Khi lính Mỹ đầy… đường!
03/04/2020
·
Trân Văn
Tuy Mỹ có hàng triệu quân nhân thuộc nhiều lực lượng khác nhau
(Hiện dịch – Active
Duty, Dự bị - Reserve, Địa phương quân –
Natiional Guard) nhưng
trong sinh hoạt xã hội, chẳng mấy khi dân Mỹ nhìn thấy lính Mỹ, trừ khi họ sống gần các căn cứ quân sự.
Để bảo vệ hình ảnh của quân nhân trong
mắt thường dân, quân đội Mỹ đặt định rất nhiều yêu cầu nghiêm ngặt khi mang quân phục, bất kể ở trong hay ngoài các căn cứ quân sự tại bất kỳ đâu. Chẳng hạn không được dùng bất kỳ vật dụng nào mà màu sắc khác với màu quân phục hoặc màu đen, kể cả dù, túi xách. Không được vừa đi vừa hút thuốc, vừa ăn uống, vừa dùng điện thoại, trò chuyện lớn tiếng, cười đùa ngả ngớn…
Do
khoác quân phục đồng nghĩa với việc phải “nhìn trước, ngó sau” để bảo vệ thể diện của quân đội, thành ra khi
có thể, quân nhân Mỹ luôn chọn thường phục. Ở Mỹ, khi dân Mỹ thấy lính Mỹ đầy đường đó chính là lúc dân Mỹ đối diện với thảm họa…
***
Ông Max
Rose, Dân biểu của Hạ viện tiểu bang New York, vừa thông báo với cử tri của ông, rằng ông sẽ tạm ngưng làm việc kể từ thứ tư tuần này (1 tháng 4) để trình diện quân đội. Ngoài việc là Dân biểu tiểu bang, Rose còn là một Đại úy của Địa phương quân New
York và đã nhận được lệnh trình diện để cùng đơn vị của ông tham
gia vào cuộc chiến chống COVID-19 của Địa phương quân New York, tại thành phố New York. Lệnh điều động Đại úy Max
Rose không xác định thời hạn phục vụ sẽ là bao lâu.
Trong
thư gửi cử tri, Rose loan báo, tuy Đại úy Max
Rose phải thi hành lệnh điều động của quân đội nhưng nhân viên của Văn phòng Dân biểu Max Rose vẫn tiếp tục tiếp nhận các ý kiến, yêu cầu của cử tri để phục vụ họ.
Rose
nói thêm, suốt tháng vừa qua, ông đã chứng kiến sự dũng cảm và hi
sinh phi thường của cả nhân viên y tế lẫn các lực lượng dân sự chuyên ứng phó với tình huống khẩn cấp để chống chọi COVID-19 ở New York. Giờ đến lượt ông thực thi nghĩa vụ của mình, góp thêm sức cho tuyến đầu. Tính đến lúc này, riêng New
York đã có khoảng
2.000 người thiệt mạng vì
COVID-19 nhưng Rose
tin, người Mỹ nói chung
và người New York nói riêng sẽ vượt qua thảm họa.
Rose
không phải là đại biểu dân cử duy nhất vừa hoạt động như một chính khách, vừa tình nguyện phục vụ quân đội. Theo Military Times,
Quốc hội liên bang
Mỹ hiện có 15 chính khách đang phục vụ hoặc trong lực lượng Địa phương quân của các tiểu bang hoặc đang thuộc quân số của lực lượng Dự bị. Thỉnh thoảng vẫn có chính khách nào đó nhận được lệnh trình diện để quay lại quân đội, thi hành những nhiệm vụ mà quân đội cần đến họ (1).
***
Tính
cho đến chiều thứ tư (1 tháng 4) đã có 17.250
Địa phương quân của 10/50 tiểu bang (California,
Connecticut, Florida, Illinois, Louisiana, Maryland, Michigan, New Jersey, New
York, Washington) và hai lãnh thổ ủy trị (Guam, Puerto Rico) được chuyển thành lực lượng Hiện dịch, đặt dưới sự chỉ huy của cả Thống đốc tiểu bang lẫn Bộ Quốc phòng
trong cuộc chiến chống COVID-19. Chưa kể 22 tiểu bang và hai lãnh thổ ủy trị khác đang chuẩn bị chuyển đổi Địa phương quân của họ sang trạng thái tương tự (2).
Chuyển đổi Địa phương quân thành lực lượng Hiện dịch (các thành viên Địa phương quân được hưởng các quyền lợi và phải thực hiện những nghĩa vụ y như quân nhân Hiện dịch) vốn chỉ áp dụng khi các đơn vị Địa phương quân được điều động tham chiến tại những chiến trường hoặc tham gia tập trận bên ngoài lãnh thổ Mỹ. Giờ, cả Lục quân lẫn Không quân cùng tiếp nhận những đơn vị Địa phương quân tương ứng để cùng ứng phó với tình trạng khẩn cấp bên trong
lãnh thổ Mỹ.
Người Mỹ đã và sẽ thấy càng ngày càng nhiều quân nhân Mỹ làm đủ thứ việc bên cạnh những nhân viên dân sự đang ở tuyến đầu: Dựng và vận hành các bệnh viện dã chiến, các trung
tâm duy
trì mạng lưới thông tin.
Tham gia xét nghiệm nhanh
– xác định những người đã bị lây nhiễm. Sử dụng cả phi cơ, lẫn quân xa vận chuyển, vận hành, sửa chữa từ những thiết bị cồng kềnh, nặng nề ((như máy phát
điện, thiết bị chiếu sáng chuyên dụng,…) nhằm gia tăng năng lực phòng chống COVID-19 đến những vật phẩm thiết yếu và phân phát chúng, kể cả phân phát thực phẩm tại những khu vực bị cô lập do nguy cơ lây nhiễm cao (3)…
Trên
lãnh thổ Mỹ, lính Mỹ đầy… đường là dấu hiệu cho thấy thảm họa đã trở thành hết sức nghiêm trọng. Tuy nhiên lính Mỹ đầy… đường cũng là một trong những biểu hiện của hy vọng: Có thêm sự tiếp sức của một nguồn vừa dồi dào nhân lực, vừa thạo việc và quan
trọng hơn cả, nguồn đó cung cấp những cá nhân tận lực như đã từng và luôn luôn sẵn sàng trả giá cao nhất để bảo vệ xứ sở và đồng bào của họ.
Chú thích
No comments:
Post a Comment