‘Hoàng yến’ đã chết
07/02/2020
Trân Văn
Bác sĩ
Li Wenliang (mà nhiều người Việt gọi là Lý Văn Lượng - sau khi phiên âm sang
Việt ngữ) đã chết. Không chỉ có nhiều triệu người Trung Quốc ngậm ngùi mà nhiều triệu người Việt cũng thế…
Duan
Dang than: Hoàng yến đã chết thật rồi! Duan xem bác sĩ Li như một con chim hoàng yến – loại chim mà những người thợ mỏ thường mang theo vào lòng đất và xem như một công cụ cảnh báo về độc khí. Hoàng yến chết chính là chuông báo động, thợ mỏ sẽ thối lui trước khi bị ngạt (1).
Li
Wenliang – một bác sĩ sống và làm việc tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc – chính là người đã cảnh báo các đồng nghiệp về sự xuất hiện của một loại dịch mới. Ai đó trong
số các đồng nghiệp của Li đã báo cáo thượng cấp. Bác sĩ Li vừa bị thượng cấp cảnh cáo, vừa bị công an
triệu tập cùng với bảy đồng nghiệp khác.
Cả tám bác sĩ ấy cùng “cúi đầu nhận tội”. Họ thừa nhận đã vi phạm pháp luật vì “phát tán những thông tin
sai lạc gây rối loạn trật tự xã hội”… Nhờ vậy, hệ thống công quyền và công an
Trung Quốc duy
trì được sự “ổn định chính trị” thêm sáu tuần nữa trước khi viêm đường hô hấp cấp do 2019 nCoV bùng phát thành dịch trên phạm vi toàn cầu.
Gần đây, một số nhân chứng của bi kịch này kể thêm với báo chí và những người sử dụng mạng xã hội ở Trung Quốc rằng, sau khi bị “cảnh cáo” và phải “cúi đầu nhận tội”, bác sĩ Li bị cấm mang các trang
bị phòng ngừa lây nhiễm để chứng minh nguy cơ 2019 nCoV có thể trở thành dịch là thấtr thiệt. Đó là lý do bác sĩ Li bị nhiễm 2019 nCoV…
Sau khi
thành phố Vũ Hán bị cô lập, 2019 nCoV lan rộng cả ở Trung Quốc và lây lan đến nhiều nơi trên thế giới, Tòa án Tối cao của Trung Quốc đã sửa sai bằng cách “khiển trách” công an “hành xử thái quá” đối với bác sĩ Li và các đồng nghiệp của anh nhưng tất cả đều đã quá muộn, kể cả với bác sĩ Li…
Hàng
triệu người Trung Quốc thẫn thờ trước tin: Li Wenliang đã qua đời lúc 21 giờ 30 phút ngày 6 tháng 2.
Phẫn nộ bùng lên. Những người Trung Quốc xưa nay xem câm nín là phương thức khôn ngoan
để tồn tại trong lòng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc giờ đòi phải có “tự do ngôn luận”…
Thế rồi có tin bác sĩ Li chưa chết và vẫn đang được một bệnh viên Vũ Hán cứu chữa bằng kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO), hay là chạy tim phổi nhân tạo… Tổng hợp nhiều nguồn tin từ báo chí và mạng xã hội ở Trung Quốc, Duan Dang tường thuật, nhiều triệu người Trung Quốc cầu mong có phép lạ nhưng nhiều triệu người khác tin rằng tin này chỉ nhằm cấp cứu cho sinh mạng chính trị của đảng cộng sản Trung Quốc vì họ chưa nghĩ ra cách đối phó với sự cuồng nộ của dân chúng…
Ngay cả những nhà báo
làm việc trong
những cơ quan truyền thông một lòng, một dạ với sự nghiệp của đảng cộng sản Trung Quốc như Trần Khánh Khánh (Hoàn Cầu Thời Báo) cũng sực tỉnh, đau xót nhận định: Bác sỹ Lý không được tự do để nói lên sự thật và không có cả tự do để… chết!”… Tuy
bác sĩ Li chính thức được xác nhận đã chết vào lúc 2 giờ 58 phút rạng sáng 7 tháng 2 nhưng có những nhà báo khẳng định: Tôi sẽ không viết bác sỹ Li chết vào rạng sáng nay
như thông báo. Ông đã chết lúc 21 giờ 30 đêm 6 tháng 2...
Theo tường thuật của Duan Dang, cật vấn của công an
Trung Quốc đối với bác sĩ Li trước đây: Anh có
thể làm việc này (phải im lặng) không? Anh
có hiểu (sẽ bị trừng phạt) không?.. – giờ được lập đi, lập lại trên mạng xã hội. Hệ thống công quyền cuống cuồng đục bỏ nhưng không thể ngăn chặn dòng thác uất hận: Mẹ! Tụi tao không hiểu!.. Tương tự, tin chính thức về việc bác sĩ Li qua
đời được loan vào lúc nửa đêm đã được phản hồi lập tức: Các người tưởng chúng tôi sẽ đi ngủ nhưng chưa đâu, chúng tôi còn thức (2)!..
***
Không
phải tự nhiên mà hàng triệu người bày tỏ sự đồng cảm với người Trung Quốc trong chuyện bác sĩ Li. Giống như nhiều người Trung Quốc, Ngọc Phương Nguyễn xem đó là một bằng chứng hùng hồn về hậu họa khôn lường do chính quyền ngu dốt và bạo ngược. Thuan
Nguyen thì nhẹ nhàng lưu ý về việc một vài quốc gia cũng đang dập dịch theo kiểu như vậy. Tuy
nhiên cũng có những
facebooker như Khanh
Le Tuan huỵch toẹt thẳng tuột: Cầu mong Việt Nam sớm nhận ra không đi theo
vết xe đã đổ này (3).
Đó
không phải là tâm sự của một nhóm người, đó là suy
nghĩ của rất nhiều người và tràn lan
trên mạng xã hội quanh chuyện bác sĩ Li,
khiến rất nhiều người băn khoăn như Tiger Chang: Liệu ta có khá hơn? Hay
quyết liệt như Tri Nguyen: Đó là
thảm họa vì bưng bít từ trên xuống dưới. Hoặc Dan Tran: Những kẻ giết bác sĩ Li và hàng trăm người khác, tạo ra nguy cơ trực diện cho hàng chục ngàn người và ảnh hưởng đến hàng tỉgười khác vẫn khôn việc gì dù lẽ ra phải xử bắn vẫn không đủ để đền tội (4)!
***
Đến giờ, một trong những ưu tiên hàng đầu của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam nhằm đối phó với dịch viêm đường hô hấp cấp do virus 2019 nCoV gây ra vẫn là “tập trung theo dõi, xử lý các trường hợp thông tin
sai sự thật về dịch bệnh Corona”. Tính
đến ngày 5 tháng 2, ,
Bộ Thông tin
- Truyền thông
và Bộ Công an đã phối hợp để triệu tập hơn 170 đối tượn yêu cầu cam kết gỡ bỏ thông tin
sai sự thật tr6n Internet. Đồng thời đang củng cố tài liệu để xử lý hình sự 41 trường hợp không hợp tác (5).
Hiện chưa rõ
facebooker Tuan Nguyen – một bác sĩ ở Đà Nẵng – có nằm trong số phải xử lý hình sự vì không hợp tác hay
không. Không ai rõ vì sao Tuan Nguyen chỉ chia sẻ trên
facebook (6) những thông tin,
nhận định kiểu như: Hết Vũ Nhôm tới Vũ Hán! Mệt thiệt. Hoặc: Theo một chuyên gia về dịch tễ học ở Đại học Harvard thì hệ số phá hoại của 2019 nCoV tương đương một thảm họa om nhiệt hạch và trong
sự nghiệp nghiên cứu của chuyên gia này ông chưa từng gặp hệ số thực tế lớn đến như vậy… Hay đùa
cợt việc hết Sở GDĐT Quảng Ngãi tới Sở GDĐT Quảng Nam cùng sai
chính tả trong
các thông báo cho học sinh
tạm nghỉ học để phòng ngừa dịch 2019 nCoV lây lan.
Bởi Sở GDĐT Quảng Ngãi hai lần viết lộn Corona thành… Cô nô
ra và… Corana, còn Sở GDĐT Quảng Nam thì biến Corona thành… Crona, nên
Tuan Nguyen mới đùa: Mới mà không mới các chủng virus này cũng nguy
hại không kém… - mà
Phòng An ninh chính trị nội bộ của Công an
thành phố Đà Nẵng lại gửi Giấy mời vì “có công
việc cần”!
Tuan
Nguyen đã chụp Giấy mời này đưa lên
facebook kèm ý kiến: Tôi thấy
mình vẫn đang làm việc, cống hiến, và chẳng có gì phải làm
việc với Công an
cả (6).
***
Ngày 30
tháng 1, khi chủ trì cuộc họp để thảo luận về phòng - chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, ông Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng Việt Nam, tuyên bố cần tiếp tục tính đến nhiều biện pháp mạnh hơn để giảm thiểu tối đa khả năng lây lan và có thể toàn dân phải đeo khẩu trang để phòng bệnh. Ông Đào
Ngọc Dung – Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội – phụ họa: Đeo khẩu trang là rất cần thiết. Dân chúng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM hoặc đông người qua lại biên giới cần làm trước và cần được trang bị khẩu trang đảm bảo chất lượng (7).
Sau khi
những ý kiến như thế được hệ thống truyền thông chính thức giới thiệu rộng rãi, giá bán khẩu trang thăng thiên, khẩu trang trở thành loại hàng hóa đặc biệt hiếm quý, nhiều cá nhân hết sức căng thẳng khi không thể mua, trữ khẩu trang giúp mình và thân nhân phòng ngừa dịch... Mới đây, hôm 5 tháng 2,
trong một cuộc họp báo về 2019 nCoV, ông Nguyễn Thành
Long, Thứ trưởng Y tế, dẫn khuyến nghị của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) để nhắc toàn dân: Không cần đeo khẩu trang y tế vì chưa có bằng chứng khoa học cho thấy có lợi ích bảo vệ với người không bị bệnh (8).
Chiếu theo cách mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam xử lý những cá nhân bị cáo buộc là thông tin
sai sự thật về dịch bệnh Corona, gây hoang
mang và rối loạn trật tự xã hội, rõ ràng Bộ Công an cần gửi Giấy mời cho cả Thủ tướng lẫn Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội đến làm việc vì “có công
việc cần”. Còn
nếu Thủ tướng lẫn Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội có thể đưa ra những thông tin,
ý kiến thiếu chính xác khiến công chúng
hoang mang thì tại sao
nhiều công dân lại bị sách nhiễu trong khi nhiều thông tin,
ý kiến của họ không sai
và họ ngay tình?
Bác sĩ Li
Wenliang không chỉ là bài học cho người Việt. Đó là một bài mà cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam nên học ngay cho thuộc.
Chú thích
No comments:
Post a Comment