Nhật
lại… hại chết dân ta!
28/05/2020
Sự
kiện Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Hải quan và Tổng
cục Thuế tạm đình chỉ công tác những cán bộ hải
quan và cán bộ thuế liên quan đến nghi án nhận hối lộ
của Công ty Tenma Việt Nam (1). Bộ trưởng Công an tuyên
bố: Sẽ phối hợp với Nhật để điều tra! Mới đây,
Tổng cục Hải quan loan báo đã tạm đình chỉ công tác
Cục trưởng Hải quan Bắc Ninh và Đội trưởng Đội
Kiểm soát của Hải quan Bắc Ninh (2),… hết sức tai hại
cho tương lai của dân ta.
***
Công
ty Tenma Việt Nam là chi nhánh của Công ty Tenma – một
doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ nhựa ở Nhật. Tenma
đột nhiên nổi như cồn cả ở Nhật lẫn ở Việt Nam
sau khi tự thú với Văn phòng Công tố Tokyo rằng đã đưa
hối lộ ở Việt Nam hai lần (3).
Lần
đầu là vào năm 2017. Sau khi nhận được thông báo phải
nộp thêm 400 tỉ đồng thuế cho khối lượng hàng hóa đã
nhập cảng vào Việt Nam, Công ty Tenma Việt Nam đã đề
nghị công ty mẹ ở Nhật hối lộ Cục Hải quan Bắc
Ninh hai tỉ để được miễn khoản này.
Lần
thứ hai là năm ngoái, Cục Thuế Bắc Ninh không cho Công
ty Tenma Việt Nam hưởng một số khoản ưu đãi, đòi nộp
thêm 17,8 tỉ đồng và Công ty Tenma Việt Nam đã xin công
ty mẹ ở Nhật cho hối lộ ba tỉ để chỉ phải nộp
chừng 530 triệu đồng.
***
Tuy
hành vi phạm tội được thực hiện tại Việt Nam nhưng
giống như nhiều quốc gia văn minh khác, Nhật xác định
đưa hối lộ ở bất kỳ đâu cũng bị truy cứu trách
nhiệm hình sự. Có thể vì thấy rằng khó mà giấu diếm,
Công ty Tenma tự thú để được khoan hồng.
Trước
đây, khi kiểm toán, Nhật đã từng phát giác hai doanh
nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực
giao thông của Nhật là PCI (Pacific Consultants International -
Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương) và JTC (Japan
Transportation Consultants – Công ty Tư vấn giao thông Nhật)
đưa hối lộ cho các viên chức Việt Nam để được chọn
làm nhà thầu tư vấn của Dự án Đại lộ Đông Tây ở
TP.HCM (4), Dự án Đường sắt đô thị số 1 ở Hà Nội
(5). Nhiều công dân Nhật có liên quan đến hai vụ đưa
hối lộ ấy đã vào tù.
Phản
ứng của Nhật (bao gồm cả phản ứng của chính quyền
– tạm ngưng cấp ODA cho Việt Nam (6) và dân chúng Nhật)
đã đẩy hệ thống chính trị và hệ thống công quyền
của “ta” đến chỗ phải xử lý những viên chức
“nhận hối lộ”.
Đó
là lần thứ nhất Nhật… hại chết dân ta! Không phải
tự nhiên mà sau đó, “ta” gia tăng vay vốn của Trung
Quốc và có khuynh hướng chỉ chọn doanh nghiệp Trung Quốc
làm nhà thầu cho các dự án, thực hiện đủ loại công
trình ở “ta”.
Dân
ta không có quyền tổ chức đấu thầu và chọn thầu nên
chẳng bao giờ có thể đồng cảm với “ta”. Sở dĩ
“ta” ưu ái các nhà thầu đến từ Trung Quốc, dù họ
nổi tiếng về sự tráo trở (bỏ thầu giá thấp để
thắng thầu, thi công nửa chừng mới đòi điều chỉnh
giá khiến suất đầu tư tăng thêm vài lần), thường
xuyên vi phạm tiến độ, cả công nghệ lẫn chất lượng
không đạt yêu cầu,... vì họ có một ưu điểm mà các
nhà thầu Nhật nói riêng, nhà thầu các quốc gia văn minh
khác nói chung không có: Chính quyền Trung Quốc không màng
tới việc các doanh nghiệp Trung Quốc có đưa hối lộ
cho thiên hạ hay không. Nhật - scandal PCI đã khai tâm, giúp
“ta” nhận ra: Muốn duy trì “lại quả” như một…
thông lệ, phải nhìn… quốc tịch để chọn… nhà thầu!
Không
phải tự nhiên mà từ cuối thập niên 2000 trở đi, nhà
thầu Trung Quốc “thắng” gần như toàn bộ các dự án,
công trình liên quan đến hạ tầng ở “ta”. Khoảng
mười năm sau scandal PCI, đầu thập niên 2010, Quốc hội
“ta” công bố một thống kê, cho biết, 90% các dự án
tổng thầu EPC (cung cấp trọn gói từ thiết kế, thiết
bị - công nghệ đến thi công) thuộc tất cả các lĩnh
vực trọng yếu ở Việt Nam được giao cho nhà thầu
Trung Quốc. Trong số này có 30 dự án được xếp vào
loại trọng điểm quốc gia. Số dự án hạ tầng trọng
yếu bị các nhà thầu Trung Quốc biến thành “xương”
vì đội vốn, vi phạm tiến độ, không bảo đảm chất
lượng như hợp đồng yêu cầu và như họ đã cam kết
cho dân ta cùng gặm từ hôm qua, hôm nay cho đến ngày mai
và xa hơn nữa cứ thế tăng dần (7).
Tuần
trước, “ta” chính thức loan báo với dân ta, 5/12 đại
dự án do Bộ Công Thương làm chủ đầu tư mà mức độ
thua lỗ tính bằng ngàn tỉ, tuy có lỗi từ các nhà thầu
Trung Quốc nhưng “ta” sẽ không kiện họ vì không thể
thắng và lỗ thêm chi phí theo đuổi vụ kiện (8)!
***
Khác
với những PCI, JTC,… Công ty Tenma không phải nhà thầu
mà là nhà đầu tư. Nếu những PCI, JTC,… từng khiến
“ta”… điều chỉnh nhận thức trong việc… chọn nhà
thầu thì scandal Công ty Tenma chắc chắn sẽ đẩy “ta”
đến chỗ “rút kinh nghiệm sâu sắc” về… lựa chọn,
ưu đãi nhà đầu tư! Chẳng phải đến bây giờ “ta”
mới biệt đãi nhà đầu tư Trung Quốc nhưng sắp tới,
sau scandal Công ty Tenma, “ta” sẽ biệt đãi nhà đầu tư
Trung Quốc nhiều hơn.
Giống
như trong tổ chức đấu thầu và chọn thầu, dân ta không
có quyền lựa chọn và quyết định ưu đãi đầu tư nên
chẳng bao giờ có thể đồng cảm với “ta” về việc
biệt đãi nhà đầu tư Trung Quốc. Những thắc mắc về
độc lập, chủ quyền khi nhà đầu tư Trung Quốc nắm
giữ hàng loạt vị trị “đắc địa” ở Việt Nam (9)
hay để cho nhiều nhà đầu tư Trung Quốc biến nhiều khu
vực mà họ đổ tiền vào thành… lãnh địa trên lãnh
thổ của ta không hợp cảnh, hợp thời vì đó là những
ý niệm quá… sang trọng với…. “ta”!
Không
chỉ cảnh báo về nhà thầu Trung Quốc, nhân loại đã
cũng như đang liên tục cảnh báo về tình trạng nhà đầu
tư Trung Quốc đưa hối lộ để trốn thuế, lũng đoạn
tiến trình soạn thảo, thực thi chính sách của nhiều
quốc gia trên thế giới (10). Dường như hoạt động của
giới đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam… tử tế hơn vì
“ta” chưa phát giác trường hợp nào thuộc loại này
để xử lý! Việc giới đầu tư Trung Quốc có thể “chọc
Trời, khuấy nước” ở “ta” chỉ vì họ khôn ngoan,
nhìn ra kẽ hở trong luật pháp của “ta” để… len,
lách (11)!
Chưa
rõ hệ thống qui phạm pháp luật ở “ta” có bao nhiêu
khe và bao nhiêu lỗ, những khe, những lỗ ấy có liên
quan gì đến dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc đã cũng
như đang ồ ạt đổ vào xứ ta hay không? Theo thống kê
mới nhất về đầu tư của ngoại quốc vào Việt Nam
trong quý một năm nay, Trung Quốc hiện đứng thứ hai (sau
Nam Hàn) về số lượng dự án đầu tư và đứng thứ ba
(sau Singapore, Nhật) về tổng vốn đầu tư vào xứ ta
(12). Giới đầu tư Trung Quốc đặc biệt hứng thú trong
việc thâu tóm các dự án bất động sản ở xứ ta (13).
Doanh
nghiệp nào đó quyết định đem vốn đổ vào xứ nào đó
thường là vì có thể giảm chi phí, hạ giá thành, gia
tăng năng lực cạnh tranh. Chuyện Công ty Tenma Việt Nam
chỉ chi hai tỉ mà tiết kiệm được 400 tỉ thuế nhập
cảng và hối lộ ba tỉ là có thể giảm khoản nợ thuế
từ 17,8 tỉ xuống còn 530 triệu chắc chắn sẽ là một
vấn đề buộc giới đầu tư ngoại quốc phải ngẫm
nghĩ. Không đưa hối lộ sẽ thiệt cả đơn lẫn kép,
đừng mơ cạnh tranh, còn thỏa hiệp thì sẽ phải đối
diện với công lý ở bản quán.
Scandal
Công ty Tenma chính là ví dụ minh họa cho cả giới đầu
tư người Nhật lẫn giới đầu tư của những quốc gia
xem “đưa hối lộ” ở bất kỳ đâu cũng là tội ác,
rằng Việt Nam là vùng đất… dữ, không những không
lành cho chim đậu mà còn chăm bẳm chờ… nhậu cả chim!
Cứ như thế thì làm sao lựa chọn nguồn vốn đầu tư
từ ngoại quốc, làm sao có thể lắc đầu với dòng vốn
từ Trung Quốc đang làm thiên hạ kinh sợ, làm sao đạt
đến cái gọi là phát triển bền vững? Ôi, Nhật! Quý
vị lại… hại chết chúng tôi!
Chú
thích
(10) https://zingnews.vn/loat-cong-ty-trung-quoc-tron-thue-hoi-lo-quan-chuc-nuoc-ngoai-post1009866.html
(11) https://plo.vn/thoi-su/hai-bo-truong-noi-ve-viec-nha-dau-tu-trung-quoc-thau-tom-dat-914632.html
No comments:
Post a Comment