Wednesday, July 3, 2019

Kinh tế Việt Nam là công cụ? - Nguyễn Xuân Nghĩa


Kinh tế Việt Nam là công cụ?
Nguyễn Xuân Nghĩa
2019-07-02

Khi thế giới theo dõi Thượng đỉnh G-20 năm nay do Nhật Bản tổ chức tại Osaka thì truyền thông Hoa Kỳ nói đến việc Việt Nam ngầm bán vào thị trường Mỹ các sản phẩm của Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ áp thuế vỉ trận thương chiến Mỹ-Hoa. Lên đường tham dự Hội nghị G-20, Tổng thống Donald Trump gay gắt cảnh báo Hà Nội về tình trạng lạm dụng này. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu từ đầu.
Quyền lợi lâu dài của Việt Nam là gì?
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa ạ. Thưa ông, sau bài báo ngày Thứ Ba 26 Tháng Sáu của tờ Wall Street Journal về việc Việt Nam đã bán cả tỷ đô la hàng Trung Quốc vào Mỹ dưới nhãn Việt Nam để lách thuế, thì trước khi lên đường dự Thượng đỉnh của Nhóm G-20 tại Osaka bên Nhật, hôm Thứ Tư 27 Tổng thống Donald Trump trả lời phỏng vấn của Maria Bartiromo trên mạng Fox Business rằng Việt Nam là một xứ lạm dụng tệ hại nhất. Sau đó, truyền thông chuyên đề như Bloomberg hay Business Insider đã tới tấp loan tin này, trong đó có cả việc cổ phiếu của Việt Nam bị sụt giá nặng. Theo dõi chuyện này, ông nghĩ thính giả của chúng ta nên chú ý tới những gì thuộc về quyền lợi lâu dài của Việt Nam?
Về vụ gian lận của một số cơ sở kinh doanh Việt Nam khi bán hàng Tầu dưới nhãn Việt vào Mỹ thì ta chẳng nên ngạc nhiên. Gian manh là nét văn hóa của những kẻ láu cá Âu Á. Hơn nữa, tôi không nghĩ là lãnh đạo Hà Nội có chủ đích lường gạt Hoa Kỳ vào hoàn cảnh này, nhưng họ là những kẻ bất lực vì... chẳng hiều gỉ cả. Những người hiểu thì biết nhục và... đi ra.
-Nguyễn Xuân Nghĩa 
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Như mọi khi, chúng ta sẽ phải tìm hiểu từ xa đến gần.
- Các phần tử ưu tú của Hoa Kỳ có thể rất giỏi về sáng tạo và kinh doanh trên một lãnh thổ được thiên nhiên ưu đãi để trở thảnh siêu cường kinh tế chưa từng có trong lịch sử. Nhưng kiến thức và kinh nghiệm về văn hóa và lịch sử của họ thì hơi mỏng nếu so với Trung Quốc. Vì mỏng, họ không hiểu Trung Quốc là một cường quốc Á Châu, nhưng đã từng bị các nền văn hóa và dị tộc khác khuất phục và thống trị trong đa số của hơn ngàn năm đã qua, kể từ đời Tống thành hình năm 960 cho tới khi nhà Đại Thanh của Mãn Châu sụp đổ năm 1911.
- Qua thời cận đại, lãnh đạo Bắc Kinh cố quên nỗi ô nhục kéo dài vì nhược điểm của Hán tộc dưới sự khuynh đảo và cai trị của các sắc tộc Kim, Liêu, Mông, Mãn mà chỉ nói tới cái họ gọi là “bách niên quốc sỉ”, trăm năm ô nhục của quốc gia, sau khi bị liệt cường sâu xé từ giữa thế kỷ 19. Tổng bí thư Tập Cận Bình cào mặt ăn vạ về trăm năm ô nhục đó và hứa hẹn Trung Quốc Mộng, nhưng không dám nêu câu hỏi về sự lụn bại trước đó của mình, và nhiều trí thức Âu-Mỹ thì cũng chẳng biết hoặc bị khiếp nhược mà không dám nêu câu hỏi tế nhị này.
Nguyên Lam: Ông có lạc đề hay không mà nói tới lịch sử sâu xa như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi phải dẫn từ xa tới gần để ta ý thức ra sự nông cạn về văn hóa chính trị của các phần tử trí thức ưu tú Hoa Kỳ ngày nay khi họ nói về trận thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc và muốn bênh vực Bắc Kinh chỉ vì quyền lợi của họ. Tôi xin đề nghị là chúng ta nên đi từng bước.
- Vì hai mặc cảm tự tôn về văn hóa rất cao mà tự ti về kỹ thuật rất lạc hậu, giới lãnh đạo Bắc Kinh thời nay muốn đi đường tắt, là tìm sự thịnh vượng bằng ăn cắp kỹ thuật của các nước đi trước sau khi mất 30 năm hoang tưởng chết người dưới thời Mao Trạch Đông, từ năm 1949 cho tới khi Đặng Tiểu Bình cải cách và khai phóng vào đầu năm 1979. Sau đấy, họ có 30 năm tăng trưởng với tốc độ cao như các nước đi trước làm thiên hạ nông cạn giật mình. Nhưng giai đoạn ấy cũng đã dứt từ cuối năm 2008 nên Bắc Kinh phải tìm ra một bước nhảy vọt khác. Thời ấy rồi, cấp lãnh đạo thuộc thế hệ thứ tư sau Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân là Hồ Cẩm Đào đã nói về kinh tế “bốn không”, là không cân đối, không phối hợp, không công bằng và không bền vững.
Nguyên Lam: Thưa ông, sau thế hệ Hồ Cẩm Đào, đến thế hệ Tập Cận Bình thì tình hình ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tập Cận Bình thừa hưởng di sản của các thế hệ trước rồi được đảng toàn trị trao tối đa quyền lực để giải quyết các vấn đề dễ hiểu vì đã từng xảy ra cho các nước khác. Là người yêu nước kiêu mạn, sau khi cầm quyền từ cuối năm 2012, họ Tập ta tưởng sẽ đưa Trung Quốc lên một đỉnh cao lịch sử.
- Về kinh tế thì sẽ vượt sản lượng Hoa Kỳ như đã vượt Nhật Bản năm 2010 sau khi tăng chi và bơm tiền từ cuối năm 2008. Họ thiếu khái niệm kế toán quốc gia nên chìm dưới núi nọ. Về kinh doanh, họ Tập đề ra chiến lược ăn cắp thiên hạ từ thế kỷ 19 là “Made in China 2025” với chủ ý xây dựng khu vực nội địa do hệ thống quốc doanh là chủ đạo, dù kém hiệu năng. Đấy là mấu chốt của trận thương chiến Mỹ-Hoa dù Bắc Kinh tránh nói đến phạm trù “Made in China 2025”. Chỉ có trí thức Mỹ mới tin điều ấy, chứ nhìn từ giác độ quyền lợi của các quốc gia thì xứ nào cũng đi học như vậy thôi. Riêng Bắc Kinh thì ngầm coi đó là quốc sách.
- Thế giới bên ngoài cứ tưởng Trung Quốc chiếm thế thượng phong trước một ông Trump ăn nói lung tung mà có lẽ chưa hiểu gì cả. Việt Nam cũng vậy nên mới ngạc nhiên...
Vì sao Việt Nam bị gieo họa?
Nguyên Lam: Chúng ta bước vào chủ đề của kỳ này. Thưa ông, vì sao Việt Nam lại bị gieo họa vì trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghiã: - Với dân số đông và nhân công rẻ, Trung Quốc đã có mức tăng trưởng cao – mà thật ra chưa phát triển vì phát triển bao hàm cả phẩm chất. Nhưng ưu thế đó không bền vì lương nhân công tăng dần mà thôn dân hay dân công từ thành thi vào thành phố cũng cạn. Vì vậy, từ năm năm trước, Trung Quốc hết là “công xưởng toàn cầu” và giới đầu tư quốc tế đã sơm tháy ra điều ây nên tim vào các quốc gia có dân số đông và nhân công rẻ thay thị trường Trung Quốc. Như Bangladesh, Myanmar, vân vân.. Việt Nam là một nước có triển vọng đó mà lãnh đạo tại Hà Nội có thể chưa nhìn ra.
Nguyên Lam: Tại sao ông lại phán đoán như vậy? Chẳng lẽ lãnh đạo Hà Nội lại không nhận thức ra sự xoay chuyển đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta phài bước qua khái niệm hay phạm trù khác, là nền kinh tế bị cầm cố, hay “captive economy”. Năm năm trước, tôi có trình bày về hiện tượng này trên diễn đàn của chúng ta, nhưng có nhắc lại cũng không thừa.
Nếu nghĩ Việt Nam nên cải cách cơ chế kinh tế để tạo lòng tin với Mỹ thì đấy là chuyện hài trong năm 2019. Quốc gia nào cũng nên và phải cần cài cách cho mục tiêu của mình trong một vài thập niên chứ không vì một quốc gia khác. Việt Nam cần kiểm lại chuỗi cung ứng và giã từ vị trí là nền kinh tế bị cầm cố của Bắc Kinh. Đòn dọa nạt của Donald Trump chỉ là mộc nhắc nhở có ích.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Khởi đi từ ý thức hệ, tử khái niệm mù mờ về "định hướng xã hội chủ nghĩa" của Hà Nội, hoặc "xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa" của Bắc Kinh, tư tưởng chỉ phản ảnh vai trò độc tài nên mới dẫn tới bất công xã hội và lệch lạc kinh tế sau một giai đoạn tăng trưởng cứ tưởng vĩnh viễn. Chuyện thứ hai là trong từng nước, ta chứng kiến nhiều hiện tượng công cụ khác biệt. Việt Nam có hiện tượng công cụ và tư bản thân tộc như bên Tầu mà truyền thông và dân chúng không thể can ngăn. Nhưng nếu công cụ tại Việt Nam đẻ ra tai họa gấy hấn với Hoa Kỳ như ta vừa thấy, thì hải chăng là công cụ Trung Quốc tại Việt Nam có nhiều cơ sở thi hành chính sách bành trướng và gian lận của Bắc Kinh?
- Sau cùng là qua nhiều Đại hội đảng của Việt Nam từ năm 1991, chỉ có đảng viên lệ thuộc vào Trung Quốc hoặc ít ra không chống Bắc Kinh thì mới có cơ hội vào Trung ương đảng rồi Bộ Chính trị. Lên tới vị trí đó, với đặc lợi trong nền kinh tế công cụ tại Việt Nam thì họ dại gì gây mâu thuẫn với quan điểm của Bắc Kinh và cãi lộn về biện pháp trả đũa của Hoa Kỳ?
Ngyên Lam: Có lẽ thính giả của chúng ta đã hiểu ra cách nêu vấn đề của kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Nguyên Lam xin đề nghị ông kết luận cho đề tài này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thứ nhất, về vụ gian lận của một số cơ sở kinh doanh Việt Nam khi bán hàng Tầu dưỡi nhãn Việt vào Mỹ thì ta chẳng nên ngạc nhiên. Gian manh là nét văn hóa của những kẻ láu cá Âu Á. Thứ hai, tôi không nghĩ là lãnh đạo Hà Nội có chủ đích lường gạt Hoa Kỳ vào hoàn cảnh này, nhưng họ là những kẻ bất lực vì... chẳng hiều gỉ cả. Những người hiểu thì biết nhục và... đi ra.
- Năm năm trước, giới đầu tư quốc tế đã sớm thấy ngày tàn của Trung Quốc như “công xướng tòan cầu” có nhân công rẻ nên đã tìm nơi khác. Một trong các nơi đó chính là Việt Nam. Nhưng nhân công rẻ còn phải có năng suất cao, là điều vượt khả năng của Kế hoạch, Công thương nghệp và nhất là Giáo dục Đào tạo.
- Bây giờ nhiều cơ sờ còn muốn lừa Mỷ mà làm cơ sở kinh doanh của Trung Quốc bán hàng vào Hoa Kỳ.
Nguên Lam: Nhận thức cuổi, ông muốn thính già của chúng ta nghi nhận là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trung Quốc là sự gian trá trường kỳ vì mặc cảm của họ.
Nếu giới thượng lưu ưu tú Tây phương còn chẳng hiểu gì mà bênh Bắc Kinh thì ta nên thấy ra và không bao giờ nên nghĩ Hoa Kỳ nắm vững chân lý.
- Thứ ba, nếu nghĩ Việt Nam nên cải cách cơ chế kinh tế để tạo lòng tin với Mỹ thì đấy là chuyện hài trong năm 2019. Quốc gia nào cũng nên và phải cần cài cách cho mục tiêu của mình trong một vài thập niên chứ không vì một quốc gia khác. Việt Nam cần kiểm lại chuỗi cung ứng và giã từ vị trí là nền kinh tế bị cầm cố của Bắc Kinh. Đòn dọa nạt của Donald Trump chỉ là mộc nhắc nhở có ích.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích tuần này.
Tin, bài liên quan


No comments:

Post a Comment