Đập Tam Hiệp có bể không?
Nhiều
bạn đọc báo Trẻ email cho chúng tôi thắc mắc và thậm chí “trông chờ” khi nào
thì đập Tam Hiệp (Three Gorges Dam) sẽ bể? Và liệu nó có bể không?
Như bạn đã biết, đập Tam Hiệp là
đập thủy điện lớn nhất thế giới, là niềm tự hào của CSTQ. Được xây dựng từ năm
1994 và chính thức vận hành từ năm 2006.
Đập Tam
Hiệp nằm chặn ngang sông Trường Giang (sông dài thứ ba trên thế giới, còn có
tên là Dương Tử) tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc. Đây là con “lươn”
được đắp ngang sông Dương Tử để chặn lũ, nhưng nó kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ,
vừa khai thác điện năng và cung cấp nước cho nông nghiệp.
Với dung tích 22.15 tỉ mét khối và tích nước tối đa là 39.3 tỉ mét khối, đập Tam Hiệp có thể chặn những cơn lũ nhỏ. Nhưng khổ nỗi thiên nhiên không chỉ “sản xuất” lũ theo yêu cầu.
Với dung tích 22.15 tỉ mét khối và tích nước tối đa là 39.3 tỉ mét khối, đập Tam Hiệp có thể chặn những cơn lũ nhỏ. Nhưng khổ nỗi thiên nhiên không chỉ “sản xuất” lũ theo yêu cầu.
Trong
suốt tháng 6 và thậm chí kéo dài cho hết tháng 7, mưa lớn sẽ còn nhiều trận, và
cứ mỗi trận mưa bão, số phận của đập Tam Hiệp lại càng bấp bênh.
Hồi cuối
tháng 6 vừa qua, Tam Hiệp đã phải “lén” xả để cứu nguy cho chính nó khi lượng
nước đầu nguồn đổ về đến 40 ngàn mét khối mỗi giây. Gấp đôi những ngày trước đó
và vượt xa sức nó có thể cưu mang.
Việc xả
lũ âm thầm này khiến nhiều làng mạc, thành phố bên dưới bị trôi tuột ra sông và
nhận chìm trong biển nước. Tất cả báo chí, đài truyền hình của Trung Quốc đưa
tin rất hạn chế về các vụ sạt lở núi non, nhà cửa, cao ốc, đường sá, trôi cầu,
trôi xe và người.
Báo cáo
chính thức trên 100 người thiệt mạng nhưng người ta không chắc chắn lắm về con
số này. Điều này cũng không khác mấy trong việc chính quyền TQ “bạch hóa” về số
tử vong cúm Vũ Hán.
Mặc dầu
khi bắt đầu khởi công, đã có rất nhiều chuyên gia trong và ngoài TQ phản đối,
cảnh báo những thảm họa khôn lường do con đập sẽ gây ra trong tương lai. Chưa
nói đền ảnh hưởng đến di tích, môi trường chim cá... vì chính phủ TC không xem
trọng những điều này.
Một
trong những nguy cơ được báo trước là khi sức nước quá nặng ở hồ chứa, sẽ ngấm
xuống chân đập và làm nhũn đất bên dưới, khi đó móng đập sẽ “bơi” trong nước và
nước sẽ luồn qua đạp tung con đập.
Một nguy
cơ tiềm ẩn khác là nước ngấm ra hàng trăm cây số đồi núi chung quanh đập gây
hiện lượng lở đất, và gây địa chấn. Khi xảy ra địa chấn gần đập thì vô phương
cứu chữa.
Quan sát
việc xây dựng đập Tam Hiệp, một con đập lớn nhất thế giới nhưng cách “gia công”
rất thủ công, lạc hậu. Chưa kể nó được điều hành bởi một dàn quan lại thiếu tài
năng nhưng thừa tham lam.
Trung
Quốc, hơn ai hết hiểu câu “thượng nguồn tích thủy, hạ điền khan”. Nhưng đó
không phải là điều TQ quan tâm, thậm chí, họ sẽ sử dụng việc khống chế nguồn
nước như một lá bài nhằm gây áp lực với các quốc gia dưới nguồn.
Nhưng
những mưu tính đó, chỉ trở thành sự thật khi TQ phải có tài hô phong hoán vũ,
phải điều khiển được mưa gió theo ý mình. Bằng không, tai họa do đập gây ra
trong lịch sử cho thấy, không chừa bất kỳ quốc gia nào. Và tất cả các thảm họa
do đập gây ra lúc nào cũng kinh thiên động địa.
Sau đây
là một vài trường hợp cụ thể:
1. Ngày
31 tháng 5 năm 1889: đập South Fork Dam tại Johnstown, tiểu bang Pennsylvania
(Mỹ) bể do bảo trì kém. Giết hại 2000 người, phá hủy 1,600 căn nhà.
2. Ngày
19 tháng 8 năm 1917, đập Tigra Dam tại British India (Ấn độ), do nước ngấm phá
hủy móng đập, 1000 người chết.
3. Năm
1935, đập Sella Zerbino (Ý), do móng yếu và lụt nặng. Chết 111 người.
4. Năm
1951, đập Heiwa Lake (Nhật), do mưa lớn, trôi đất. Chết 117 người.
6. Năm
1975, vỡ Ban Kiều ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, lấy đi gần 200,000 sinh mạng.
Các nguyên
nhân gây vỡ đập chính thường do:
- Kỹ
thuật kém
- Vật liệu kém
- Lỗi thiết kế đập tràn (spillway)
- Lỗi thiết kế đập
- Nghiên cứu địa chất kém hoặc không tiên liệu được hậu quả
- Đất chuồi
- Bảo trì kém
- Tích nước quá tải
- Động đất...
Hễ càng nhiều đập thì vụ sạt lở đập, vỡ đập càng cao. Hầu như việc bảo đảm 100% cho con đập là điều bất khả. Chính vì vậy mà càng về sau, các cường quốc càng ít hứng thú trong việc xây đập, thậm chí ngược lại, họ bắt đầu dỡ bỏ những con đập. Trừ Trung Quốc.
- Vật liệu kém
- Lỗi thiết kế đập tràn (spillway)
- Lỗi thiết kế đập
- Nghiên cứu địa chất kém hoặc không tiên liệu được hậu quả
- Đất chuồi
- Bảo trì kém
- Tích nước quá tải
- Động đất...
Hễ càng nhiều đập thì vụ sạt lở đập, vỡ đập càng cao. Hầu như việc bảo đảm 100% cho con đập là điều bất khả. Chính vì vậy mà càng về sau, các cường quốc càng ít hứng thú trong việc xây đập, thậm chí ngược lại, họ bắt đầu dỡ bỏ những con đập. Trừ Trung Quốc.
Trung
Quốc không chỉ rộ lên phong trào xây đập mà còn đi khuyến dụ các quốc gia nghèo
túng để nhận thầu, và vẽ ra một bức tranh hồng, bên cạnh việc dấm dúi cho giới
chức quyền để xúi họ xúc tiến công trình. Chiêu thức lộ này đã đạt được vô số
thành công, từ Cambodia, Lào, Miến Điện cho đến những quốc gia Châu Phi, Nam
Mỹ...
Nước Mỹ
cũng có đập, thậm chí rất nhiều. Hầu hết chúng được xây từ những năm 1900 và
trước đó. Tổng cộng, nước Mỹ có trên 80 ngàn con đập. Nhưng hầu hết chỉ có
nhiệm vụ chứa nước cho nông nghiệp hoặc dân dụng, trên quy mô nhỏ. Chỉ có một
hai đập lớn, có khả năng sản xuất điện năng như đập Hoover (tiểu bang Nevada).
Tuy nhiên, mục đích chính của đập Hoover vẫn là cung cấp nước sử dụng cho cư
dân các tiểu bang Arizona, Nevada, California và cung cấp nước nông nghiệp cho
khoảng 1 triệu mẫu đất hơn là nhắm vào việc thu hoạch điện năng.
Cao điểm
xây đập ở Mỹ vào khoảng những năm 1900. Nhưng khi nhận thấy tai họa do nó gây
ra nên dần dần loại bỏ. Trong vài năm vừa qua, Mỹ đã xóa sổ trên 2000 con đập.
Trung bình mỗi năm, Mỹ dỡ bỏ 50 - 60 con đập. Các quốc gia khác, như Pháp,
Canada, Nhật cũng nối bước. Nhật là một quốc gia có khá nhiều đập, khoảng gần
3000 cái, và đang lần lượt phá bỏ.
Những
con đập bị tai nạn thường quá già cỗi, được xây dựng từ thời xa xưa, lúc dữ
liệu còn nghèo nàn và phương tiện, vật dụng xây dựng còn kém cỏi. Nhưng với Tam
Hiệp, được thừa hưởng những kỹ thuật hiện đại, chưa tới 15 tuổi đời, thì việc
bị đe dọa đứt bóng là một cái chết vô cùng yểu mệnh. Chưa kể cái chết của nó sẽ
làm ảnh hưởng đến 1/3 dân số Trung Quốc ở hạ lưu, và sự tàn phá của nó với tài
sản lẫn nhân mạng sẽ không thể nào lường hết được.
Những
bức không ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy đập Tam Hiệp bị biến dạng quá nhiều, so
với chừng đó thời gian, và so với quy mô của công trình. Các nhà khoa học Trung
Quốc cho rằng đó là sự “co giãn” cho phép, khoảng hơn 2 centimet, nhưng đối
chiếu tỉ lệ thì sự biến dạng đó lớn hơn vài chục lần con số họ đưa ra.
Năm 1992, Thủ tướng Lý Bằng đã đưa ý kiến tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc về việc xây Tam Hiệp. Điều chưa từng xảy ra là có đến 1/3 đại biểu bỏ phiếu chống hoặc phiếu trắng. Tuy nhiên, việc xây đập sau đó vẫn được khai triển.
Năm 1992, Thủ tướng Lý Bằng đã đưa ý kiến tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc về việc xây Tam Hiệp. Điều chưa từng xảy ra là có đến 1/3 đại biểu bỏ phiếu chống hoặc phiếu trắng. Tuy nhiên, việc xây đập sau đó vẫn được khai triển.
Vô số vụ
tham nhũng và bê bối trong quá trình giải tỏa và đấu thầu xây dựng, nhờ đút
lót, các nhà thầu đã thi nhau cắt xén vật tư, sử dụng vật liệu phẩm chất kém,
làm bừa làm ẩu.
Cuối
cùng con đập cũng hoàn thành, gọi là công trình của Trung Quốc nhưng những phụ
kiện và máy móc quan trọng, như máy phát điện, tua bin đều nhập từ nước ngoài,
của các công ty Alstom (Pháp); ABB Group (Thụy điển); Kvaerner (Na Uy); General
Electric (Mỹ); Siemens (Đức) v.v...
Việc xây
dựng đập ngay từ đầu đã được báo cáo phẩm chất kém, các vết nứt lớn đã xuất
hiện ở thân đập. Đã có 80 vết nứt trước khi nó được đưa vào sử dụng. Mối lo lớn
hơn là sự tích lũy bùn, nếu quá nhiều bùn, nó có thể che các cửa xả nước. Đây
cũng chính là nguyên nhân đập Bản Kiều bị bể năm 1975. Ngoài ra, trọng lượng
của đập và hồ chứa nước quá lớn có thể sinh ra địa chấn, động đất.
Như vậy Tam Hiệp đã hội đủ gần như một cách khá đầy đủ những nguy cơ bị hủy diệt.
Như vậy Tam Hiệp đã hội đủ gần như một cách khá đầy đủ những nguy cơ bị hủy diệt.
Nếu Tam
Hiệp may mắn đứng vững trong mùa mưa năm nay, không ai có thể nói chắc nó còn
dịp ăn mừng sinh nhật vào mùa mưa năm sau hay không.
Một con
đập nói chung, và con đập khổng lồ như Tam Hiệp nói riêng, là một quả bom không
hẹn giờ, vì không ai có thể biết trước lúc nào tai họa sẽ ấp xuống đầu.
Quả bom
đó sẽ khiến cho cả nước Trung Quốc nín thở cho đến ngày nó kích hoạt. Khi đó
quả bom nước khổng lồ này có thể cuốn trôi nhiều thứ, có cả chính thể CS Trung
Quốc đầy tham vọng và triệt tiêu luôn những thể chế tương tự.
Thiên An (Orlando - FL)
******
Video: Toàn Cảnh Tình Hình
Đập Tam Hiệp và Những Dự Báo Đáng Tin.
No comments:
Post a Comment