Ước vọng trở thành cường quốc an ninh mạng và thực tế
Trung Khang, RFA
2019-04-18
2019-04-18
Tại Hội thảo quốc tế
về An ninh mạng 2019 tổ chức hôm 17/4/2019 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Thông tin
và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định ‘Việt Nam có thể thành cường quốc
an ninh mạng’.
Ông Bộ trưởng Nguyễn
Mạnh Hùng cho rằng, Việt Nam có thể trở thành cường quốc an ninh mạng nhờ có
nguồn nhân lực an ninh mạng mà theo ông là loại tốt trên thế giới, cộng với
khát vọng dân tộc hùng cường và một giấc mơ lớn.
Cũng có mặt tại buổi
Hội thảo, ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ BKAV lại cho rằng
để trở thành cường quốc an ninh mạng, không những cần có nguồn lực an ninh mạng
tốt, mà còn phải có đầy đủ sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng cốt lõi để phòng
chống mã độc, dịch vụ đào tạo…
Cái đó mình chỉ nghe
thôi thì mình thấy nó không thực tế, vì công nghệ thông tin của Việt Nam hiện
nay cũng chỉ lẹt đẹt so với khu vực Đông Nam Á, huống hồ quốc tế.
-Hoàng Ngọc Diêu
-Hoàng Ngọc Diêu
Trao đổi với Đài Á
Châu Tự Do hôm 18/4, ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ BKAV nhận
định là nhận xét của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là hoàn toàn có thể thực hiện,
do chất lượng nguồn nhân lực về an ninh mạng của Việt Nam rất tốt. Ông nói:
“Ví dụ như phần mềm
Chrome mọi người đang dùng nhiều hiện nay, thì lỗ hổng đầu tiên của nó là do
các kỹ sư Việt Nam phát hiện ra. Hay năm 2008, có cuộc tấn công mạng được coi
là lớn nhất thế giới từ trước đến nay vào các website của chính phủ Mỹ và Hàn
Quốc, khi đó rất nhiều đơn vị trên toàn thế giới cùng tìm, nhưng vẫn không phát
hiện server (máy chủ) tấn công, khi họ nhờ đến Việt Nam thì chỉ trong một ngày,
các kỹ sư Việt Nam đã tìm ra server tấn công…”
Tuy nhiên, theo chuyên
gia công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu, từ Sydney, Úc thì lại cho rằng, điều
này không thực tế:
“Cái đó mình chỉ nghe
thôi thì mình thấy nó không thực tế, vì công nghệ thông tin của Việt Nam hiện
nay cũng chỉ lẹt đẹt so với khu vực Đông Nam Á, huống hồ quốc tế. Trong khi an
ninh mạng thì đâu chỉ có thiết bị công nghệ, luật an ninh mạng hay chuyên gia,
mà nó còn đòi hỏi chiến lược và khả năng có thể làm gì để bảo vệ an ninh mạng
của chính quốc gia đó.”
Theo chuyên gia Hoàng
Ngọc Diêu, nhìn chung ở Việt Nam, an ninh mạng dễ bị ngộ nhận với cyber
security là an ninh mạng của các nước. An ninh mạng ở Việt Nam là an ninh chế
độ, chứ không phải để bảo vệ quốc gia hay người dân. Thực tế luật an ninh mạng
ở Việt Nam dùng để kiểm soát người dân chứ không phải để đối phó tin tặc từ bên
ngoài.
Từ Hà Nội, khi trao
đổi với RFA, nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến nhận định:
“Tôi nghĩ cái đấy mà
Bộ trưởng Bộ Truyền thông & Thông tin là ông Hùng bên Viettel sang là người
ta chỉ nói những từ sáo ngữ thôi, tức là những từ ngữ sáo rỗng thôi. Chứ thực
chất nhìn cuộc sống đây thì thấy người ta bị hành từ những tờ giấy khai sinh
đến việc đăng ký này kia. Người ta mà làm được những việc đấy cho dân thì tôi
nghĩ đã tốt lắm rồi.”
Mặc dù Việt Nam cũng
có nhiều tinh hoa trong nguồn nhân lực công nghệ thông tin, tuy nhiên khi tham
dự buổi tọa đàm “Phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và truyền thông
trình độ cao” được tổ chức tại Hà Nội hôm 30 tháng 3 năm 2019, Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã nhìn nhận có đến 70% cử nhân công nghệ
thông tin ra trường phải đào tạo lại.
Ngoài ra, theo thống
kê của Trung tâm Ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT), trong năm 2018, đã
có hơn 9.300 vụ tấn công mạng nhắm vào các website của Việt Nam. 5 loại hình
tấn công nhiều nhất với các trang mạng Việt Nam được VNCERT đưa ra gồm: tấn
công thu thập thông tin, tấn công leo thang đặc quyền, tấn công từ chối dịch
vụ, tấn công chiếm quyền điều khiển và tấn công mã độc. Trong số này, tấn công
mã độc là nguy hiểm và phổ biến nhất trong năm 2018, đặc biệt là loại mã độc
tống tiền ransomware nhắm vào các thiết bị di động như điện thoại, máy tính
bảng… và điện toán đám mây.
Hiện nay đảm bảo an
ninh quốc gia trên không gian mạng của Việt Nam chưa đảm bảo, do trước đây
chính phủ chưa đầu tư nhiều.
-Nguyễn Tử Quảng
-Nguyễn Tử Quảng
Ông Nguyễn Tử Quảng
cho rằng, hiện nay thị trường nội địa của Việt Nam chưa đủ lớn. Nhưng cũng có
dấu hiệu tốt là gần đây chính phủ đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp an ninh
mạng Việt Nam phát triển. Cụ thể là chính phủ đang đưa ra chính sách là đầu tư
an ninh mạng cho các cơ quan của chính phủ, điều đó giúp đảm bảo an ninh quốc
gia, vì theo ông, hiện nay đảm bảo an ninh quốc gia trên không gian mạng của
Việt Nam chưa đảm bảo, do trước đây chính phủ chưa đầu tư nhiều. Bây giờ chính
phủ đầu tư thì theo ông Quảng, không những an ninh đảm bảo mà doanh nghiệp cũng
có thị trường. Có thị trường thì có doanh thu, có thể đầu tư thêm nguồn lực. Và
nếu đã tốt ở thị trường trong nước thì có thể đưa sản phẩm của mình ra thị
trường quốc tế. Và từ những điều đó Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một
cường quốc về an ninh mạnh.
Tuy nhiên chuyên gia
Hoàng Ngọc Diêu lại nghi ngờ cái gọi là “cường quốc về an ninh mạnh”:
“Theo tôi thấy, khi
dùng chữ cường quốc thì phải dùng để miêu tả một quốc gia có sức mạnh và có sự
ảnh hưởng về một vấn đề nào đó thì mới gọi là cường quốc. Còn vấn đề an ninh
mạng cho một quốc gia thì mang tính riêng lẻ và độc lập thì không thể gọi là
cường quốc được. Nên ông Hùng nói cường quốc thì dễ tạo ra ngộ nhận Việt Nam sẽ
tạo ra công nghệ, nhân lực, chuyên gia… có thể cung cấp dịch vụ an ninh mạng
cho quốc tế.”
Theo chuyên gia Hoàng
Ngọc Diêu, đây không phải chuyện một sớm một chiều, cần phải có nền tảng và cần
nhiều thế hệ, chứ không phải bất thình lình có thể nhảy đến mức như vậy được.
Ông so sánh Việt Nam với Bangalore, Ấn Độ… Theo Ông, Bangalore đã đi trước Việt
Nam nhiều thập niên, đã quan tâm đầu tư chất xám, tài nguyên rất nhiều mới có
thể đạt được như hiện nay. Còn Việt Nam theo Ông, vẫn mang tính hình thức, chưa
có gì vượt trội, do đó câu nói của ông Hùng chỉ là khuếch đại, không có tính
thật.
Năm 2018, Quốc hội
Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng gây nhiều tranh cãi. Chính phủ Việt Nam
hy vọng luật mới sẽ giúp bảo đảm an toàn an ninh mạng cho Việt Nam. Tuy nhiên,
nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng một số quy định trong luật như quy định về
nội địa hóa dữ liệu có thể tạo lỗ hổng cho các vụ xâm nhập tấn công mạng ở Việt
Nam.
Tin, bài liên quan
No comments:
Post a Comment