TBT
Luật Khoa: Nhà báo Đoan Trang cần được tiếp cận y tế!
RFA
2018-08-23
2018-08-23
Ông Trịnh Hữu Long,
Tổng biên tập tờ báo mạng Luật Khoa nơi nhà báo Đoan Trang là biên tập viên nói
với Đài Á Châu Tự do chiều 23/8 rằng, sau các vụ hành hung, cô Phạm Đoan Trang
cần được tiếp cận với các dịch vụ y tế để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
“Tôi nghĩ rằng sức
ép của quốc tế và đồng bào trong nước rất là quan trọng để công an ngừng các
biện pháp truy lùng, sách nhiễu, khủng bố một cách vô pháp luật đối với Đoan
Trang và cô ấy cần tiếp xúc với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và thuốc
men một cách đầy đủ nhất có thể”, ông Long cho hay.
Tội ác không bị trừng phạt
Sáng 23/8, tổ chức
Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) ra một thông cáo yêu cầu chính phủ VN
tiến hành điều tra vụ hành hung những người trong đêm nhạc của ca sĩ Nguyễn Tín
hôm 15/8.
Dẫn lại chi tiết vụ
hành hung ca sĩ Nguyễn Tín, người tổ chức biểu diễn Nguyễn Đại và nhà báo tự do
Phạm Đoan Trang, HRW cho rằng có những chỉ dấu cho thấy chính quyền VN muốn gửi
một tín hiệu rằng “tấn công những người bất đồng chính kiến sẽ không bị
trừng phạt.”
Bác sĩ yêu cầu phải
theo dõi rất sát, vì trường hợp của Đoan Trang hiện nay là chưa biết khi nào có
thể phục hồi được, thứ hai nữa là những biểu hiện đó cho thấy có những biến
chứng phải theo dõi sát để khi biến chứng xảy ra có thể phản ứng ngay lập tức.
- Trịnh Hữu Long
Một tuần lễ sau đêm
nhạc bị bố ráp, những người thân cận với cô cho rằng quá trình hồi phục của nhà
báo Phạm Đoan Trang là khá chậm chạp.
“Bác sĩ yêu cầu
phải theo dõi rất sát, vì trường hợp của Đoan Trang hiện nay là chưa biết khi
nào có thể phục hồi được, thứ hai nữa là những biểu hiện đó cho thấy có những
biến chứng phải theo dõi sát để khi biến chứng xảy ra có thể phản ứng ngay lập
tức.
Đoan Trang hiện nay có
bác sĩ theo dõi tình hình, nhưng hiện nay cô ấy phải di chuyển liên tục để
tránh sự theo dõi của công an.
Điều này rất là bất
lợi bởi vì cô ấy khi đến một nơi nào đó để ở thì đều có công an theo dõi, dò
hỏi ở khu vực đó, gây sức ép với những người xung quanh và những người đến
thăm.
Nó tạo ra khó khăn về
mặt di chuyển và tạo khó khăn để Đoan Trang tiếp cận với những dịch vụ y tế cần
thiết đặc biệt là những khi cô ấy cần dịch vụ khẩn cấp về y tế”, ông Long đang công tác ở Đài Loan cho hay
qua điện thoại.
Cơ chế Liên Hiệp Quốc điều tra các vụ hành
hung blogger
Theo ông Trịnh Hữu
Long, các cơ chế quốc tế hiện nay để điều tra những vụ vi phạm nhân quyền là có
nhưng thường phải đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu và việc can thiệp của quốc
tế chỉ có thể được tiến hành trong các trường hợp hạn hữu và thỏa mãn những
trường hợp nhất định.
“Hiện nay là Liên
Hợp quốc mà Việt Nam là thành viên có một số cơ chế để tiến hành các cuộc điều
tra, đó là cơ chế Báo cáo viên đặc biệt của LHQ.
Khi chúng ta gửi những
thông tin báo cáo vi phạm nhân quyền cho những Báo cáo viên đặc biệt, hoặc các
Nhóm làm việc đặc biệt của LHQ có thể tiến hành điều tra riêng, thu thập thông
tin từ nhiều bên khác nhau trong đó có cả nạn nhân, nhân chứng, giới hoạt động
và cả chính phủ.
Sau quá trình thu thập
thông tin như vậy họ sẽ cho ra một báo cáo rằng hành vi đó là đúng hay sai với
các chuẩn mực pháp luật quốc tế.”
Tôi nghĩ rằng một số
nước lớn có ý nghĩa với Việt Nam về mặt kinh tế như Đức, Anh, liên minh Châu
Âu, Canada hay các nhà tài trợ lớn như Thụy Điển, Newzeland thì họ sẽ có những
tiếng nói có trọng lượng hơn với chính phủ VN. - Trịnh Hữu Long
Tuy nhiên các kết luận
này chỉ có giá trị tham khảo và mang tính tuyên bố chứ không có giá trị ép buộc
Việt Nam phải mở 1 cuộc điều tra hay phải trừng phạt thủ phạm đã gây ra các vụ
vi phạm nhân quyền.
“Tôi nghĩ rằng một
số nước lớn có ý nghĩa với Việt Nam về mặt kinh tế như Đức, Anh, liên minh Châu
Âu, Canada hay các nhà tài trợ lớn như Thụy Điển, Newzeland thì họ sẽ có những
tiếng nói có trọng lượng hơn với chính phủ VN.
Họ có thể đề nghị VN
ngưng một số hoạt động đàn áp hoặc đưa ra một số tuyên bố nhất định về các hoạt
động như vậy”, ông Trịnh Hữu Long
cho biết thêm.
Việt Nam không bình luận gì về vụ việc
Sau vụ bố ráp đêm nhạc
ở quán Cafe Casanova - Phường 7, Quận 3, phóng viên có liên hệ với Công an
phường sở tại nhưng họ từ chối cung cấp thông tin. Chúng tôi cũng gọi cho công
an Quận 3 nhưng không thể kết nối.
Các tờ báo nhà nước
cũng không đưa tin tức về vụ việc này mặc dù các nhân chứng cho hay có lực
lượng liên ngành gồm công an phường, Sở Văn hóa Thông tin, thanh tra chính phủ
và an ninh đến làm việc đêm đó và đề nghị lập biên bản người tổ chức biểu diễn.
Nhận định về mức độ
leo thang của các vụ hành hung, nhà báo, luật gia Trịnh Hữu Long cho rằng tính
chính danh của nhà nước đang bị bào mòn.
“Tần suất các nhà
hoạt động bị đánh đập ngày càng dày đặc lên, những vụ hành hung với những người
biểu tình trong tháng 6 vừa rồi lẫn việc hành hung những nhà bất đồng chính
kiến trong thời gian gần đây cho thấy được là chính quyền, cụ thể là lực lượng
công an đang ngày càng sử dụng những biện pháp bạo lực nhất có thể.
Họ đưa ra một chỉ dấu
rằng họ sẽ không từ các biện pháp nào để dập tắt các tiếng nói đối lập.
Tôi cho rằng điều đó
là một chỉ dấu đáng lo ngại, tuy nhiên điều đó cũng cho thấy chính quyền ngày
càng ít các công cụ pháp lý và biện pháp chính đáng hơn để có thể dập tắt các
tiếng nói đối lập và họ càng ít tính chính danh hơn trong việc họ nắm quyền.
Tiến hành đặt công dân
mình vào tình huống nguy hiểm thì tính chính danh của chính quyền ngày càng bào
mòn.”
No comments:
Post a Comment