Hàn Quốc đề nghị VN mời ông Kim Jong-un tới thăm
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc cho rằng
nếu lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un tới Hà Nội và có cơ hội thảo luận với Chủ tịch
Trương Tấn Sang thì điều đó sẽ có “ảnh hưởng lớn, giúp thống nhất bán đảo Triều
Tiên trở thành một quốc gia hòa giải và hợp tác”.
22.03.2015
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Chung
Ui-hwa đã nhờ Việt Nam mời lãnh tụ Bắc Hàn tới thăm và chỉ cho nhà lãnh đạo của
đất nước bị cô lập cách thức mở cửa và cải cách.
Ông Chung đã hội đàm với Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Hà Nội hôm 19/3, và đề nghị ông Sang mời ông Kim Jong-un tới thăm Việt Nam, giúp chính quyền Bình Nhưỡng “nhanh chóng trở thành một quốc gia bình thường”.
Hãng tin Yonhap dẫn lời các quan chức quốc hội Hàn Quốc, tháp tùng ông Chung tới Việt Nam, nói như vậy.
Ông Chung đã hội đàm với Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Hà Nội hôm 19/3, và đề nghị ông Sang mời ông Kim Jong-un tới thăm Việt Nam, giúp chính quyền Bình Nhưỡng “nhanh chóng trở thành một quốc gia bình thường”.
Hãng tin Yonhap dẫn lời các quan chức quốc hội Hàn Quốc, tháp tùng ông Chung tới Việt Nam, nói như vậy.
Ông Chung được dẫn lời nói: “Bắc Hàn
nên học theo mô hình của Việt Nam cũng như chính sách “Đổi mới” thành công, và
điều đáng ngại là nước này chưa thực hiện điều đó”.
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc cho rằng
nếu lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un tới Hà Nội và có cơ hội thảo luận với Chủ tịch
Trương Tấn Sang thì điều đó sẽ có “ảnh hưởng lớn, giúp thống nhất bán đảo Triều
Tiên trở thành một quốc gia hòa giải và hợp tác”.
Theo các quan chức Quốc hội Hàn
Quốc, ông Chung cũng nhận xét rằng ông Kim Jong-un có thể là một nhà lãnh đạo
“hướng về tương lai” vì ông khá trẻ lại từng học ở Thụy Sỹ.
Ông Chung cũng được trích lời nói
đang cân nhắc gặp gỡ các quan chức cấp cao của Bắc Hàn.
Đồng minh thân thiết
Đáp lại, theo lời các quan chức Hàn
Quốc, ông Sang nói Việt Nam “luôn hoan nghênh” các nhà lãnh đạo Bắc Hàn tới
thăm và đôi bên thường thảo luận về vấn đề mở cửa và cải cách.
Lời đề nghị mới nhất từ Hàn Quốc
được đưa ra ít lâu sau khi Tổng thống nước này, bà Park Geun-hye, phát biểu
rằng Bắc Hàn “nên nhanh chóng hướng tới cải cách và đối thoại bằng việc thừa
nhận làn sóng thay đổi, thay vì phớt lờ nó”.
Nhà lãnh đạo của Nam Triều Tiên cũng nói thêm rằng một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã trở nên phát triển sau khi chấp nhận cải cách và mở cửa quốc gia.
Nhà lãnh đạo của Nam Triều Tiên cũng nói thêm rằng một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã trở nên phát triển sau khi chấp nhận cải cách và mở cửa quốc gia.
Ông Peter Beck, một thành viên của
tổ chức phi chính phủ có tên gọi Ủy ban Quốc gia về Bắc Triều Tiên của Hoa Kỳ,
nói với VOA Việt Ngữ rằng Việt Nam và Bắc Hàn là “đồng minh thân thiết nhiều
năm qua và mối quan hệ giữa hai nước hết sức gần gũi”.
Chuyên gia về Triều Tiên này cũng nói rằng so với Trung Quốc, ông nghĩ mô hình phát triển của Việt Nam “khá hấp dẫn” đối với Bình Nhưỡng vì Hà Nội cho Bắc Hàn thấy rằng “họ có thể thực hiện những thay đổi đối với nền kinh tế, cải cách và mở cửa ra thế giới bên ngoài mà vẫn không gây mất ổn định chính quyền”.
Chuyên gia về Triều Tiên này cũng nói rằng so với Trung Quốc, ông nghĩ mô hình phát triển của Việt Nam “khá hấp dẫn” đối với Bình Nhưỡng vì Hà Nội cho Bắc Hàn thấy rằng “họ có thể thực hiện những thay đổi đối với nền kinh tế, cải cách và mở cửa ra thế giới bên ngoài mà vẫn không gây mất ổn định chính quyền”.
Theo Yonhap, VOA
No comments:
Post a Comment