BÁO
CÁO LIÊN BANG
Vũ Linh
TT Trump hôm thứ tư vừa qua, đã cho biết ông
sẽ đọc Báo Cáo Tình Trạng Liên Bang “tại quốc hội” đúng ngày 29 tháng Giêng này. Trước đó, bà chủ tịch Hạ
Viện đe dọa sẽ không mời tổng thống đọc báo cáo, viện cớ ‘an ninh không bảo
đảm’. Ngay sau đó, một vài thượng nghị sĩ đã đề nghị TT Trump đọc báo cáo tại
Thượng Viện.
Ngay sau khi TT Trump loan tin ông sẽ đọc báo
cáo trước quốc hội, bà Pelosi đã cho biết bà sẽ không cho phép TT Trump đọc báo
cáo trước Hạ Viện và hủy bỏ buổi lễ báo cáo này. Đây là lần đầu tiên trong lịch
sử cận đại Mỹ đã xẩy ra chuyện này. Nhiều người đã ngạc nhiên không ngờ cuộc
chiến giữa TT Trump và bà chủ tịch Pelosi có thể đi đến tình trạng này chưa đây
một tháng sau khi đảng DC chiếm được Hạ Viện.
Tin giờ chót, TT Trump lại nhượng bộ, hoãn
ngày đọc báo cáo cho đến khi Nhà Nước mở cửa lại.
Nhượng bộ mới của TT Trump đặt phe DC và bà
Pelosi trước tình trạng khó khăn là nếu tiếp tục cứng rắn, sẽ lãnh đủ trách
nhiệm đóng cửa Nhà Nước trong khi TT Trump tiếp tục dựng cho mình hình ảnh một
người có thiện chí nhượng bộ liên tục để tìm giải pháp. Việc TT Trump trước đó
tuyên bố sẽ hoãn đọc báo cáo như thường dường như là cái bẫy và bà Pelosi đã
lọt vào ngay lập tức khi bà vội vã hủy buổi lễ, nhận trái banh vào bên sân bà
Pelosi. Dân Mỹ sẽ xem bà ứng phó ra sao trước ‘thiện chí’ nhượng bộ liên tục
của TT Trump.
CHUYỆN NHÀ NƯỚC ĐÓNG CỬA
Tin giờ chót, Thường Viện đã biểu quyết thông qua ngân sách mới cho
Nhà Nước có tiền để mở cửa lại cho đến ngày 15 tháng 2, trong đó không có ngân sách xây tường. Hạ
Viện cũng đã mau mắn thông qua và TT Trump đã ký. Nhà Nước sẽ mở cửa
lại Thứ Hai 28/2. Nhưng chỉ mở cửa
ba tuần trong khi hai bên thương thảo với nhau.
Đây lại là một nhượng bộ mới của TT Trump
trước tình trạng Nhà Nước đóng cửa quá lâu. Phe DC đã có dịp ca khúc khải hoàn
cho giải pháp vá víu tạm này, nhưng về lâu dài sẽ khó biện giải thái độ cứng
rắn trước những nhượng bộ liên tục của TT Trump và phe CH. Một lần nữa, TT
Trump đã lại thẩy trái banh qua sân của DC.
Trước đó, vì nhu cầu thiết yếu, TT Trump đã
ra lệnh ‘mở cửa’ sở thuế IRS lại, tức là ra lệnh cho 30.000 công chức IRS đi làm lại không lương.
Nhưng đã có tới 14.000 công chức ‘cáo ốm’ không đi làm lại vì không chịu làm
không lương. Việc này chứng tỏ nhiều người đã sai lầm, nghe theo TTDC nhất
quyết khẳng định TT Trump là thủ phạm đóng cửa Nhà Nước mà không hiểu vấn đề
không phải là đóng cửa hay không đóng cửa, mà là có ngân sách để trả lương công
chức hay không. Không có tiền trả lương, công chức không chịu đi làm, làm sao
Nhà Nước mở cửa được? Và sao đó lại là lỗi của TT Trump?
TT Trump mới đây đã lên TV đưa ra vài đề
nghị, hay chính xác hơn, là vài nhượng bộ như gia hạn sắc lệnh cho trẻ em DACA
tiếp tục ở Mỹ thêm 3 năm
nữa, xây hàng rào thay vì xây tường, gia tăng số quan tòa di trú để giải quyết
các đơn xin tỵ nạn nhanh hơn,... Ngay khi TT Trump chưa đọc xong bài diễn văn
thì bà chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi đã bác bỏ ngay tất cả các nhượng bộ của TT
Trump. Bà đòi hỏi ân xá trọn vẹn tất cả 800.000 trẻ em DACA, đưa ra lộ trình cấp công dân cho chúng
trước, rồi bà sẽ bàn chuyện xây hàng rào sau mà chẳng ai biết bà có chấp nhận
cho xây hay không. Nghĩa là bà đòi hỏi TT Trump nhượng bộ 100% trong khi bà nhượng bộ 0%.
Thái độ cứng rắn của bà Pelosi bảo đảm sẽ chỉ
đưa đến bế tắc vì chẳng nhượng bộ gì mà lại còn hung hãn hơn trước.
Nhiều báo và chính khách DC đã khuyến cáo bà
Pelosi không nên quá khích như vậy trước những nhượng bộ liên tục của TT Trump.
Nhưng dường như bà Pelosi vẫn đang hung hăng trong cơn say sóng trước chiến
thắng bầu cử mới đây của đảng DC cũng như của cá nhân bà, đắc cử làm chủ tịch
Hạ Viện.
Tân TNS Mitt Romney, một người đang nhẵm vai
trò lãng đạo khối chống Trump #NeverTrump, đã lên tiếng ca tụng các nhượng bộ và thiện
chí của TT Trump.
Báo cấp tiến Los Angeles Times đã lên tiếng
bác bỏ ngay các đề nghị mới của TT Trump. Báo này có một lý do rất quái lạ: TT
Trump nhượng bộ, có nghiã là lập trường của ông không vững chắc, ông là ngươi
chao đảo, hay tráo trở, không ai biết ông muốn gì nên không thể thương thuyết
gì được. Nếu kẻ nảy hiểu rõ thì trong các cuộc thương thuyết, theo LAT, bên nào
nhượng bộ thì bên đó là tráo trở, không thể tin được, không thể thương thuyết
được. Nếu vậy thì còn gì để thương thuyết nữa? Hai bên đều ‘đường ta, ta cứ đi
thôi’, phải không?
Trong câu chuyện di dân, một thăm dò mới nhất
của NPR/PBS, là hai cơ quan truyền thông không thân thiện gì lắm với TT Trump,
đã cho biết hậu thuẫn của TT Trump trong khối dân gốc La-Tinh trong một năm qua
đã tăng vọt 19 điểm, lên
tới 50%! Theo thăm dò này, lý
do quan trọng nhất là TT Trump đã mang lại công ăn việc làm cho khối dân này
đưa đến tình trạng tỷ lệ thất nghiệp trong khối dân gốc La-tinh xuống mức thấp
nhất từ mấy chục năm nay. Họ cũng ghiểu được việc cản di dân qua Mỹ làm lậu sẽ
giúp giữ mức lương của họ khỏi xuống quá thấp.
Đây là một vấn đề gai góc nhất cho đảng DC vì mất phiếu La-tinh
thì mọi hy vọng vào Nhà Trắng của DC sẽ thành mây khói. Việc này cũng giải
thích thái độ cực đoan của đảng DC hiện nay trong vấn đề DACA và xây tường: họ
nhất định chứng minh cho khối dân gốc La-tinh là họ ủng hộ khối dân này triệt
để.
TUYỂN LỰA CA SĨ DÂN CHỦ SÔI ĐỘNG
Chưa đầy một tháng sau khi các tân dân biểu
và nghị sĩ tuyên thệ nhậm chức, đảng Dân Chủ đã sôi sùng sục vì cuộc bầu cử
tổng thống hai năm nữa.
Chưa chi thì đã có tới 8 vị nhẩy vào cuộc rồi. Tuần trước, Diễn Đàn đã
bàn qua 4 vị, tuần này lại thêm 4 vị nữa. Nổi tiếng cũng có, vô danh cũng
không thiếu.
Có một anh Mỹ gốc Chú Ba nhẩy ra hứa hẹn sẽ
có kế hoạch bảo đảm mỗi người dân sẽ lãnh được 1.000 đô một tháng nằm nhà ăn BBQ coi football,
không phải làm gì đến mãn đời. Anh nào ngu dại đi làm thì sẽ được hân hạnh
đóng thuế đến tắt thở để nuôi những anh khôn ngoan không đi làm.
Và một anh đồng tính, thị trưởng một thành
phố South Bend với chưa tới 100.000
dân mà
quý vị phải coi bản đồ ba tiếng đồng hồ mới biết thành phố đó ở đâu, nhưng anh
ta khẳng định kinh nghiệm của anh ta dư thừa đẩ cai trị cả thế giới với
hơn 7.000.000.000 người.
Anh ta đi vận oộng tranh cử với ông ‘chồng’ đi cùng.
Một anh khác là giáo viên, ra tranh cử được
... vài ngày thì rút lui vì “sau khi suy nghĩ chín chắn, thấy không có hy vọng
đắc cử nào hết”.
Nghiêm chỉnh hơn là bà thượng nghị sĩ Kamala
Harris, là người mà ai cũng biết sẽ ra tranh cử từ mấy năm nay rồi. Bà Harris
có bố là người Jamaica gốc Phi Châu, mẹ là người Ấn Độ. Tên ‘Kamala’ có nghiã
là ‘Hoa Sen’ trong tiếng Phạn. Bà đắc cử thượng nghị sĩ Cali năm 2017, muốn theo con đường của TT Obama, làm hai
năm ở Thượng Viện là đã mất quá nhiều thời giờ rồi. Trước đó, bà là bộ trưởng
Tư Pháp của tiểu bang Cali. Theo thăm dò mới nhất, bà Harris có được 9% hậu thuẫn trong đảng DC, thua xa các cụ Biden
(26%), Sanders (16%), nhưng hơn bà Warren (6%). Nấu bà Harris tự tin, sẽ từ
chức thôượng nghị sĩ để đi tranh cử toàn thời. Nếu bà không từ chức, thì đó là
dấu hiệu bà có thể đã biết sẽ không có hy vọng, chỉ muốn ra tranh cử lấy tiếng
trong lần bầu tới.
Chương trình kinh bang tế thế của bà Harris không khác gì chương
trình của các chuẩn ứng viên DC khác: thay vì một nước Mỹ vĩ đại thì là một cái
bánh vẽ vĩ đại trong đó tất cả đều miễn phí. Quan trọng nhất là bà muốn mang
chương trình Medicare, là chương trình bảo hiểm y tế hiện nay cho các cụ trên
65 tuổi,
áp dụng cho tất cả dân đang sống ở Mỹ -hiểu như là bao gồm luôn di dân lậu-.
Nghiã là sẽ hủy bỏ hoàn toàn hệ thống y tế tư nhân hiện hữu và tập trung tất cả
vào tay Nhà Nước, bảo phí tượng trưng sẽ được Nhà Nước thu thẳng từ tiền lương
hay tiền già, dịch vụ y tế chỉ phải trả tới khoảng 80%. Đây là chương trình mà các chuyên giá tính
toán sẽ tốn sơ sơ có 30.000 tỷ
thôi, ‘rẻ’ hơn chương trình 50.000 tỷ của cô Ocasio-Cortez.
Nhưng bà Harris có thêm vài chương trình lớn nữa, chẳng hạn như
chính phủ sẽ trợ cấp tiền thuê nhà cho cả nước, dựa trên kinh nghiệm giá nhà
đắt nhất Mỹ của San Francisco của bà.
Chưa hết. Bà Harris còn hứa sẽ giảm thuế cho dân trung lưu, tổng
cộng gần 3.000 tỷ nữa.
Nhìn vào các chương trình vĩ đại của các
chuẩn ứng viên DC, thiên hạ chỉ biết gãi đầu gãi tai, thắc mắc không hiểu Nhà
Nước sẽ phải mở thêm mấy nhà máy in tiền?
Bà Ocasio-Cortez thì hứa sẽ tăng thuế suất
các tỷ phú lên tới 70%. Bà Warren hứa sẽ đánh thuế 2%-3% trên tổng số tài sản, ví dụ
như tỷ phú Bezos, ông chủ của Amazon và Washington Post, với gia tài
khoảng 130 tỷ, sẽ phải đóng 4
tỷ thuế tài sản và vài trăm triệu thuế lợi tức. Vị nào tin anh Bezos sẽ đóng số
tiền này có quyền đi pha trà ra ngồi ngắm chị Hằng cả ngày.
Chưa nghe bà Harris nói sẽ kiếm đâu ra tiền, nhưng
các chuẩn ứng viên này không cần biết vì họ hiểu rất rõ khối cử tri đi bầu cho họ
chẳng có bao nhiêu người biết làm toán cộng trừ nhân chia gì, mà chỉ biết sống
trong ‘hy vọng’ thôi. Chính cái ‘hy vọng’ đó đã khiến họ đổ xô đi bầu cho ông
“Hope You Can Believe In”, để rồi sau 8 năm Obama cho đến nay, vẫn chỉ sống
trong... ‘hope’.
Chính trị và lý trí là hai chuyện chẳng liên
quan gì đến nhau, cũng không khác gì chính trị và toán học.
Sự thật, theo các chuyên gia, chương trình
vung tiền ra cửa sổ của khối DC mới, sẽ không thể nào được chi trả nổi bởi các
tỷ phú. Như TNS Ted Cruz đã từng nói, nước Mỹ không có đủ tỷ phú để trả tiền
cho các chương trình khổng lổ của đảng DC. Đưa đến kết quả thực tế là nếu muốn
thi hành, cho dù chỉ một phần các chương trình khổng lồ đó, giới trung lưu sẽ
phải đóng thuế mệt nghỉ.
Dù sao thì theo đúng truyền thống chính trị
Mỹ, trong mùa bầu sơ bộ từ giờ đến mùa hè 2020, ta sẽ thấy các ứng cử viên DC đánh nhau, tố nhau
chết bỏ. Sẽ rất vui, xin quý vị đón coi.
CUỘC CHIẾN MẬU DỊCH MỸ-TRUNG CỘNG
Cuộc chiến thuế quan mậu dịch giữa Mỹ và
Trung Cộng vừa rẽ qua hướng mới, một chỉ dấu hai bên sẽ đi đến một thỏa hiệp
nào đó, sau khi TC cho biết sẽ mua 1.000 tỷ đô hàng Mỹ trong 6 năm tới để giúp cân bằng lại cán cân mậu dịch giữa hai
nước.
Đây là một nhượng bộ rất lớn của TC và là một thành công
cũng rất lớn của TT Trump. Thị trường chứng khoán Mỹ đã leo thang liên tục mấy
ngày liền sau tin có hy vọng ‘hòa bình’ Mỹ-Tầu này.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại đây lại chỉ là một mánh gian
trá mới của TC để hạ hỏa hay để trì hoãn việc Mỹ áp dụng thuế quan mới, khó
thành sự thật vì không ai rõ TC sẽ lấy đâu ra tiền mua nhiều hàng hóa Mỹ như
vậy.
Tin từ TC cho biết TC hiện đang gặp phải trì trệ kinh tế lớn nhất
từ nhiều thập niên qua. Năm 2018, kinh tế TC tăng trưởng có 6,6%, thấp nhất
trong 28 năm qua. Đáng lo hơn là tỷ lệ tăng trưởng nầy chỉ là mức trung bình
cho nguyên năm trong khi trên thực tế, tăng trưởng càng ngày càng giảm: năm
2017 là 6,8%, rồi xuống 6,5% trong tam cá nguyệt
ba của 2018,
rồi 6,4% trong tam cá
nguyệt bốn.
Bên cạnh tin tăng trưởng càng ngày càng xuống thấp, các chuyên gia
kinh tế cũng nhắc nhở mọi người là thống kê của chính quyền TC rất đáng nghi ngờ, vì
phần lớn đã được ‘nấu nướng chiên xào’ theo nhu cầu chính trị hay tuyên truyền
của tập đoàn lãnh đạo CS chứ chưa hẳn là những con số thật.
NEW YORK CHO PHÁ THAI VÔ GIỚI HẠN
Tiểu bang New York vừa thông qua luật phá
thai ‘cấp tiến’ nhất thế giới, cho phép phá thai bất cứ lúc nào khi thai nhi
chưa ra đời. Luật này cũng nhìn nhận ‘con người’ –human being- chỉ bắt đầu sau
khi ra đời và sống, và thai nhi không là ‘con người’ và không có quyền công dân
hiến định gì hết –constitutional rights.
Trước đây, luật New York cho phép phá thai
tới tháng thứ 6 thôi.
Thống đốc Cuomo đã ra lệnh bật đèn màu hồng
tại tòa cao ốc World Trade Center và nhiều cao ốc khác và cầu New York để “ăn
mừng” ngày mà ông gọi là “chiến thắng lớn của tư tưởng cấp tiến”.
Theo một thăm dò mới nhất của đại học Marist,
trong 10 người Mỹ thì đã có 6
người muốn giới hạn việc phá thai trong 3 tháng đầu thai nghén thôi. Điều lạ là
ngay cả đa số (59%) các cử tri của đảng DC, là đảng chủ trương phá thai tự do,
cũng chấp nhận giới hạn này. Đảng DC nói chung chủ trương có quyền phai thai
cho tới tháng thứ năm, và trên thế giới, chỉ có 5 nước có chính sách
phá thai muộn và dễ dãi như vậy. Bây giờ New York phá kỷ lục, cho phép phá thai
tới... 9 tháng 9 ngày luôn.
Thăm dò cũng cho thấy hai phần ba dân Mỹ muốn
Tối Cao Pháp Viện thay đổi luật phá thai. TCPV trước đây đã phán phá thai là
loại quốc sách, phải theo luật liên bang. Bây giờ, có 16% dân Mỹ muốn cấm phá thai, và 49% muốn cho
các tiểu bang quyền ra luật về phá thai. Việc chuyển quyền ban hành luật phá
thai cho các tiểu bang là quan điểm căn bản của đảng CH trong vấn đề phá thai.
VENEZUELA RỐI LOẠN
Tin từ Venezuela cho biết cả triệu người đã xuống đường tại thủ đô
Caracas để phản đối TT thiên cộng Nicolas Maduro trong khi chủ tịch quốc hội,
Juan Guaido đã tự phong tổng thống lâm thời.
Chưa ai rõ tình hình như thế nào, nhưng chính phủ Mỹ cùng với nửa
tá quốc gia nam Mỹ thiên hữu và đồng minh với Mỹ đã mau mắn nhìn nhận ông
Guaido như tổng thống Venezuela. Cả Canada cũng đã nhìn nhận ông Guaido như
tổng thống lâm thời. Ngay sau đó, TT Maduro đã ra lệnh cắt đứt liên
lạc ngoại giao với Mỹ và trục xuất tất cả phái bộ ngoại giao Mỹ trong vòng 72 tiếng
đồng hồ.
Venezuela, dưới sự lãnh đạo của TT thân cộng
Hugo Chavez đã công khai chống Mỹ, phát động một chính sách cộng sản nặng. Sau
khi ông Chavez qua đời vì ung thư, PTT Maduro lên thay thế, tiếp tục con đường
“Xuống Hố Cả Nước”. Venezuela, từ một quốc gia giàu nhất Nam Mỹ nhờ kho dầu hỏa
khổng lồ, đã biến thành một xứ nghèo đói nhất Nam Mỹ trong vòng một chục năm,
qua nhiều khủng hoảng kinh tế liên tục. Tỷ lệ lạm phát đã lên tới mức không ai
hiểu nổi là 80.000%! Đại
khái là một ổ bánh mì cách đây một năm bán 1 đồng, bây giờ bán... 8 triệu đồng!Chưa kể chuyện rất khó mà có thể mua được ổ
bánh mì đó. Trong ba năm qua, hơn 3 triệu
dân Venezuela đã vượt biên chạy qua tỵ nạn tại các xứ lân bang.
Đó là hậu quả chính sách kinh tế XHCN, tất cả
miễn phí, tất cả do Nhà Nước độc quyền lo hết, từ giáo dục đến y tế, đến an
sinh xã hội và kinh tế nói chung. Nhà Nước Chavez-Maduro ỷ lại có nguồn tài
nguyên vô tận là dầu hỏa nên vung tiền qua cửa sổ đủ kiểu. Bây giờ, mấy bà DC
Mỹ như Elizabeth Warren, Ocasio-Cortez, và Kamala Harris cũng chủ trương vung
tiền ra cửa sổ theo, nhưng khác là họ không dựa vào mỏ dầu hỏa nào, mà dựa trên
tiền thuế đánh trên khối 10% tỷ
phú giàu nhất Mỹ.
No comments:
Post a Comment