Hạ màn hay chưa?
Ký Thiệt
Sau những đồn đoán kéo
dài cả tuần, cuối cùng thì ông Robert Mueller, tham vấn đặc biệt, cũng đã
chấm dứt cuộc điều tra kéo dài gần hai năm, hay chính xác là sáu trăm bảy mươi
lăm ngày (17.5.2017- 22.3.2019), của ông ta và gửi bản phúc trình cuối cùng
lên Bộ trưởng Tư pháp William
Barr.
Thời điểm để chuyển tập
phúc trình này chắc không phải là tình cờ khi nó xảy ra vào chiều muộn ngày thứ
sáu, 22.3.2019, lúc công sở, tư sở, các công ty, hãng xưởng, kể cả một số báo,
đã đóng cửa, nghỉ hai ngày cuối tuần. Rõ ràng là ông Robert Mueller muốn hãm
bớt sức nổ của “quả bom” mà ông ta tung ra. Nhưng liền sau đó, trên màn ảnh tất
cả các hệ thống truyền hình tại Mỹ đều loan tin giờ chót, rồi bình luận và bình
luận, rồi phỏng vấn, rồi những biến chuyển mới…về phúc trình liên tục kéo dài
suốt hai ngày thứ bảy và chủ nhật. Thủ đô nước Mỹ đã bị tràn ngập trong sự rối
loạn và tiếng ồn sau khi phúc trình của ông Mueller được loan báo.
Qua những tiết lộ đầu
tiên từ Bộ Tư pháp, người ta được biết ông Mueller đã viết trong phúc trình
rằng không có bằng chứng ông Trump, hay ban vận tranh cử của ông, đã thông
đồngvới người Nga trong cuộc bầu cử năm 2016 và cũng không có bằng chứng về
tội cản trở công lý. Do đó, sẽ không có ai bị truy tố thêm nữa.
Tin này đúng là một “quả
bom” được ném vào phe Dân Chủ trong Quốc hội đang nóng lòng chờ đợi tin mừng để
“đàn hạc” ông tổng thống. Thế này là thế nào? Tại sao lại không có bằng chứng?
Chẳng lẽ ông tham vấn đặc biệt đã ngủ quên suốt sáu trăm bảy mươi lăm ngày được
gọi là điều tra?
Trong khi ông Trump lẳng
lặng rời Tòa Bạch Ốc để đi nghỉ cuối tuần tại Mar-a-Lago, “hang ổ” của ông ta ở
Florida, thì phe Dân Chủ trong Quốc hội như sống trong cảnh dầu sôi lửa cháy.
“Chúng tôi sẽ chiến
đấu!” Dân biểu Jerrod Nadler (Dân Chủ- New York), chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện, hạ quyết tâm
như vậy khi nhấn mạnh các đồng viện đảng Dân Chủ của ông ta sẽ đòi hỏi Bộ Tư
pháp phải công bố toàn bộ phúc trình của ông Mueller.
Ngay tối thứ sáu, khi
được Bộ Tư pháp thông báo về phúc trình của ông Mueller, bà chủ tịch Hạ viện
Pelosi (Dân Chủ- California) đã cùng Nghị sĩ Schumer (Dân Chủ- New York), lãnh
tụ Khối Thiểu số tại Thượng viện, đã phổ biến một bản tuyên bố chung nói
rằng: “Cuộc điều tra của Tham vấn Đặc biệt được chú mục vào những
câu hỏi về sự thuần khiết của chính nền dân chủ của chúng ta: các quyền lực
ngoại quốc có xen lấn một cách ám muội vào những cuộc bầu cử của chúng ta hay
không, và những phương cách bất hợp pháp có được dùng để cản trở cuộc điều tra
đó hay không. Người dân Mỹ có quyền được biết sự thật.”
Bà Pelosi và ông Schumer
đòi hỏi Bộ trưởng Tư pháp Barr phải công bố phúc trình của ông Mueller trước
khi TT Trump hay biết nội dung của phúc trình ấy. Bộ trưởng Tư pháp không được
cho TT Trump, các luật sư hay các nhân viên văn phòng của ông ta bất cứ bản tóm
lược “lén lút” nào của những phát hiện hay bằng chứng trong phúc trình của tham
vấn đặc biệt. Tòa Bạch Ốc không được phép can thiệp vào những quyết định phần
nào của những phát hiện hay bằng chứng được công bố.
Một câu hỏi chính mà phe
Dân Chủ muốn tìm lời giải đáp là phải chăng ông Mueller đã có bằng chứng về
những hành động phạm pháp của ông Trump nhưng đã không buộc tội ông ta vì trái
với chính sách của Bộ Tư pháp là một tổng thống tại chức không thể bị truy tố.
Họ đòi hỏi một tin như vậy, nếu có, cần phải được công bố.
Trong một bản tuyên bố
chung, các dân biểu của sáu ủy ban Hạ viện đang tiến hành những cuộc điều tra
nối tiếp công việc của ông Mueller nói rằng: “Nếu Tham vấn Đặc biệt
Mueller có lý do để tin rằng ông tổng thống đã phạm pháp hay làm việc sai trái
nghiêm trọng thì Bộ Tư pháp có nhiệm vụ không được che đậy tin tức như vậy. Bất
cứ cái gì không phải là trong sáng hoàn toàn sẽ tạo nên những câu hỏi nghiêm
trọng rằng chính sách của Bộ Tư pháp có đang đựơc dùng như một tiền đề để che
đậy sự vi phạm luật pháp hay không.
Câu hỏi này được phe Dân
Chủ đưa ra vì lời tuyên bố mới đây của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Rod Rosenstein
rằng Bộ Tư pháp không nên tiết lộ tin tức về người mà bộ không truy tố về những
tội hình sự. Điều đó chỉ cho thấy rằng Bộ Tư pháp sẽ không công bố những cuộc
thẩm vấn, những email và những tài liệu khác liên quan tới tổng thống và các
người khác không bị truy tố, dù rằng những tin tức ấy có thể hữu dụng cho các
cuộc điều tra đang tiến hành tại Hạ viện.
Để có được toàn bộ tập
phúc trình của ông Mueller, trước tiên có lẽ phe Dân Chủ ở Hạ viện phải điều
đình với Bộ Tư pháp. Một giải pháp có thể được bộ này đề nghị là cho phép các
dân biểu được đọc tập phúc trình trong một căn phòng an ninh dành cho việc xem
xét những tài liệu mật. Nhưng Dân biểu Nadler đã bác bỏ giải pháp đó: “No,
no, no! Những tin tức thuộc loại tình báo và hoạt động tình báo không nên phổ
biến. Nhưng, tất cả những cái khác thì nên cho mọi người biết.”
Nếu những cuộc điều đình
thất bại, không đưa đến việc chuyển giao toàn bộ tập phúc trình, phe Dân Chủ sẽ
phải dùng đến biện pháp có tính cách cưỡng bách, thí dụ như xuất trát đòi ông Mueller ra điều trần trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện.
Nếu Bộ Tư pháp cưỡng
chống lại, bà Pelosi có thể phát động một trận chiến chính trị bằng cách cáo
buộc các viên chức chính quyền phạm tội khinh thị Quốc hội, một quyết định chắc
chắn sẽ đưa đến hậu quả là những phiên tòa kéo dài không biết đến bao giờ. Và,
chính quyền cũng có thể viện dẫn ưu quyền hành pháp để không công bố những tài
liệu, hồ sơ liên quan tới tổng thống.
Chiều chủ nhật,
24.3.2019, Bộ trưởng Tư pháp Barr gửi cho Quốc hội một văn thư dài bốn trang,
tóm tắt phúc trình của ông Mueller, trong đó có đoạn như sau:
“Thứ trưởng Bộ Tư pháp
Rod Rosenstein và tôi đã kết luận rằng bằng chứng được khai triển trong cuộc
điều tra của tham vấn đặc biệt không đủ để bảo rằng tổng thống đã có hành động
phạm pháp cản trở công lý. Trong khi phúc trình này không kết luận rằng tổng
thống đã phạm tội, nó cũng không giải tội cho ông.”
Nhưng, trong lúc tiếp
xúc với phóng viên báo chí ở Florida, ông Trump đã nói rằng phúc trình của ông
Mueller đã là “một sự giải tội hoàn toàn.” Ông nói thêm rằng
cuộc điều tra trong hai năm vừa qua đã gây tổn hại cho quốc gia và nói rằng
cuộc điều tra ấy đã là “một hổ thẹn khi tổng thống của các bạn đã phải
trải qua chuyện này.”
Trở về Washington, tại
Tòa Bạch Ốc hôm thứ hai, 25.3.2019, ông Trump đã khen ông Mueller là đã làm
việc một cách danh dự trong cuộc điều tra mà trước đây ông đã gọi là “cuộc
săn bắt phù thủy” (a witch hunt).
Tầm cỡ của cuộc “săn
bắt phù thủy” viển vông ấy đã được chi tiết hóa trong văn thư của ông
Barr nói trên: 19 luật sư, 40 thám tử FBI, hơn 2,800 trát đòi, 500 án lệnh khám
xét, gần 50 vụ nghe trộm điện thoại, và 500 cuộc thẩm vấn.
Không thấy nói bao nhiêu triệu đô-la tiền dân đóng thuế đã biến khỏi công quỹ.
Cuộc điều tra này đã đeo
đẳng ông Trump, gia đình ông, và những người thân cận ông trong cuộc bầu cử năm
2016, vụ bàn giao chức tổng thống và thì giờ của ông tại Tòa Bạch Ốc.
Theo bản tóm lược của
ông Barr, ông Mueller đã phát hiện có những cá nhân liên hệ với Điện Kremlin đã
làm nhiều móc nối với những người trong ban bầu cử của ông Trump nhưng ban bầu
cử không đáp lại.
Cũng có tin đồn Donald
Trump Jr., con trai ông Trump, và con rể, Jared Kushner, đã là mục tiêu của
cuộc điều tra về vai trò của họ trong việc dàn xếp một buổi họp vào năm 2016
tại Trump Tower với một luật sư người Nga mà người này hứa sẽ cung cấp chuyện
bẩn về Hillary Clinton, đối thủ của ông Trump trong cuộc tranh cử tổng
thống. Văn thư của ông Barr không cung cấp chi tiết về việc này.
Trong thư tóm lược, ông
Barr viết: “Tham vấn đặc biệt không tìm thấy ban tranh cử của ông
Trump, hay bất cứ ai quan hệ với nó, đã âm mưu hay cộng tác với chánh quyền Nga
trong nỗ lực này, mặc dù có nhiều đề nghị từ những cá nhân liên hệ với người
Nga để trợ giúp cuộc tranh cử của ông Trump.”
Văn thư của ông Barr nói
rằng ý định của ông là công bố nhiều tối đa trong phúc trình của ông Mueller
nhưng nói thêm rằng điều lệ của Bộ Tư pháp ngăn cấm công bố tin tức có hại về
những người đã không bị truy tố về một tội hình sự.
Cuộc điều tra của Tham
vấn Đặc biệt Mueller đã đưa tới những vụ khởi tố, kết tội hay nhận tội của 34
người và 3 công ty. Trong số đó có Paul Manafort, cựu chủ tịch ủy ban tranh cử
của ông tổng thống, Michael Flynn, từng là cố vấn an ninh quốc gia và Michael
Cohen, cựu luật sư của ông Trump. Không tội nào trong số này có liên hệ gì tới
vụ “thông đồng với người Nga để lèo lái cuộc bầu cử năm 2016”, mục đích chính
khi ông Robert Mueller được bổ nhiệm làm tham vấn đặc biệt..
Lên tiếng tại Tòa Bạch
Ốc ngày 25.3.2019, ông Trump đòi hỏi mở một cuộc điều tra xem tại sao lại có
cuộc điều tra vô ích và tai hại này. Ông cũng chỉ ra rằng trong khi đó “rất
nhiều người đã có hành động phản quốc chống lại đất nước chúng ta”.
Phải chăng ông Trump
muốn ám chỉ vài người trong Quốc hội, các cử viên xã hội chủ nghĩa năm 2020 và
một số người trong giới truyền thông?
Trong một email mới đây
để vận động những người ủng hộ, ông Trump đã ghi những tên: Chủ tịch Hạ viện
Nancy Pelosi, những ứng cử viên đảng Dân Chủ năm 2020 và giới truyền thông bịa
tin (Fake News Media). Ông tổng thống kêu gọi những người ủng hộ trung thành
với ông gửi tiền cho ông để chứng tỏ sự đoàn kết và nói rằng cuộc điều tra của
ông Mueller không phải chỉ nhắm vào một mình ông nhưng là một nỗ lực để hủy bỏ
kết quả cuộc bầu cử năm 2016. “Sứ mạng của họ là BỊT MỒM các bạn.”
Chiến dịch vận động cũng
phát tán một video online trong đó cho thấy những đảng viên Dân Chủ cao cấp nói
rằng họ đã thấy bằng chứng của sự thông đồng với Nga, như: Nghị sĩ Richard
Blumenthal của Connecticut, Dân biểu Adam B. Schiff của
California, chủ tịch Ủy ban Tình báo, Dân biểu Jerrold Nadler của New York, chủ
tịch Ủy ban Tư pháp, và chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân Chủ Tom Perez.
Những người ủng hộ ông
Trump coi văn thư của Bộ Tư pháp không chỉ biện minh cho ông Trump, nhưng cũng
là một cú đấm cho giới truyền thông và những kẻ tấn công, chỉ trích ông ta.
Trong suốt hơn hai năm,
phần lớn trong giới truyền thông báo chí đã liên tục nói rằng đã có một âm mưu
thông đồng với Nga và rằng chức tổng thống của ông Trump là bất hợp pháp,
không chính thống.
Ông Trump gọi giới
truyền thông loại này là “Fake News Media” cũng không
oan. Tờ New York Times đã phải đính chính tin vịt 500 lần. Washington Post cũng
sửa sai vài trăm lần, và đang bị kiện đòi bồi thường thiệt hại 250 triệu đô-la
vì loan tin thất thiệt do thành kiến và phỉ báng một học sinh 15 tuổi có đội cái
mũ lưỡi trai đỏ với chữ MAGA, tức là Make America Great Again.
Internet và truyền hình
thì tràn ngập hàng ngàn “tin tức” phỏng đoán, như website của Politico loan tin
rằng ông Trump đã bị truy tố!
Giới truyền thông này do
ngạo mạn thành ra quá ngu dốt, không biết rằng dân Mỹ đã chuyển khỏi những đài,
báo ấy từ lâu rồi, và đã chán ngấy với cái chuyện “thông đồng” từ lâu lắm rồi.
Họ quan tâm hơn tới kinh tế đang nở rộ, tới chuyện bảo vệ biên giới và duy trì
an ninh quốc gia. Họ cũng thông minh hơn những chuyên viên chính trị đã sai bét
về kết quả cuộc bầu cử năm 2016, và sẽ lại sai nữa về cuộc bầu cử năm 2020 sắp
tới.
Dù tham vấn đặc biệt
Robert Mueller đã làm phúc trình chung cuộc, nhưng chuyện “thông đồng” cũng sẽ
chưa hạ màn, ít nhất cũng tới cuộc bầu cử năm 2020.
Ký Thiệt
No comments:
Post a Comment