Giới trẻ nghĩ gì về hiệp định Geneve 1954 và hiệp định
Paris 1973
Chân Như, phóng viên RFA
2015-03-25
2015-03-25
Nghe:
Doc:
Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt
tròn 40 năm. Cho đến nay những ký ức và hậu quả của cuộc chiến đó vẫn chưa phai
nhòa. Giới trẻ trong nước và hải ngoại có cái nhìn thế nào về câu chuyện lịch
sử đau thương này và sự hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc trong hiện tại và
tương lai? Đó chính là những điều mà tạp chí diễn đàn bạn trẻ mong muốn được
truyền tải đến quý vị và các bạn cho đến hết ngày 30/4/ 2015.
Và trong kỳ này mời quý vị cùng đến
với những suy nghĩa của giới trẻ về các hiệp định geneve 1954 và paris 1873.
Cùng với 3 bạn khách mời, Minh Hiển, Trường Sơn và Katherine Lê.
Được
học những gì?
Chân Như: Khi còn đi học, các bạn được dạy những gì về Hiệp định
Geneve 1954 và Paris 1973? Các bạn thấy những gì được dạy đã thực sự đầy đủ hay
chưa?
Katherine Lê: Ngày xưa em di học, có được học về hiệp định Geneve 1954
và Paris 1973. Hiệp định Geneve em được nghe giáo viên nói là do các
"thế lực thù địch" chú tâm gây chia rẽ như Mỹ, Anh, Liên xô
và Trung quốc Theo quan điểm của họ, họ đều nói là không nên có hiệp
định Geneve 1954 và những gì mà các học sinh học dưới mái trường
XHCN về 2 hiệp định này là không đầy đủ.
Ngày xưa em di học, có được học về hiệp định Geneve 1954
và Paris 1973. Hiệp định Geneve em được nghe giáo viên nói là do các
"thế lực thù địch" chú tâm gây chia rẽ như Mỹ, Anh, Liên xô và
Trung quốc Theo quan điểm của họ, họ đều nói là không nên có hiệp định
Geneve 1954.
-Katherine Lê
-Katherine Lê
Trường Sơn: Khi còn học trung học thì hai hiệp định này em được dạy nó
như là thành quả của cuộc đấu tranh của ĐCSVN và nhân dân VN. Hiệp định Geneve
1954 là thành quả của ĐCSVN khi đã đánh bại thực dân Pháp ở trận Điện Biên Phủ
và buộc người Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán. Và hiệp định paris 1973 họ cũng
dùng cái mô típ giống như vậy đó là cuộc chiến mà họ gọi là Điện Biên Phủ trên
không; Có nghĩa là khi người Mỹ dùng oanh tạc cơ đánh bom miền Bắc sau khi bị
quân phía Bắc đánh bại buộc phải ngồi vào bàn đàm phán. Hai cái này là thành
quả đấu tranh kiên cường của quân và dân miền Bắc em được dạy là như vậy.
Minh Hiển: Không chỉ riêng chương trình phổ thông mà ngay cả những
thông tin được gọi là chính thống về các sự kiện này ở trong nước thì hiện nay
vẫn không đầy đủ, thường chỉ mang tính một chiều từ những người thắng cuộc. Vì
thế, những ý mà bạn Catherine và bạn Sơn đã nói rồi nên em không nhắc lại nữa
em chỉ nói đến một điều: có rất nhiều yếu tố mà các thông tin chính thống không
được nhắc đến ví dụ như các hiệp định Geneve nó có thực sự hứa hẹn một tương
lai thống nhất đất nước Việt Nam hay không? Hay là Việt Nam chỉ là một con bài
trong kế hoạch nhuộm đỏ từng phần của quốc tế CS? Hoặc là quan điểm của phía
quốc gia Việt Nam như thế nào? Đấy là những vấn đề mà những chương trình chính
thống không hề nhắc đến vì vậy thường các bài học lịch sử thường mất đi tính
khách quan mà lẽ ra phải có.
Chân Như: Có một chi tiết khá thú vị thế này: đại diện của Quốc gia
Việt Nam đã không ký vào Hiệp định Geneve năm 1954. Theo các bạn, tại sao lại
có chuyện như vậy?
Trường Sơn: Theo em tìm hiểu thì em biết được chi tiết đó: đại diện của
quốc gia Việt Nam đã không ký vào hiệp định Geneve 1954. Em biết rằng trước khi
trận Điện Biên Phủ giữa Pháp và Việt minh xảy ra thì ở Việt Nam đã được lập lên
thành một chính phủ tên là Quốc Gia Việt Nam và ban đầu đứng đầu là vua Bảo Đại
và sau đó được trao lại cho ông Ngô Đình Diệm. Khi đại diện quốc gia Việt Nam
đến với hội nghị Geneve 1954 thực sự không được công nhận là một bên đàm phán
bởi vì trong tay họ không có thực quyền về chủ quyền cũng như về sức mạnh quân
sự kinh tế. Thế nhưng nguyên nhân chính mà em được biết lý do tại sao họ không
ký vào hiệp định này đó là một điều khoản khiến cho đất nước Việt Nam bị chia
cắt, đó là họ sử dụng sông Bến Hải vĩ tuyến 17 để chia cắt hai vùng Nam Bắc và
từ đó người dân cũng như quân cũng như những người theo hai phía này sẽ phải đi
về theo phía bên mình. Có một chi tiết là đại diện của quốc gia Việt Nam đã
khóc tại hội nghị này vì ông cho rằng từ đây nước Việt sẽ rơi vào một cảnh bi
thảm và lịch sử đã chứng minh rằng điều lo lắng của ông là sự thật.
Ông Nguyễn Duy Trinh (giữa), đại
diện Bắc Việt Nam, ký thỏa thuận ngừng bắn cuộc chiến Việt Nam, ảnh chụp ngày
27 tháng 1 năm 1973 tại Paris.
Minh Hiển: Hiệp định Geneve gồm 2 phần một là đình chỉ chiến sự trong
đấy có đề khoản chia hai miền theo vĩ tuyến 17; Phần 2 là bản tuyên bố cuối
cùng về lập lại hoà bình ở Đông Dương trong đấy có đề cập đến giải pháp chính
trị tổng tuyển cử để thống nhất đất nước thì phía quốc gia Việt Nam đã từ chối
ký hiệp định này có thể hiểu theo lập trường ban đầu của phái đoàn quốc gia
Việt Nam là đòi hỏi sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Rất có thể phiá quốc
gia Việt Nam họ nhận thức rất rõ những kế hoạch nhuộm đỏ từng phần của quốc tế
CS và họ phản đối việc chia cắt đất nước đấy. Nhưng cũng cần nên hiểu vì nếu
chấp nhận hiệp định này thì phiá quốc gia Việt Nam họ sẽ gặp một cái rất là bất
lợi so với phiá Bắc Việt, bởi vì sau trận Điện Biên Phủ thì uy thế của quân đội
Việt Minh đang lên rất cao, miền Bắc đang sôi sục về tinh thần dành độc lập dân
tộc từ tay thực dân Pháp. Hơn nữa, trên thực tế, dân Miền Nam ít hơn Miền Bắc-
lúc đấy chừng 2 triệu người bao gồm cả dân miền Bắc di tản vô Nam. Đây cũng là
yếu tố bất lợi mà phía quốc gia Việt Nam không thể không tính đến. Vì thế có
những lý do đấy mà phía quốc gia Việt Nam đã không đồng ý với hiệp định Geneve
năm 1954.
Vi
phạm hay tuân thủ?
Chân Như: Liên quan đến Việt Nam, mục đích đầu tiên của các bản hiệp
định này là nhằm kiến tạo một nền hòa bình lâu dài. Các bạn có nhận xét gì về
việc thực thi các bản hiệp định của các bên? Họ vi phạm hay tuân thủ? Vi phạm
hay tuân thủ như thế nào?
Katherine Lê: Hiệp định Geneve quy định là các bên phải rút hết
quân đội về, như là phe cộng sản tập trung về Bắc và quân đội Pháp
được trao trả về miền Nam. Tuy nhiên, lúc đó phe cộng sản Bắc Việt
đã lợi dụng cơ hội hàng chục ngàn đảng viên chưa bị lộ danh sách đã
lén cho họ nằm vùng trong Nam và chôn cất rất nhiều vũ khí. Trong số
những người nằm vùng đó có Lê Duẩn, người sau năm 1975 làm tổng bí
thư CSVN. Việc họ làm là đã vi phạm trắng trợn hiệp định Geneve. Còn
về hiệp định Paris 1973 thì khi đó đã thỏa thuận là Mỹ và đồng minh
rút quân về hết và trao quyền tự quyết cho Việt Nam thông qua bầu cử
chứ không dùng vũ trang; vậy mà khi Mỹ và đồng mình vừa rút hết
thì phe cộng sản bắc việt đã vâng lệnh quan thầy Nga, Tàu xé bỏ
hiệp định và xua quân đánh chiếm miền Nam. Đây là điều mà dưới các
trường học hiện nay học sinh không được học và biết điều này. Thắng
lợi của phe cộng sản miền Bắc khi đó đang ở thế mạnh được Nga, Tàu
và Đông Âu viện trợ vũ khí và quân trang tối đa trong khi miền Nam đã
hoàn toàn bị cắt giảm viện trợ, cạn kiệt và không còn khả năng chiến
đấu.
Minh Hiển: Em chỉ nói chung chung về vấn đề này thôi. Như đã nói ở trên
người dân Việt Nam chưa khi nào tự quyết một cách độc lập về số phận của mình
mà luôn nằm trong sự toan tính của các nước lớn. Vì vậy,một tinh thần thống
nhất dựa trên lợi ích dân tộc và nhân dân là điều rất khó mà đạt được ngoài ra
cộng với sự thiếu vắng những chế tài mà đủ khả năng kiểm soát các việc thực thi
hiệp định khiến cho các bên cho dù họ đã ký vào các hiệp ước đấy rồi nhưng sau
này họ vẫn luôn tìm cách thực hiện theo cách có lợi nhất cho mình hoặc ngấm
ngầm vi phạm các hiệp định đấy.
Đánh giá cá nhân của em thông qua những tài liệu em đọc được
thì cách ứng xử của các bên của bản hiệp định Geneve 1954 và Paris 1973 cho em
có một nhận xét rằng cả hai bên đều có những sự tuân thủ cũng như vi phạm nhất
định từ phía mình.
-Trường Sơn
-Trường Sơn
Trường Sơn: Đánh giá cá nhân của em thông qua những tài liệu em đọc được
thì cách ứng xử của các bên của bản hiệp định Geneve 1954 và Paris 1973 cho em
có một nhận xét rằng cả hai bên đều có những sự tuân thủ cũng như vi phạm nhất
định từ phía mình. Cụ thể hơn bản hiệp định Geneve 1954 như chị Catherine đã
nói rằng chính quyền Việt Minh phía Bắc đã vi phạm hiệp định này khi họ đã
không rút hết người của mình về phiá Bắc. Trong bản hiệp định 54 em nói thêm là
chính sự không tuân thủ của phiá Bắc đã khiến cho sự thực hiện bản hiệp định
không được đảm bảo khi mà lực lượng của phía Bắc còn lại ở miền Nam còn quá lớn
và chính lực lượng này về sau đã gây sự rối loạn ở trong xã hội miền Nam. Còn
hiệp định Paris 1973 trước tiên miền Nam Việt Nam là VNCH là phiá tỏ ra tích
cực hơn về mặt tuân thủ thế nhưng họ cũng có những động thái không tuân thủ đó
là trong hiệp định paris 1973 cũng nêu rõ là hai bên phải ngừng bắn thế nhưng ở
trong phiá VNCH cũng đã có những chiến dịch cụ thể để nổ súng bắn nhau. Chuyện
này là có thật. Tuy nhiên, trong hiệp định paris 1973 thì một lần nữa phía Bắc
là phía vi phạm trắng trợn hơn khi đã công khai xua quân để thâu tóm miền Nam
chứ không chịu thực hiện theo như cam kết hiệp định paris 1973 đó là thống nhất
trong hoà bình.
Chân Như: Theo các bạn, ứng xử của các bên đối với các bản hiệp định,
đặc biệt là HĐ Paris năm 1973 đã ảnh hưởng thế nào tới kết quả của cuộc Chiến
tranh Việt Nam năm 1975?
Katherine Lê: Bản hiệp định hòa bình Paris tuy là chấm dứt chiến
tranh Việt Nam nhưng trên thực tế là văn bản khai tử VNCH vì lúc đó
tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu không muốn ký vào bản hiệp định vì
ổng hiểu rằng cộng sản sẽ không tôn trọng hiệp ước và có lẽ số
phận của miền Nam đã được định đoạt từ hiệp định paris 1973 đó; Dựa
vào đó Hoa kỳ gây sức ép buộc VNCH phải ký hiệp định để có lý do
chính đáng tháo chạy khỏi miền Nam.
Trường Sơn: Nói rằng Hiệp định Paris 1973 là văn kiện khai tử Việt Nam
Cộng Hoà cũng đúng. Thế nhưng nó không phải là văn bản kiên quyết để dẫn đến sự
sụp đổ của VNCH. Lịch sử ghi nhận rằng sau năm 1973 thì quân đội Mỹ đã hoàn
toàn rút khỏi miền Nam Việt Nam chỉ còn giữ lại lực lượng cố vấn mà thôi. Tuy
nhiên, ở phía Bắc thì vẫn còn rất nhiều những chuyên gia quân sự cũng như là
những đồng minh. Bản hiệp định Paris 1973 đã trực tiếp ảnh hưởng tới cục diện
cũng như là làm thay đổi lịch sử Việt Nam rất nhiều đặc biệt là năm 1975. Bản
hiệp định này đã trói chân trói tay chính quyền VNCH. mình phải sử dụng từ như
vậy vì trước đó chính quyền Mỹ cũng đã có những thỏa thuận ngầm với chính quyền
TQ là bộ binh Mỹ cũng như bộ binh VNCH sẽ không bao giờ được phép vượt vĩ tuyến
17. Trong khi chúng ta đều biết rằng quân đội miền Bắc Việt Nam tự do xông vào
miền Nam, đó là một cái thua thiệt từ trước, thì nay bản hiệp định này lại cắt
thêm một phần nữa quan trọng hơn của VNCH là họ bị mất đi đồng minh của mình
trong khi phía Bắc vẫn còn nguyên 2 đồng minh to lớn đó là Liên Xô và Trung
Quốc. Như vậy sự chênh lệch được thể hiện một cách rất là rõ ràng khi phiá Bắc
Việt Nam với đội quân đông đảo hơn và được sự giúp sức của hai cường quốc đã tỏ
ra chiếm ưu thế rõ rệt trước phía miền Nam với lúc này là đang tự mình chống
chọi và trong khi đó sự viện trợ của Mỹ cũng đang bị cắt giảm một cách dần dần.
Minh Hiển: Theo em thì hiệp định 1973 đã an bài rất rõ số phận của VNCH
tức là ảnh hưởng trực tiếp. Theo đánh giá cá nhân em, cho dù có không xảy ra vụ
watergate hay tổng thống Nixon tái đắc cử thì ông cũng không thể nào qua mặt
được quốc hội Hoa kỳ và đảng dân chủ để hậu thuẫn cho VNCH nữa bởi vì như chúng
ta hình dung thì mọi tài trợ của Mỹ dành cho VNCH đều phải thông qua ngân hàng
các nhà băng vân vân đều là những thứ công khai và rất dễ dàng kiểm soát. Trong
khi đấy miền Bắc Việt Nam thì vẫn luôn luôn nhận được các sự ủng hộ từ Liên Xô
và Trung Quốc và sự thực thi nghiêm túc hiệp định Paris năm 1973 là điều rất
khó kiểm soát. Cái đấy tạo ra sự mất cân bằng giữa Mỹ và Bắc Việt. Và ngoài ra
tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn bởi vì mình hiểu là phong trào phản
chiến lại đang rộn lên ở Mỹ và tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn khi vào
cuối năm 1974 thì quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật chấm dứt viện trợ quân
sự cho miền Nam Việt Nam; đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ hoàn toàn không còn thể
làm điều gì để trợ giúp miền Nam Việt Nam khi CS Bắc Việt họ vi phạm vào hiệp
ước Paris nữa.
Chân Như: Nếu như thời gian quay ngược trở lại, giả sử các bên đều
tuân thủ các Hiệp định, thì các bạn thử hình dung đất nước Việt Nam ngày nay sẽ
ra sao?
Katherine Lê: Theo em nghĩ giả sử như lúc đó 2 bên đều tôn trọng
hiệp định thì có 2 khả năng xảy ra. Một là nước Việt Nam sẽ thống
nhất như nước Đức. Hai là nếu các lãnh đạo miền bắc thời đó còn
coi trọng cái ghế quyền lực thì nước Việt Nam sẽ giống như Triều
Tiên. Tuy nhiên, theo em thì giả sử như đất nước đến nay mà vẫn còn
bị chia đôi thì mình tương lai Việt Nam vẫn sẽ thống nhất như nước
Đức chứ phe miền Bắc không thể dùng chiến tranh vũ trang để thống
nhất được nữa.
Minh Hiển: Theo em thì để trả lời điều này thì phải cần rất nhiều các
điều khác nữa, do vậy xin cho phép em được để ngõ câu trả lời của mình ở câu
hỏi này.
Trường Sơn: Đây là một giả thuyết
không có thật bởi vì chúng ta đều biết rằng bản hiệp định đã không được tôn
trọng và đã bị xé toạc một cách trắng trợn. Nó chỉ là một giả thuyết vui. Theo
suy nghĩ cá nhân của em, nếu thực sự hai bên cam kết và tuân thủ hiệp định này
thì khả năng lớn nhất đó là nước chúng ta sẽ giống như Bắc Triều Tiên và Nam
Triều Tiên.
Chân Như: Xin cám ơn ba bạn Katherine Lê, Minh Hiển và Trường Sơn đã
dành thời gian chia sẻ cho đề tài này.
No comments:
Post a Comment