt Nam hỏi cảnh sát làm việc
tại IDC về thông tin của tôi và sau buổi gặp, tôi có cảm giác chuyện bị dẫn độ
về Việt Nam có vẻ nguy hiểm hơn nữa. Tôi thật sự lo lắng.
Đến ngay sau khi Đại sứ
quán Việt Nam gặp được 2 ngày thì UN đưa cho tôi thông báo từ IOM lịch đi ngày
2/5. Nếu đúng lịch của tôi mà IOM thông báo là 29/5 tôi mới được đi, nhưng rất
may mắn là có thể tôi bị dẫn độ về Việt Nam thì bên phía IOM cũng như UN thúc
đẩy nhanh hồ sơ của tôi và tôi được định cư qua nước thứ 3 là Canada và hiện
tại tôi đang ở Canada.
RFA: Trước khi được
vào IDC anh phải đi tránh như thế nào; nhất là sau khi công bố thư kêu cứu?
Bạch
Hồng Quyền: Từ
ngày 1/3, sau khi cảnh sát Thái tới nhà tìm hiểu về thông tin của
tôi thì ngay hôm đó tôi đã phải trốn tránh rồi chứ không phải đến khi thư kêu
cứu là ngày 8/3. Thời gian đó tôi phải liên tục chuyển những condo mà tôi thuê
để tránh sự truy tìm của phía an ninh Việt Nam cũng như một số cảnh sát bị tha
hóa tại Thái Lan.
Khi trốn tránh như vậy
thì hoàn cảnh thật sự khó khăn. Đi lại cũng phải tìm cách cải trang để người
khác không nhận biết được mình, hay tránh những camera ngoài đường hay những
khu trung tâm, đường tàu điện mình đi.
May mắn rằng hiện tại tôi
đã đến Canada và tôi được đặt chân đến xứ sở tự do, tôi không phải lo lắng như
thời gian đó nữa.
RFA: Hiện thông tin
blogger Trương Duy Nhất bị giam ở trại T16, Thanh Xuân Hà Nội được gia đình và
thân hữu ông Nhất ở Việt Nam xác nhận, anh nhận định gì về trường hợp ông Nhất
bị mật vụ Việt Nam sang tận Thái Lan bắt cóc đưa về Việt Nam?
Bạch
Hồng Quyền: Tiền
sử trước đây đã có mật vụ Việt Nam sang tận Berlin bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh
tại giữa trung tâm Berlin như vậy thì việc an ninh Việt Nam đưa người sang một
đất nước trong khối ASEAN bắt cóc ông Trương Duy Nhất, một blogger lên tiếng
cho những bất công xã hội hay những thông tin nội bộ đấu đá của phía chính
quyền Việt Nam thì tôi thấy không có gì bất ngờ.
Qua việc bắt cóc như vậy
sẽ ảnh hưởng đến thanh danh cũng như thể diện của một chính thể, một đất nước
độc tài. Tôi thấy chính quyền Việt Nam bất chấp tất cả để đạt được mục đích.
Qua việc bắt cóc anh Trương Duy Nhất như vậy, tôi thấy tôi trốn tránh để thoát
bị bắt cóc và được an toàn đến ngày hôm nay thì đó là cái tôi may mắn hơn anh
Trương Duy Nhất, vì anh Trương Duy Nhất không may mắn đã chạy qua đây nộp hồ sơ
tị nạn để chờ đi định cư nước thứ ba để được an toàn nhưng bị phía chính quyền
Việt Nam bắt cóc như vậy.
RFA: Anh có chia sẻ
gì về một số thông tin liên quan những người gặp gỡ ông Trương Duy Nhất khi đến
Thái Lan và nộp đơn xin qui chế tỵ nạn tại cơ quan Liên Hiệp Quốc ở Bangkok?
Bạch
Hồng Quyền: Bắt
đầu anh Trương Duy Nhất đến Thái Lan thì tôi là người đón anh ở khu vực gần sân
bay Donmuong tại Thái. Sau đó tôi có thuê cho anh Trương Duy Nhất một khách sạn
gần nhà vì anh mới qua không biết tiếng, anh cũng muốn ở gần tôi có việc gì tôi
chạy qua giúp đỡ. Trong khoảng gần một tuần ở khách sạn, tôi có đưa anh Trương
Duy Nhất đi nộp hồ sơ tị nạn tại UNHCR.
Ngày đầu anh Nhất đến
Thái 20/1, tối hôm đó có trận đấu giữa Việt Nam và Jorrdan thì anh Nhất có ngồi
nhà tôi và xem đá bóng. Sau buổi đá bóng thì anh Cao Lâm, một người giúp những
người tị nạn tại Thái Lan có đến nhà tôi. Không biết vì lý do gì anh đến nhưng
khi đến anh có gặp anh Trương Duy Nhất. Trong buổi gặp đó vì tôi không tực tiếp
có mặt ở đó mà hai người ngồi nói chuyện với nhau về thông tin gì thì tôi không
rõ nhưng sau đó có một vài thông tin, hình ảnh anh Trương Duy Nhất gặp những
người lạ, mà tôi không biết là ai.
Tôi nghĩ là khá nhiều
người gặp anh Trương Duy Nhất ở đây và biết thông tin anh đến Thái Lan. Tôi
nghĩ đó là những sơ hở khiến anh Trương Duy Nhất bị bắt cóc tại Thái Lan.
RFA: Mong muốn hiện
nay của anh là gì?
Bạch
Hồng Quyền: Mong
muốn lớn nhất của tôi hiện nay tôi nghĩ về người bạn đồng hành của tôi là anh
Hoàng Bình, người cùng đồng hành với tôi một thời gian khá dài khi đòi quyền
lợi cho người dân bị ảnh hưởng do Formosa gây ra tại 4 tỉnh miền Trung; những
người bạn đang đấu tranh tại Việt Nam đang gặp nguy hiểm; cũng như chị Thúy Nga
đang bị giam cầm mà Phú và Tài (con chị Nga) đang phải sống với ba nó một cách
thật sự khó khăn. Tình cảm người mẹ dành cho con là quan trọng nhất nhưng phía
chính quyền Việt Nam bất chấp bắt và giam giữ chị Thúy Nga để chia lìa tình cảm
mẹ con. Thật sự tôi mong muốn họ tiếp tục cố gắng vượt qua những khó khăn hiện
tại để đấu tranh cho Việt Nam có dân chủ, nhân quyền.
Tôi cũng không quên những
người tị nạn tại Thái Lan tôi đã từng gặp. Có rất nhiều những hoàn cảnh khó
khăn như lúc đầu tôi có nhắc đến trường hợp anh Phan Thanh Hiền Sỹ, người đã bị
giam giữ ít nhất 20 năm mà không được qua nước thứ ba, cũng không thể hồi hương
vì việc anh làm trước đây đối với chính quyền Việt Nam.
Thật sự tôi mong các tổ
chức quốc tế, những nước có thể giúp cho người Việt tị nạn tại Thái Lan bằng
cách này hay cách khác có thể giúp đỡ họ để họ được định cư ở nước thứ 3.
Qua đây tôi cũng xin gửi
lời cám ơn đến VOICE, VOICE Canada, Human Rights Watch, UNHCR tại Thái Lan,
chính phủ Canada, Đại sứ quán Canada tại Thái Lan, các đài, báo quốc tế đã lên
tiếng cho tôi trong thười gian mà tôi tị nạn tại Thái gặp nguy hiểm khoảng 3
tháng trở lại đây. Tôi xin chân thành cám ơn.
RFA: Xin cám ơn anh Bạch Hồng
Quyền đã dành cho RFA buổi phỏng vấn hôm nay.
Tin,
bài liên quan
No comments:
Post a Comment