Thu phí người nuôi bệnh: Vô cảm và vô lý
Diễm Thi,
2019-04-16
2019-04-16
Bệnh viện Đa khoa khu
vực Thủ Đức (TP.HCM) vào ngày 10 tháng 4 buộc phải dừng thu khoản phí 30.000
đồng/ngày cho người nuôi bệnh chỉ sau một ngày thực hiện do phản ứng của người
nhà bệnh nhân.
Bệnh viện Từ Dũ cũng
thu 100.000 đồng từ người nuôi bệnh thứ hai trở đi từ nhiều năm nay ở một số
khu dịch vụ cao, hậu sản, hậu phẫu...
Ông Long, một giáo
viên ở Thủ Đức cho RFA biết suy nghĩ của ông về việc bệnh viện thu phí người
nuôi bệnh:
“Không hợp lý và vô
cảm. Bệnh viện có trách nhiệm chăm sóc cho bệnh nhân. Bệnh viện không làm tròn
trách nhiệm nên người nhà phải vô chăm sóc. Người nhà đâu có chuyên môn, đâu có
nghiệp vụ.
Về mặt nguyên tắc thu
tiền khám chữa bệnh thì phải chăm sóc cho người bệnh. Bây giờ thành cái lệ là
bác sĩ, y tá chỉ khám qua rồi người nhà bệnh nhân phải lo hết, từ chạy đi mua
thuốc, chăm sóc …
Bây giờ ‘đẻ’ thêm
chuyện thu phí người nuôi bệnh thì phải nói là tận thu của người nghèo.”
Anh Hùng, một chủ dịch
vụ giúp việc chuyên cho thuê người chăm sóc người bệnh từ Bắc tới Nam thì cho
biết anh có nghe thông tin này và anh nghĩ Bộ Y tế phải bỏ quy định này đi vì
có thu cách gì thì cũng là tiền của dân vào túi nhà nước:
Không hợp lý và vô
cảm. Bệnh viện có trách nhiệm chăm sóc cho bệnh nhân. Bệnh viện không làm tròn
trách nhiệm nên người nhà phải vô chăm sóc. Người nhà đâu có chuyên môn, đâu có
nghiệp vụ. - Ông Long
“Chủ trương bệnh viện
sẽ thu tiền người nuôi bệnh tôi nghe cách đây vài ba hôm. Tôi nghĩ chủ trương
này sẽ phải bỏ thôi vì chi phí nằm hết trong viện phí rồi. Với một bệnh nhân
nặng thì lương người nuôi bệnh là bảy triệu một tháng, một ngày hơn hai trăm.
Bây giờ đóng thêm 30.000 đồng một ngày thì thu nhập của họ lại bị giảm sút. Nếu
bắt người bệnh trả thì chi phí của họ lại tăng lên. Đằng nào thì tiền của người
dân cũng vô túi nhà nước hết.”
Các bệnh viện muốn thu
phí người nuôi bệnh và được Bộ Y tế khẳng định việc thu phí này là hợp lý trong
khi người dân cho rằng như thế là vô lý, là tận thu người nghèo.
Ông Nguyễn Viết Tiến,
Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế lên tiếng với báo Thanh Niên trong một video
clip hôm 15/4/2019 rằng “những cái gì thu hợp pháp thì vẫn là tạo điều kiện
thuận lợi và khuyến khích miễn là không sai luật. Ví dụ những người vào ở trong
bệnh viện người ta sử dụng điện, nước, vệ sinh… ảnh hưởng đến môi trường thì
phải có nhân viên của bệnh viện hoặc phải thuê người đến xử lý thì phải trả
lương cho người ta. Trả lương cho người sử dụng dịch vụ thì nguyên tắc phải trả
tiền. Nhưng vấn đề là bao nhiêu một ngày cho phù hợp.”
Theo phản ánh của
người dân trên báo chí cũng như trên mạng xã hội thì giá phòng trong bệnh viện
bị coi là quá mắc so với những khách sạn quanh đó đầy đủ tiện nghi. Không thể
nói giá phòng trong bệnh viện mắc vì có bác sĩ, y tá chăm sóc được, bởi tiền
khám chữa bệnh tính riêng, chi phí phòng riêng. Một phòng có ba, bốn giường lên
đến hơn một triệu đồng một ngày. Bây giờ tính thêm tiền chi phí điện nước cho
người nuôi bệnh thì quá vô lý.
Cô Tuyết ở quận Bình
Thạnh, hiện đang chăm sóc mẹ trong bệnh viện Từ Dũ thì cho rằng thu như vậy là
ăn tiền của dân nghèo bởi đa số những người vô bệnh viện nuôi người nhà là
người nghèo, là những người từ dưới quê lên phải sống vật vạ trong bệnh viện
với đủ thứ chi phí. Cô nói:
“Chuyện thu phí này là
hết sức vô lý vì người bệnh phải đóng tiền chữa bệnh, tiền viện phí, tiền phòng,
mà phòng thì rất mắc, tiền điện nước cũng rất mắc. Lấy thêm tiền người nuôi
bệnh thì phải nói là ăn tiền của người ta.”
Theo bảng giá phòng
của bệnh viện Từ Dũ thì giá một phòng điều trị dịch vụ là từ 1.200.000 đồng (1
giường) đến 3.500.000 đồng (7 giường).
Trong bài viết về thu
phí dịch vụ đối với người nuôi bệnh trên facebook cá nhân của mình, tiến sĩ Chu
Mộng Long cho biết ông chỉ đồng tình với điều kiện phải cổ phần hóa 100% các
bệnh viện có thu viện phí người bệnh lẫn người nuôi…; Phải đăng ký các loại
dịch vụ khám chữa bệnh, trong đó có cả dịch vụ cho người nuôi bệnh đảm bảo các
tiêu chuẩn và giá cả do nhà nước quản lý…; Các bệnh viện tự chi trả tiền quản
lý và tiền lương cho bác sĩ mà không phải ăn lương, phụ cấp của nhà nước.
Ông kết luận dịch vụ
là kinh doanh. Kinh doanh thì phải tự bỏ vốn ra. Không bỏ vốn đồng nào hoặc lấy
vốn của nhân dân để kinh doanh là ăn đến tận con giun con sán của nhân dân chứ
không phải ăn lãi!
Chuyện thu phí này là
hết sức vô lý vì người bệnh phải đóng tiền chữa bệnh, tiền viện phí, tiền
phòng, mà phòng thì rất mắc, tiền điện nước cũng rất mắc. Lấy thêm tiền người
nuôi bệnh thì phải nói là ăn tiền của người ta. - Cô Tuyết
Như vậy muốn thu tiền
của người nuôi bệnh thì phải tư nhân hóa bệnh viện. Tại hầu hết các quốc gia
trên thế giới, y tế tư nhân được huy động tham gia cung cấp dịch vụ y tế do y
tế nhà nước không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân về khám chữa bệnh.
Thống kê của Hiệp hội
bệnh viện Hoa kỳ (American Hospital Association) thì tại Mỹ có 6,210 bệnh viện
nhưng chỉ có 208 bệnh viện của nhà nước.
Còn theo số liệu thống
kê của Bộ Y tế thì Việt Nam chỉ có 219 bệnh viện tư với 15.781 giường bệnh, tức
chỉ chiếm 16% tổng số bệnh viện trong cả nước. Mặc dù Nhà nước đã có những
chính sách để thu hút vốn tư nhân đầu tư vào y tế, nhưng trên thực tế vẫn còn
nhiều ‘vật cản’ khiến y tế tư nhân trì trệ.
Theo Hiệp hội Bệnh
viện tư nhân thì hiện vẫn còn sự bất bình đẳng giữa y tế công và tư khi cơ sở
khám chữa bệnh của Nhà nước được đầu tư về đất đai, cơ sở vật chất, trang bị
nhân lực, trả lương, cấp kinh phí nghiên cứu khoa học, máy móc, thiết bị y tế…,
thì cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phải tự trang trải kinh phí cho tất cả các
lĩnh vực trên. Bên cạnh đó, bệnh viện tư nhân không được thanh toán phí điều
trị nội trú bảo hiểm y tế. Những điều này là lực cản kìm hãm sự phát triển của
y tế tư nhân.
Một vài bệnh viện công
tại Việt Nam thay đổi hình thức thu bằng cách xây những khu nhà nghỉ cho người
nhà bệnh nhân rồi cho thuê.
Ví dụ tại Bệnh viện
Chợ Rẫy, từ đầu năm 2019, khu nhà nghỉ cho người nuôi bệnh có quy mô 5 tầng với
giá giường tầng là 30.000 và 50.000 đồng, giường đơn giá từ 250.000 đồng đến
400.000 đồng.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt
đới TP HCM 2 năm qua cũng xây dựng một khu riêng cho thân nhân nuôi bệnh nhân
nằm hồi sức cấp cứu với 70 giường, có nhà vệ sinh, nơi giặt phơi, wifi miễn
phí. Bệnh viện thu 10.000 đồng mỗi người, tính vào giá viện phí.
No comments:
Post a Comment