Thursday, January 4, 2018

Trên 50 Cách Giữ Gìn Trí Nhớ

Trên 50 Cách Gi Gìn Trí Nh

Ktth dịch từ:

 Một trong những cách giữ gìn sự minh mẫn là tập thể dục cho não bộ và ăn những thức ăn bổ óc:

1.  Thay thế một cây kẹo bằng almonds và blueberries.  Omega-3 trong almonds và chất chống lão hóa trong blueberries gíup óc hoạt động hữu hiệu.

2.  Khiêu vũ.  Học những bước mới sẽ kích thích dây thần kinh vận động của não.

3.  Dùng walnuts thay vì croutons trong sàlách.  Omega-3 trong walnuts giúp bạn yêu đời hơn và gỉam viêm tế bào thần kinh, đưa đến sự hủy hoại của tế bào.

4. Đi bộ hay dắt chó đi bộ.  Đi bộ 20 phút mỗi ngày gỉam lượng đường trong máu.  Đi bộ dồn máu lên óc, giúp bạn suy nghĩ sáng suốt hơn.

5. Ăn bưởi đỏ, dưa hấu, ổi đỏ, và cà chua nấu chín. 

6. Tình nguyện làm hướng dẫn viên tại thư viện, vườn bách thảo, bảo tàng viện, hay nhà thương.  Nhờ chuẩn bị trước các câu trả lời, bạn luôn học hỏi điều mới và có khả năng đối đáp lanh lẹ.  Điều này giúp cho việc cấu tạo mạch thần kinh mới trong não.

7.  Khi theo cách chỉ dẫn cách chơi video game như Wii và Nintendo DS, óc của bạn sẽ được tăng sự cấu tạo của kết nối thần kinh.

8.  Học những điều mới.  Nếu bạn đã qúa quen thuộc với một trò chơi thì nên thử trò chơi khác, và nên thử những gì trái ngược với sở trường của mình.  Ví dụ bạn không thích những con số thì tập chơi Sudoku.

9. Làm quen với những người cùng cảnh ngô.  Mặc dù bạn lo lắng cho người thân đang lâm bệnh, sự căng thẳng liên tục trong cảnh huống này sẽ thu nhỏ các kết nối thần kinh.  Giao tiếp với người khác sẽ giúp kích thích các phần khác của não bộ. 

10.  Nhìn một vật gì trong khi quay qua trái và phải - dù mắt vẫn nhìn chăm vào vật đó - để xem bạn thấy gì khác không.  Làm động tác này thường xuyên để kích khích trung tâm thần kinh.

11.  Khi nhìn xa, nên nhìn cả chung quanh.  Ví dụ khi đi trên đường, thay vì chỉ nhìn xa xa, bạn đảo mắt nhìn bên phải và bên trái.  Những động tác này kích thích các phần của não mà ít được dùng đến.

12.  Dùng nhiều tĩnh từ để diễn tả.  Khi mới ngủ dậy, bạn thấy ánh sáng trong phòng thế nào?  Mùi vị của không gian ra sao khi bạn mở tung cánh cửa đón ngày mới?  Bao nhiêu mầu sắc trong vườn? Diễn tả cho người chung quanh những chi tiết này sẽ giúp tăng trưởng tế bào trong các vùng thị giác, ngôn ngữ, và ký ức.

13.  Để ý đến những chi tiết như giọng nói, cử chỉ của người kể chuyện và hình dung ra câu chuyện đang nghe.  Làm như thế bạn kích thích nhiều phần của não và khuyến khích tạo thêm trí nhớ.

14.  Uống hai ly trà gotu kola mỗi ngày.  Người Ấn Độ đã uống loại trà này trong bao nhiêu thế kỷ qua.  Trà gotu kola dùng đề dung hòa dopamine, hóa chất cần thiết chống lại các độc chất free radicals, và làm tăng cảm gíac dễ chịu, tăng chú ý và trí nhớ.

15.  Thử vài loại trà mới gíup bạn lanh lẹ.  Trà Tulsi, làm từ một loại lá thơm từ Ấn Độ, và trà sâm làm gỉam stress hormome (cortisol).  Chất này làm gỉam trí nhớ.

16.  Ngồi im và lựa một chữ giúp bạn trầm lắng và khi đầu óc bắt đầu suy nghĩ miên man, thì lập lại chữ này trong đầu.  Cách thiền này làm gỉam chất cortisol, chất hủy hoại tế bào thần kinh. Thiền gíup giảm chứng buồn chán và lo âu.

17. Giữ thời khóa biểu - nên có một cuốn lịch trong mỗi phòng trong nhà.  Thói quen này gíup bạn chú ý và chuẩn bị cho một ngày mới sắp đến.

18.  Ghi danh học một lớp nào đó.  Vào thư viện muợn một cuốn sách, ghi danh tham dự một lớp cắm hoa, làm bánh, trồng hoa, làm thuế, hay các buổi thảo luận.

19. Đội mũ an tòan khi lái xe đạp.  Dù một cú ngã nhẹ cũng có thể tăng nguy cơ bị mất trí nhớ.

20.  Uống không hơn hai ly rượu (cho đàn bà) và ba ly (đàn ông) mỗi tuần sẽ tăng số lượng resveratrol, ngừa free radicals (chất làm hại tế bào thần kinh).  Tuy nhiên, uống trên số lượng này sẽ tăng chất thiamine.  Chất này gỉam lượng chất bổ cho hệ thống thần kinh.

21.  Khám tuyến giáp trạng.  Hormones T4 và T3 gíup tế bào thần kinh liên kết với nhau.  Nếu không có đủ hormones này bạn sẽ thường xuyên bị buồn chán, mệt mỏi và đầu óc thiếu sáng suốt.

22. Ăn thịt nạc heo với đậu phụng và rau broccoli thay vì khoai tây chiên và hamburger.  Thịt heo và đậu phụng có nhiều chất thiamin.  Chất này làm gỉam viêm gây hư hại tế bào thần kinh.  Chất folate trong broccoli rất tốt cho sự trao đổi tín hiệu chính xác giữa các tế bào thần kinh.

23.  Thay kẹo với một trái lê, táo, cam và dưa gang.  Hỗn hợp này ngừa lượng đưòng trong máu và gíup sự trao đổi tín hiệu một cách chính xác giữa các tế bào thần kinh.  Các trái cây này tạo chất sơ và antioxidants hầu tẩy các chất vôi đóng trong mạch máu và tẩy rửa các độc chất free radicals - cản trở sự suy nghĩ mạch lạc.

24.  Ăn thêm rolled oats và bột quế trong bữa điểm tâm.  Oats tẩy chất vôi đóng trong đông mạch của não, trong khi hóa chất trong quế cân bằng lượng đường trong máu, cải thiện khả năng của hệ thống neurotransmission.

25. Nghe nhạc.  Mặc dù TV có thể đem đến cho bạn nhiều thích thú, nhưng coi TV nhiều quá sẽ giảm khả năng transmission đi.  Nghe nhạc gíup gỉam stress hormones. 

26. Ăn nhiều càri, bột nghệ.  Hai thứ này có nhiều chất resveratrol, chất tương tự như chất antioxidant trong rượu đỏ, rất tốt cho sức khỏe của não bộ.  Ăn càri một tuần một lần, hay rắc lên sàlách, để bảo vệ tế bào thần kinh khỏi sự tấn công của độc chất free radicals.

27. Kiêng ăn một lần một tuần.  Nghiên cứu cho thấy khi ăn chay một lần một tuần hay một lần một tháng sẽ tăng một loại glucose  trong máu giúp óc lưu chuyển tin tức một cách hữu hiệu.  Ngày hôm sau ăn blueberries, walnutes và có thể uống một ly rượu đỏ.

28.  Thay dầu olive với dầu walnut, vì dầu này có rất nhiều omega-3s, cắt giảm viêm óc, hại trí nhớ. Dầu walnut giúp máu lưu thông lên óc dễ dàng.

29.  Ăn cá lưới ngòai biển hay sông hồ. Tuy cá tốt cho ta, nhưng những chất kim loại trong các cá nuôi trong hồ như tilapia có thể hại trí nhớ.  Cá salmon và sardines tốt cho tim và óc.

30. Trang trí hay trang hoàng lại chỗ ở, trồng một cây hoa, trang trí lại căn bếp, sọan lại tủ closet và ngăn kéo đều là những thay đổi tốt khuyến khích sự sanh sản của tế bào mới.

31.  Tranh luận về thể thao, chính trị hay thương mại.  Nếu bạn có thể giữ bình tĩnh đừng nổi giận, vì nổi giận gia tăng hormone cortisol (giảm trí nhớ), thì khi tham gia vào một cuộc tranh cãi bổ ích sẽ giúp tăng các kết nối thần kinh và buộc bạn phải suy nghĩ nhanh và xắp xếp các tư tưởng một cách mạch lạc.

32. Ngủ.  Khi ngủ não ghi nhớ những gì đã xẩy ra.  Ngủ không đủ, dù do thuốc, lo lắng, buồn nản, hay vì chứng mất ngủ - tất cả đều cản trở sự nghỉ ngơi của bạn.  

33. Nhờ bác sĩ khám cổ.  Máu không lưu thông nơi mạch máu chánh của cổ - carotid - sẽ làm giảm trí nhớ vì lượng oxygen và máu không đi lên óc đủ.

34. Tập nhớ tên. Liên kết tên một người vào gương mặt người đó để nhớ tên.  Ví dụ để nhớ tên ông Khoan, bạn hình dung ông có một nụ cười rất khoan dung.

35.  Đọc tin tức.  Theo dõi tin tức không những kích thích phần ghi nhớ của óc nhưng còn giúp bạn chia sẻ với bạn bè và người thân.  Sinh hoạt này giúp tăng họat động của nhiều khu trong não bộ và khuyến khích sự sanh trưởng của tế bào.

36.  Tắt TV đi và tập xử dụng một nhạc khí gíup giảm nguy cơ mất trí nhớ.

37.  Tham gia Book Club. Đọc sách thường xuyên giúp tăng trí nhớ.

38. Chơi Play Yahtzee!, Risk, Pictionary, Scrabble, Boggle, board games hay cờ tướng, bài cào, tứ sắc, bài Tây đều giúp gỉam cơ nguy bị lẫn. 

39.  Học một ngôn ngữ mới.

40.  Nghĩ nhiều về một kỷ niệm mang nhiều mầu sắc.  Những người có trí phong phú thường tận dụng tất cả các cảm giác của họ, vì sự nhớ lại là một tổng hợp của tất cả các giác quan.  Vậy bạn hãy đi ra vườn hay bước vào bếp để hít vào tất cả các hình ảnh, mùi, vị, âm thanh và cảm giác nơi đó.

41.   Tập nguôi giận.  Sự nóng giận làm giảm trí nhớ.  Nhận ra các dấu hiệu bạn sắp nổi giận và giải quyết vấn đề trước khi sự việc xẩy ra.

42. Thay thế lọ muối bằng bột nêm nếm không có muối.  Chúng ta ai cũng biết muối làm tăng áp huyết và đưa đến các bệnh về tim.  Tuy nhiên các nghiên cứu mới cho thấy giảm muối hằng ngày sẽ giúp tăng máu huyết lưu thông lên óc và giảm bệnh mất trí nhớ.

43. Nói chuyện với nhau.  Thay vì coi một cuốn phim, bạn gọi điện thoại nói chuyện với một người bạn hay thân nhân.

44.  Coi lại các thuốc mà Bác Sĩ đã cho.  Có thể những thuốc này có phản ứng phụ khiến bạn mất trí nhớ.  Những thuốc chống buồn nản, yếu thận và dị ứng (sản xuất đã lâu) đều ngăn cản các hóa chất trong não làm việc đắc lực.  Xin Bác Sỹ thay thuốc khác.

45. Đeo tạ vào ống chân hay cổ tay khi đi bộ hằng ngày sẽ bảo vệ tế bào thần kinh bởi sự tàn phá của free radicals, và khuyến khích sự tăng trưởng của tế bào mới.  Tập yoga nhè nhẹ cũng có hiệu qủa tương tự.

46.  Ngủ nướng.  Kết qủa của các cuộc nghiên cứu cho thấy khi thiếu ngủ trầm trọng, cơ thể của bạn không có cơ hội tạo proteins và các cơ cấu trong hệ thống thần kinh để tăng sự làm việc của não

47. Ngủ trưa (nếu được).  Dù chỉ ba mươi phút ngủ trưa sẽ giúp bạn tăng sự chú ý và trí nhớ.

48.  Thay đổi tay khi viết, đánh răng, chải đầu hay dùng computer mouse sẽ kích thích những phần trong óc ít được xử dụng.  Bất cứ hành động nào bắt buộc bạn phải để ý kỹ thay vì làm một cách máy móc sẽ kích thích sự tăng trưởng của tế bào thần kinh.

49.  Lắc nhẹ hai đầu gối hay lắc tay và chân vài phút vào buổi sáng và tối sẽ giảm lượng cortisol và đem đến sự thơ thái và tinh anh.

50.  Khám phá sự mở mang của khu vực mà bạn từng sinh sống.  Ngoài việc học thêm lộ trình mới để đi đến tiệm ăn mà bạn hay lui tới, các kết nối thần kinh sẽ gia tăng.

Khổng Thị Thanh Hương dịch



No comments:

Post a Comment