Nhạc
sĩ Văn Cao với Bến Xuân
"Bến
xuân" là ca khúc được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1942 để dành tặng một
thiếu nữ Hải Phòng mà ông từng thầm yêu trộm nhớ nhưng không thể tiến tới hôn
nhân.
Bến
xuân là
một trong những sáng tác nổi tiếng của cố nhạc sĩ Văn Cao, đồng thời cũng là ca
khúc về mùa xuân được nhiều người yêu thích.
Giai
điệu nhẹ nhành, tình tự cùng ca từ lãng mạn, giàu chất tự sự, khiến bài hát dù
đã ra đời được tròn 75 năm vẫn được nhiều ca sĩ lựa chọn để thể hiện.
Văn
Cao viết Bến xuân trước khi gặp Phạm Duy
Trước
đây, nhiều người nghĩ rằng Bến xuân là ca khúc do nhạc sĩ Văn
Cao và nhạc sĩ Phạm Duy đồng sáng tác. Trong bài viết giới thiệu ở từ điển mở
Wikipedia cũng có nội dung: "Bến xuân là tên một ca khúc hợp
soạn của nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Phạm Duy vào năm 1942”.
Tuy
nhiên, họa sĩ Văn Thao, con trai cả của nhạc sĩ Văn Cao, đồng thời cũng là
người nắm giữ nhiều tư liệu nhất về tác giả Tiến quân ca khẳng
định cha ông sáng tác ca khúc này trước khi gặp người bạn Phạm Duy.
“Năm
1944, Phạm Duy theo gánh hát Đức Huy, một gánh hát cải lương đi từ trong Nam ra
Bắc. Ông gây ấn tượng trên sân khấu bởi phong cách thư sinh với áo sơ mi trắng,
vừa ngồi gảy đàn vừa hát" – họa sĩ Văn Thao mở đầu cuộc trò chuyện.
Một
lần gánh hát Đức Huy đến Hải Phòng biểu diễn và Phạm Duy gây ấn tượng khi vừa
chơi guitar, vừa hát bài Buồn tàn thu của Văn Cao. Phạm Duy
không hề biết rằng, lúc đó Văn Cao cũng đang sống ở Hải Phòng.
Bạn
bè của Văn Cao là Trần Liễn, Doãn Tòng đi xem hát về kể lại ngay với tác
giả Suối mơ: “Có một tay ca sĩ trẻ hát bài Buồn tàn thu của
mày rất hay”. Văn Cao khá nhạc nhiên và quyết định đi nghe Phạm Duy hát.
Sau
đêm hôm đó, một người bạn đã dẫn Phạm Duy đến nhà Văn Cao ở góc bến Bính, Hải
Phòng. Và tình bạn của hai người bắt đầu từ đó. Phạm Duy lưu lại xứ hoa phượng
đỏ một thời gian và có nhiều dịp trao đổi về âm nhạc với tác giả Buồn
tàn thu.
Văn
Cao khuyên Phạm Duy nên đi vào nghiệp sáng tác, chứ không chỉ là một ca sĩ du
ca. Phạm Duy đồng ý và quyết tâm trở thành một nhạc sĩ. Những nốt nhạc đầu tiên
do Phạm Duy có sự góp ý, trao đổi của người bạn Văn Cao.
Từ
khi bắt đầu tình bạn, rất nhiều bài hát do mình sáng tác, Văn Cao đã đưa cho
Phạm Duy thể hiện như Suối mơ, Trương Chi, Thiên thai và đặc
biệt là Bến xuân.
“Hai
người rất thân nhau. Sau này, khi sáng tác, Phạm Duy có nhiều bài ảnh hưởng bởi
phong cách viết của Văn Cao. Điều này chính Phạm Duy cũng công nhận. Do vậy,
nhiều người nhầm tưởng Bến xuân sáng tác của cả hai người
nhưng kỳ thực không phải”, họa sĩ Văn Thao giải thích.
Bóng
hồng là một người đẹp Hải Phòng
Vậy Bến
xuân ra đời như thế nào?
Đây
là ca khúc được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác để dành tặng một thiếu nữ mà ông từng
thầm yêu trộm nhớ. Đó là một người đẹp Hải Phòng, con của một nhà thầu giàu có,
rất yêu âm nhạc và có giọng hát hay. Nàng cảm mến những sáng tác của Văn Cao,
đồng thời cũng dành cho tác giả một tình cảm đặc biệt.
Người
đẹp đó là Hoàng Oanh, một thiếu nữ Hải Phòng. Sau một lần đầu tiên và duy nhất
được Hoàng Oanh đến thăm, Văn Cao đã cảm tác lên những câu mở đầu đầy thơ mộng
của bài Bến Xuân: "Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước, Em đến tôi một
lần...". Hoàng Oanh là nữ ca sĩ, đầu thập niên 1940 đến thăm Văn Cao ở bến
đò Rừng
Họa
sĩ Văn Thao cho biết nhưng trớ trêu thay, hai người bạn thân của Văn Cao thời
điểm đó là ca sĩ Kim Tiêu và nhạc sĩ Vũ Quý đều đem lòng yêu cô gái này. Vì Văn
Cao có tính cách nhút nhát nên hai người bạn kia không hay biết chuyện của Văn
Cao và cô gái. Họ thậm chí còn nhờ Văn Cao sáng tác để dành tặng cô gái đẹp
nhiều bài thơ.
Không
lâu sau, một trong hai người bạn của nhạc sĩ Văn Cao ngỏ ý muốn tiến tới quan
hệ hôn nhân với người con gái đẹp xứ Hải Phòng. Người con gái, vì muốn biết
tình cảm thực sự của Văn Cao đã trốn gia đình tìm đến nhà tác giả để tìm câu
trả lời.
Nhưng
lúc cô gái đến, Văn Cao vẫn còn đang mặc quần đùi, áo may ô, ngồi bơm nước.
Thấy người đẹp thì lúng túng, xấu hổ, vội vàng đi lấy quần áo dài mặc. Nhưng
cuộc gặp gỡ hôm đó cũng chỉ diễn ra trong im lặng. Cô gái chờ đợi một lời hẹn
từ nam nhạc sĩ nhưng đáp lại chỉ là ánh mắt rụt rè.
“Bên
cạnh sự nhút nhát. Lúc đó gia đình ông bà nội đang nghèo, bố tôi lại chưa có
điều kiện kinh tế để lấy vợ, lại là đến với con gái một nhà giàu có nên có thể
ông sợ” – con trai trưởng nhạc sĩ Văn Cao tiết lộ.
Cuộc
tình không có kết quả, bao nhiêu cảm xúc dồn nén trong lòng, Văn Cao đã
viết Bến xuân với câu hát nổi tiếng “Nhà tôi bên chiếc cầu soi
nước, em đến thăm một lần”. Bến xuân được hiểu là bến Bính (Hải
Phòng) vào mùa xuân. Sau này câu hát “em đến tôi một lần” được anh em tếu táo
thay đổi là “Oanh đến thăm một lần”, Oanh là tên của người con gái đó.
Như
vậy, bài Bến xuân được Văn Cao sáng tác cho riêng một cuộc
tình không thành của mình. Sau này, ca khúc được đổi tên thành Đàn chim
Việt vì những lý do khác nhau.
Nhạc
sĩ Phạm Duy, người bạn tri âm tri kỷ của Văn Cao rất thích ca khúc này. Ông đã
mang nó đi biểu diễn trên sân khấu khắp cả nước. Điều đặc biệt là Phạm Duy cũng
biết mối tình đó và ông đã thêm một số lời vào đoạn 2 trong ca khúc của bạn.
Bến Xuân với tiểng hát
Khánh Ly
No comments:
Post a Comment